Kiểm tra cần bẩy và trục cần bẩy

Một phần của tài liệu Giao trinh bao duong oto (Trang 65 - 66)

CHƯƠNG V : CƠNG NGHỆ SỬA CHỮA Ơ TƠ

5.2. Sửa chữa pit-tơn g xylanh và cơ cấu phân phối khí

5.2.3.4. Kiểm tra cần bẩy và trục cần bẩy

5.2.3.5. Sửa chữa bộ truyền dẫn động cơ cấu phân phối khí

-Kiểm tra và lắp bánh răng cam: Yêu cầu độ rơ ăn khớp giữa bánh răng trục khuỷu và bánh răng cam phải đồng đều ở các vị trí ăn khớp khác nhau của chúng và không được vượt quá 0,3 mm. Việc kiểm tra độ mòn các bề mặt được thực hiện sau khi quan sát bằng mắt thường để kiểm tra hiện tượng nứt, vỡ và tróc rỗ các bề mặt răng. Có thể sử dụng các thước cặp hoặc calíp (dưỡng) đo chiều đài răng để đánh giá độ mịn

Hình 5.I-38. Lắp bộ truyền bánh răng.

-Kiểm tra, lắp bộ truyền xích: Đối với bộ truyền xích, có thể kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các chi tiết theo kinh nghiệm

khi bộ truyền ở trạng thái lắp ghép để xem có cần thay mới các chi tiềt hay chưa

Kiểm tra và lắp bộ truyền đai răng: Bộ truyền đai răng thường được dùng trong trường hợp trục cam đặt trên nắp xy lanh. Khi thay, lắp bộ truyền đai cần chú ý:

- Nâng đỡ đai nhẹ nhàng, không gập đai, không viết chữ hoặc đánh dấu trên đai vì có thể sẽ làm tăng ứng suất tập trung trên đai khi làm việc, gây hư hỏng.

- Tránh làm dính dầu, mỡ bẩn lên đai.

- Bánh đai thường khơng cứng như bánh xích nên tránh gây va đập vì có thể làm vênh bánh đai hoặc sứt mẻ mặt răng của đai.

- Không được quay ngược trục khuỷu khi bộ truyền đai đã được lắp trên động cơ vì như vậy rất dễ làm trượt đai do đó làm sai lệch pha phối khí.

-- Quay trục khuỷu đến điểm chết trên và quay trục cam đến vị trí lắp với bánh đai cam sao cho các dấu phối khí trên 2 bánh đai thẳng với các dấu tương ứng cố định trên máy hình 5.I-40 rồi lắp các bánh đai vào. Luôn

tuân thủ hướng dẫn của nhà chế tạo trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng động cơ để đặt pha phối khí cho đúng.

Một phần của tài liệu Giao trinh bao duong oto (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w