Cạnh tranh hàng nông sản của các nước trong khu vực Kinh nghiệm đối vớ

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 75 - 115)

điều bất lợi này sẽ gây ra những tác động tiêu cực tạm thời cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính trị.

Những bất lợi phân tích trên đây phần lớn do nguyên nhân chủ quan gây ra nên có thể khắc phục được trong tương lai gần nếu Việt Nam có quyết tâm và có các giải pháp kịp thời, đúng đắn. Do đó những bất lợi này có thể lại trở thành các lợi thế tiềm ẩn của hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng và cho tất cả các loại nông sản phẩm khác nói chung trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu.

IV. Cạnh tranh hàng nông sản của các nước trong khu vực - Kinh nghiệm đối với Việt Nam. đối với Việt Nam.

Vào đầu những năm 90, sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Việt Nam đã mất đi một khu vực thị trường lớn chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng từ những năm 1986 và đạt được 2.404 triệu Rúp thì bị giảm xuống chỉ còn 1970 triệu Rúp (18%). Trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới, Việt Nam phải mở rộng quan hệ với các nước, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng thị trường trong khu vực đặc biệt được chú trọng khai thác, quan hệ thương mại ngày càng được mở rộng. Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng đều tăng qua các năm. Nhưng bên cạnh đó sự cạnh tranh xuất khẩu hàng nông sản của các nước trong khu vực cũng rất mạnh mẽ. Thể hiện ở:

1. Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN.

Với sự phát triển mạnh mẽ nền ngoại thương, các nước ASEAN đang được coi là khu vực đầu tư hấp dẫn trên thế giới. Quan hệ thương mại Việt Nam với các nước ASEAN đang được cải thiện và ASEAN trở thành bạn hàng hết sức quan trọng của Việt

Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng khá đều và tỷ trọng của ASEAN trong kim ngạch xuất khẩu của ta vẫn thường ở mức trên 70%. Nhưng ta chủ yếu xuất sang Singapore chiếm khoảng 60% - 70%. Đây là thị trường tái xuất điển hình nên chưa thể khẳng định được rằng thị trường ASEAN là thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam. Riêng đối với mặt hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN giảm mạnh ở hầu hết các mặt hàng. Do các nước nhập khẩu nông sản của ta lớn như Indonesia, Philippins đều gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên về lâu dài đây vẫn là thị trường tiêu thụ nông sản lớn của nước ta.

Biểu 14: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang ASEAN

Đơn vị: Triệu USD

Năm 1999 Năm 2000

Lượng (Tấn) Giá trị Lượng (Tấn) Giá trị

Mặt hàng chủ yếu Gạo Cao su Cà phê Chè Hạt điều 2.557.500 71.367 79.699 1.810 64 569,6 38,5 96,3 1,7 0,3 1.322.509 37.252 77.247 3.730 142 233,2 18,6 58,3 2,95 0,76

Cạnh tranh nông sản của Việt Nam với các nước ASEAN diễn ra chủ yếu là do cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự nhau. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ta thì các nước ASEAN cũng rất mạnh mẽ về xuất khẩu mặt hàng đó. Bên cạnh đó các nước trong khu vực lại hơn hẳn ta về trình độ khoa học công nghệ, tổ chức quản lý... Do

vậy các mặt hàng xuất khẩu của các nước ASEAN khác thường có hiệu quả hơn của ta. Cụ thể như Thái Lan là đối thủ mạnh nhất trong xuất khẩu nông sản ở khu vực. Thái Lan đã đạt được những thành tựu rất lớn ta hãy xem xét kinh nghiệm của Thái Lan..

Cách đây khoảng 30 năm, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng hiện nay là một nước có mức phát triển tương đối khá trong khu vực, có mức bình quân thu nhập đầu người gấp 2,5 lần nước ta. Sự phát triển vượt bậc đó nhờ vào chính sách đổi mới của Thái Lan, theo quan điểm nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước, chính phủ đã chấp nhận những biện pháp đặc biệt để giải quyết tình hình tụt hậu của đất nước. Phát huy lợi thế sẵn có, Thái Lan phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường, đồng thời vừa khuyến khích nông dân vừa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị nông sản và hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, thị trường được mở rộng. Do vậy, tiềm năng trong nông nghiệp được khai thác và phát huy triệt để. Sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong một thời gian rất ngắn những năm 70, Thái Lan là một nước xuất khẩu gạo, sắn, cao su, mía, đường thuộc vào những nước hàng đầu thế giới. Hiện nay, nông sản Thái Lan đã có uy tín và đang được tiêu thụ trên 100 nước khắp các châu lục trên thế giới.

Có được sự thành công của chiến lược xuất khẩu nông sản phải kể đến sự đóng góp to lớn của phát triển công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, vì thế nông sản Thái Lan có sức cạnh tranh cao và khá ổn định. Ngoài ra, có sự hỗ trợ của nhà nước bằng các biện pháp quản lý vĩ mô, như cố gắng ổn định giá vật tư, cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp... Điều này thể hiện rất rõ trong xuất khẩu lúa gạo Thái Lan. Mặc dù sản lượng sản xuất gạo của Thái Lan thấp hơn nước ta (Thái Lan khoảng 22 triệu tấn, Việt Nam là 32 triệu tấn). Nhưng khối lượng xuất khẩu của Thái Lan lại lớn hơn (Thái Lan xuất khẩu được gần 6 triệu trong khi đó Việt Nam chỉ xuất được 4 triệu). Điều đó đã dẫn đến kim ngạch của ta chỉ bằng 50 - 60% kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan. Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Thái Lan đó là tỷ lệ gạo có chất lượng cao tương đối lớn phù hợp với yêu cầu của thế giới, được tiêu thụ vào các thị trường giàu có như EU, Đông Âu, Trung Đông... Do đó thu được giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hơn. Hơn nữa khâu chế biến

nông sản của Thái Lan được đầu tư đồng bộ như Thái Lan rất coi trọng đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải, kỹ thuật đóng gói hiện đại và đặc biệt thoả mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng của EU, Mỹ, Nhật đặt ra ở các thị trường phát triển.

Cùng với những hoạt động trên, Chính phủ Thái Lan còn có những biện pháp khuyến khích xuất khẩu gạo như: Bỏ chế độ hạn ngạch, không thu thuế xuất khẩu, nhà xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức nếu có; tạo tín dụng thuận tiện cho các nhà kinh doanh hiện nay được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Khi cần thiết được chính phủ hỗ trợ việc xuất khẩu, định hướng thị trường chủ yếu can thiệp để ký những hợp đồng lớn. Với những chính sách hỗ trợ cần thiết cho các ngành sản xuất nông sản, Thái Lan đã nâng cao được khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường quốc tế.

Chính vì các nước ASEAN rất mạnh về xuất khẩu nông sản mà chúng ta cần khai thác về giá nhân công rẻ, phát huy những lợi thế, vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm trung chuyển hàng hóa Singapore, gần hệ thống đường bộ và đường sắt xuyên á và chế độ ưu đãi thuế quan trong nội bộ các nước trong khu vực để tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vào thị trường ASEAN, cần cố gắng giảm tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường trung gian vươn tới tiêu thụ ở các thị trường tiêu thụ trực tiếp với mục đích tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho từng mặt hàng và đạt hiệu quả xuất khẩu cao.

2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong xuất khẩu nông sản:

Từ kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản cho thấy, việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của các nước, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản đều dựa vào các yếu tố cơ bản sau: Chính sách, khoa học công nghệ, vốn đầu tư và thị trường. Trong đó yếu tố chính sách có ý nghĩa quyết định nhất tạo nên những động lực và xung lực cho sự phát triển và nâng cao vị thế của hàng nông sản xuất khẩu. Ta có thể rút ra một số bài học bổ ích sau:

Thứ nhất, Thành công của các nước trước hết là ở chỗ đã xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm điểm khởi đầu để phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, chính phủ kiên trì theo đuổi chiến lược đó. Tập trung nỗ lực cho phát triển nông nghiệp để đào tạo và đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện

chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu là chủ yếu.

Thứ hai, Duy trì và phát triển quan hệ thương mại quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng động tìm kiếm thị trường, biết cách đáp ứng nhanh chóng thị hiếu của khách hàng. Tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị, phát triển các kênh tiêu thụ - xuất khẩu, coi trọng chữ tín để mở rộng và tạo lập thị trường mới.

Thứ ba, Đầu tư kịp thời và đồng bộ công nghệ chế biến, nâng cao cahất lượng sản phẩm và hạ giá thành, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu của thị trường thế giới về hình thức, chất lượng của hàng hóa nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Thứ tư, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển nhanh chóng các ngành hàng sản phẩm công nghệ cao, đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến thoả mãn những yêu cầu của người tiêu dùng và những tiêu chuẩn của những thị trường có sức mua cao.

Thứ năm, Phối hợp đồng bộ các chính sách và giải pháp để đạt mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định, đối với các nông sản xuất khẩu các nước bước đầu đều có chính sách bảo hộ và các chương trình hỗ trợ đặc biệt để tạo dựng ngành xuất khẩu. Đây là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công trong việc nâng cao vị thế nông sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đó là năm bài học tổng quát rút ra từ việc nghiên cứu xuất khẩu nông sản của các nước có điều kiện gần giống với Việt Nam. Các kinh nghiệm trên có tính gợi mở rất bổ ích đối với Việt Nam trong quá trình hoạch định chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Với những lợi thế và điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên, Việt Nam có ưu thế trong xuất khẩu nông sản, nhất là đối với nông sản tươi sống. Tuy nhiên, đối với sản phẩm chế biến, sức cạnh tranh yếu hơn so với các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước trong khối ASEAN. Do vậy, phải biết đón đầu, đi tắt và lựa chọn những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm của thế giới, để áp dụng vào sản xuất - chế biến nông sản ở nước ta, có thể thoả mãn được nhiều tiêu chuẩn của các thị trường có sức cạnh tranh cao và từ đó thị trường xuất khẩu sẽ được ổn định và mở rộng hơn nữa.

* Từ việc phân tích khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của ta có thể tổng hợp khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế xã hội môi trường, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như bảng sau (Biểu 15).

Biểu 15: Ngành hàng Khả năng cạnh tranh Hiệu quả XH môi trường Mục tiêu giải pháp Biện pháp bảo vệ chiến lược cạnh tranh 1. Cà phê Cao - Tạo việc làm - Tăng thu nhập cho nông dân

- Tăng chất lượng chế biến - Đa dạng hóa sản phẩm chế biến - Không bảo hộ cà phê hạt - Bảo hộ cà phê chế biến 2. Điều Cao

- Xóa đói giảm nghèo

- Cải thiện môi trường

- ổn định sản lượng - Tăng năng suất nguyên liệu - Không bảo hộ hạt và sản phẩm chế biến - Phát triển sản xuất nguyên liệu 3. Gạo Cao - An ninh lương thực

- Cải thiện môi trường - Tăng chất lượng - Duy trì an ninh lương thực - Bảo hộ sản phẩm chế biến, chuyển dần từ quản lý hạn ngạch sang quản lý bằng thuế. 4. Cao su Trung bình yếu

Cải thiện môi trường

Tăng hiệu quả sản xuất

- Chế biến sâu đa dạng hóa sản phẩm

- Không bảo hộ sản phẩm thô

- Bảo hộ tăng theo mức chế biến sâu sản phẩm.

5. Chè Trung bình

- Xóa đói giảm nghèo

- Cải thiện môi

- Tăng hiệu quả sản xuất

- Đa dạng hóa và

- Không bảo hộ sản phẩm thô

trường, cải tạo đất

chế biến sâu mức chế biến sâu sản phẩm.

Nguồn: Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tóm lại, xét về tổng thể, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và có những lợi thế cần được khai thác, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi. Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau đòi hỏi phải được xử lý một cách dứt điểm, đồng bộ và toàn diện.

Nền nông nghiệp Việt Nam với những nỗ lực của mình đang trên đà phát triển và hoà nhập vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhiên tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng nông sản thế giới. Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức độ đáp ứng của sản xuất - xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao khả năng sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu của Việt Nam, trước hết có thể tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ yếu có nhiều lợi thế nhất.

Chương III

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam I. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam

1. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng phát huy lợi thế so sánh của các vùng

Trước hết cần tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, phát triển sản xuất lúa gạo đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, ổn định lượng gạo xuất khẩu.

- Việt Nam chỉ nên duy trì diện tích để sản xuất ra một lượng lúa gạo nói riêng và lương thực nói chung ở mức đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giữ vững mức ổn định lượng gạo xuất khẩu trong khoảng 3,5 - 4,0 triệu tấn mỗi năm. Duy trì khoảng 4 triệu ha đất lúa được tưới đảm bảo sản xuất đạt 40 triệu tấn thóc/năm, tiêu dùng trong nước khoảng 80% còn lại 20% dành cho xuất khẩu. Chuyển mạnh những diện tích trồng

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 75 - 115)