Giải pháp về tổ chức quản lý lưu thông:

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 103 - 107)

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị

3. Giải pháp về tổ chức quản lý lưu thông:

Có thể nói, trong các giải pháp trên thì giải pháp này được người sản xuất kinh doanh cũng như nhà nước quan tâm nhất. Vì giải pháp này trả lời được câu hỏi tiêu thụ nông sản bằng cách nào và như thế nào để có hiệu quả nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất (nhất là ở thị trường nước ngoài). Trong khi ở nước ta, khâu này còn rất nhiều bất cập. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

3.1 Tổ chức mạng lưới thu mua đồng bộ:

Trong thời gian qua, việc tổ chức mạng lưới thu mua chưa tốt dẫn đến tình trạng hàng hóa nông sản tuy chưa nhiều, nhưng đã có hiện tượng ứ đọng. Với số nông sản này, trừ phần tiêu dùng tại chỗ, số còn lại cần xuất khẩu là rất lớn, song hệ thống thương mại dịch vụ làm chức năng thu mua nông sản còn rất nhiều yếu kém cả về tổ chức và phương thức hoạt động. Cho đến nay, việc thu mua nông sản chủ yếu chỉ do hai lực lượng tham gia: Thương nghiệp nhà nước và thương nghiệp tư nhân, còn thương nghiệp Hợp tác xã hầu như chưa có vai trò gì đáng kể. Thương nghiệp nhà nước mới chỉ tập trung vào mua nông sản, chưa tổ chức được mạng lưới rộng khắp các cửa hàng, trạm thu mua trực tiếp quan hệ với nông dân mà chủ yếu là mua nông sản xuất khẩu qua mạng lưới thương nghiệp tư nhân. Phần nông sản xuất khẩu bằng hợp đồng trực tiếp ký kết giữa Việt Nam với các công ty thì ít, phần thông qua các công ty môi giới thì nhiều. Nông dân bị thua thiệt, nhà nước cũng không có lợi. Do đó, cần phải tổ chức mạng lưới thu mua hàng nông sản có hệ thống và đồng bộ.

Trước hết, cần đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của thương nghiệp nhà nước với mục tiêu phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của nó trong quá trình phát triển tiêu thụ thị trường nông sản như tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, định hướng các sản phẩm chính, hướng dẫn và ký kết hợp đồng với người sản xuất, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm đến tận địa phương. Cần nhanh chóng củng cố các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp, trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu. Đối với bộ phận nội thương, cần củng cố và phát triển mạng lưới các cửa hàng kinh doanh tổng hợp ở các chợ, cụm thương mại dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cư. Về phương thức hoạt động, cần kết hợp mua bán theo chuyên doanh, thực hiện bán buôn, mua sỉ là chủ yếu, tăng cường hoạt động tiếp thị, giảm tỷ trọng xuất khẩu qua khách hàng và thị trường trung gian, tăng tỷ trọng xuất khẩu nông sản theo điều kiện CIF để nông dân có lợi hơn. Đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tham gia hội chợ... để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, các nhà buôn, các chính phủ nhằm tăng doanh số, tăng khối lượng sản phẩm bán ra ngoài.

Tiếp đến, đối với thương nghiệp hợp tác xã, cần làm cho loại hình này trở thành chỗ dựa, trợ thủ đắc lực của nông dân, là lực lượng nòng cốt để thương nghiệp nhà nước định hướng thị trường tiêu thụ. Phát triển hợp tác xã tiêu thụ dưới nhiều hình thức, hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng thu mua hàng hóa nông sản cho nông dân. Về phương thức tổ chức tiêu thụ nông sản, thương nghiệp hợp tác xã cần thực hiện bằng cách thu mua bảo quản, dự trữ và bán nông sản qua mạng lưới tiêu thụ nông sản quốc gia và quốc tế. Về phương thức hoạt động của hợp tác xã, trước hết cần phải phối hợp cùng vận chuyển với mục đích là giảm chi phí vận chuyển thông qua việc mở rộng quy mô vận chuyển. Thương nghiệp hợp tác xã làm dịch vụ vận chuyển còn hàng hóa và thoả thuận mua bán do cá nhân xã viên thực hiện. Sau đó, phối hợp lựa chọn hàng nhằm tăng khả năng giao dịch nhờ giao hàng với số lượng lớn. Các mặt hàng được chọn lựa theo tiêu chuẩn chung, theo một chuẩn chất lượng. Bước cuối cùng là phối hợp thu mua, hợp tác xã làm toàn bộ dịch vụ thu mua, quyết định nơi bán, lượng bán, thời hạn giao hàng.

3.2 Quy định đầu mối xuất khẩu trung gian cho mặt hàng nông sản.

Hiện nay trong nước có quá nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xuất khẩu một ngành hàng, một mặt hàng nhưng không có sự hình thành rõ quan hệ ngành hàng, thiếu sự hướng dẫn, điều hành, phân công và sự phối kết hợp trong hoạt động kinh doanh đã dẫn đến tình trạng lộn xộn trên thị trường mỗi khi có nhu cầu hàng xuất khẩu mạnh ai nấy làm. Hậu quả gây ra là giá mua trong nước bị đẩy lên cao và giá bán ở thị trường nước ngoài bị đẩy xuống, gây thiệt hại lớn tới lợi ích xã hội và người sản xuất. Do đó, thành lập các hiệp hội, ngành hàng cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu cần phải được nghiên cứu. Việc thành lập này nhằm mục đích đưa hoạt động xuất khẩu nông sản về một mối, thống nhất được giá mua, giá bán, tránh được những bất lợi, thua thiệt không đáng có đồng thời sẽ giúp cho Nhà nước dễ kiểm tra, giám sát được tiêu chuẩn hàng hóa trước khi xuất khẩu.

Trong khi đó, ở thị trường nước ngoài, kênh phân phối các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh vẫn chưa cung cấp được đến tận tay người tiêu dùng, chủ yếu xuất khẩu qua các hãng buôn nước ngoài. Các hãng này mua sản phẩm của Việt Nam về chế biến lại và gắn các nhãn mác khác nhau sau đó đem tiêu thụ tại

chính thị trường đó hoặc xuất sang các nước thứ ba. Chính vì vậy mà hình ảnh về sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới còn chiếm con số rất nhỏ bé. Do đó, Việt Nam cần thiết lập hệ thống kênh phân phối trực tiếp, rộng khắp với các nước, hạn chế xuất khẩu qua trung gian. Muốn vậy, Việt Nam cần phải nghiên cứu để thuê được những gian hàng trưng bầy bán sản phẩm của Việt Nam có vị trí thuận lợi, xây dựng các kho ngoại quan để lưu trữ hàng hóa, đào tạo một đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi, có thái độ tận tình với khách hàng. Đồng thời, Việt Nam cũng cần nhanh chóng tiếp cận, tham gia vào các kênh phân phối khác như các công ty chuyên doanh nước ngoài, các công ty siêu thị, các công ty bán lẻ được tổ chức rộng khắp ở thị trường nước ngoài, các cửa hàng bán lẻ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Có như vậy, nông sản của Việt Nam mới chen chân được vào các thị trường cuối cùng, tránh sự lệ thuộc vào các thị trường trung gian.

3.3 áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu.

Trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hóa - dịch vụ xuất khẩu phù hợp với đòi hỏi của từng thị trường về các loại nông sản, mọi nông sản hàng hóa trước khi xuất khẩu phải được kiểm tra chất lượng chặt chẽ theo những quy định đó. Thông qua biện pháp này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quan tâm hơn nữa đến công nghệ (đặc biệt là công nghệ sạch) từ khâu sản xuất - chế biến - bảo quản - vận chuyển - xuất khẩu nhằm vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, vừa tăng uy tín trên thị trường quốc tế của hàng hóa Việt Nam.

Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hàng nông sản theo tiêu chuẩn của HACCP và ISO là một trong những biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Chất lượng hàng hóa là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, một hệ thống hay một quá trình sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. Nhu cầu tiêu dùng luôn luôn thay đổi, do vậy chất lượng cũng phải thay đổi theo cho phù hợp cả về thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.

HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point - Phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu) là hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm dựa trên việc

xác định những điểm nhạy cảm nhất (nơi ô nhiễm nguy hại có thể xảy ra) và kiểm tra chặt chẽ từng bước của quá trình sản xuất, kịp thời đưa ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm thiểu được nguy hại hay ô nhiễm.

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành nhằm đưa ra những yêu cầu, nội dung và những hướng dẫn cần thiết để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho cả một tổ chức như: Chính sách và chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo nhân lực. Việc đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hóa là trách nhiệm của doanh nghiệp và người sản xuất, nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bằng cơ chế chính sách và tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Do vậy doanh nghiệp phải thật sự chủ động về vấn đề này.

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)