Mặt hàng thủy sản:

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 62 - 63)

II. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường

6.Mặt hàng thủy sản:

Tại Việt Nam, sản phẩm thủy sản được sản xuất theo hai dạng: Đánh bắt và nuôi trồng. Năm 2000 sản lượng đánh bắt đạt 1,62 triệu tấn, nuôi trồng là 0,53 triệu tấn. Sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua tăng liên tục ở tất cả các mặt hàng, trên tất cả các thị trường. Tổng khối lượng xuất khẩu hàng thủy sản (chính ngạch) tăng từ 127.000 tấn năm 1995 lên gần 300.000 tấn năm 2000 đưa tổng kim ngạch xuất khẩu từ 621 triệu USD năm 1995 lên đến 1475 triệu USD năm 2000. Năm 2001 đã đạt 1,8 tỷ USD. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam chủ yếu là: Tôm đông lạnh (49%), cá đông lạnh (12%), hàng khô (12%), nhuyễn thể đông lạnh (8%)... Bạn hàng chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản (chiếm 35%), Mỹ (23%), Trung Quốc (16%) các thị trường khác là châu á (8%), EU là 4%.

Hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao do điều kiện của ta khá thuận lợi, bờ biển dài, điều kiện khí hậu ấm áp cho phép nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Cả nước có 186 nhà máy, 21 dây chuyền I và Q, 14 máy đóng túi chân không, tổng công suất là 885 tấn/ngày. Công suất chế biến là 200.000 tấn/năm, trung bình là 1075 tấn/nhà máy. Các cơ sở chế biến thủy hải sản này đã được đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống kho đông lạnh đã từng bước được xây dựng thêm, nâng cao năng lực bảo quản, lưu trữ sản phẩm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thực tế về số lượng và cả về chất lượng của ngành thủy sản hiện nay,

Qua nghiên cứu số liệu thực tế thấy rằng: Ngành khai thác thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng đang “tiềm ẩn mối nguy cơ giảm sút trong tương lai”, biểu hiện bởi các dấu hiệu sau:

- Từ năm 1991 đến năm 2000, tức là sau 10 năm hoạt động, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam tăng gấp 5,2 lần (từ 285,4 triệu USD lên đến 1475 triệu USD) đến năm 2001 đã tăng 6,3 lần. Trong khi đó sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng chỉ tăng 2,2 lần (0,97 triệu tấn lên 2,2 triệu tấn). Tình trạng này đã làm cho tình hình

nguyên liệu tại Việt Nam ngày càng trở nên căng thẳng khan hiếm, giá nguyên liệu tại Việt Nam ngày càng tăng và khá cao so với các nước trong khu vực. Đây là yếu tố đầu tiên có thể đưa đến tốc dộ tăng trưởng chậm dần của ngành thủy sản xuất khẩu.

- Toàn bộ các nhà máy chế biến thủy sản của ta đều dựa vào nguồn nguyên liệu khai thác tự nhiên nên việc cung ứng lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, vào tính thời vụ của hải sản nhiệt đới. Mặt khác do phương pháp khai thác lạc hậu, manh mún nên chất lượng nguyên liệu không cao và không ổn định.

- Thị trường xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam chủ yếu là các nước châu á (trên 60%). Sự phụ thuộc quá mạnh vào một thị trường nào đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản nếu như nhu cầu của thị trường này biến động. Nếu không có biện pháp đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu thị trường thì đây cũng là một trong các yếu tố có khả năng kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản nước ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 62 - 63)