Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở phát

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 82 - 86)

I. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt

1.Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở phát

phát huy lợi thế so sánh của các vùng

Trước hết cần tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, phát triển sản xuất lúa gạo đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, ổn định lượng gạo xuất khẩu.

- Việt Nam chỉ nên duy trì diện tích để sản xuất ra một lượng lúa gạo nói riêng và lương thực nói chung ở mức đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giữ vững mức ổn định lượng gạo xuất khẩu trong khoảng 3,5 - 4,0 triệu tấn mỗi năm. Duy trì khoảng 4 triệu ha đất lúa được tưới đảm bảo sản xuất đạt 40 triệu tấn thóc/năm, tiêu dùng trong nước khoảng 80% còn lại 20% dành cho xuất khẩu. Chuyển mạnh những diện tích trồng lúa bấp bênh, thường xuyên úng hạn, nhiễm phèn mặn nặng... sang sản xuất những sản phẩm nông nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm rau quả, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Dự kiến trong vài năm tới sẽ giảm khoảng 400 - 500 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa có năng suất thấp, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 150 ngàn ha lúa năng suất thấp, vùng Duyên Hải miền Trung 100 ngàn ha lúa luôn bị úng sang nuôi trồng thủy sản, vùng Tây Nguyên giảm khoảng 25.000 ha, vùng đồng bằng sông Hồng 80.000 - 100.000 ha và vùng núi phía Bắc khoảng gần 50 ngàn ha.

Các hình thức chuyển đổi đất lúa không chắc ăn hoặc hiệu quả thấp sang sản xuất các loại nông sản khác theo mô hình sau:

1. Mô hình lúa - cá, chuyên cá, hoặc nuôi trồng thủy sản ở đất trồng lúa hiệu quả thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Mô hình trồng dâu nuôi tằm ở nơi đất vàn cao khó tưới, đất bãi ven sông vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và ở Lâm Đồng, Tây Nguyên.

3. Mô hình trồng bông, đậu tương, lạc, cây ăn quả ở đất vàn cao vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

4. Mô hình trồng rau sạch, rau cao cấp, trồng hoa cây cảnh ở vùng ven các đô thị lớn.

Chuyển đổi số diện tích hoa màu lương thực hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại sản phẩm khác như: lạc, đậu tương, cây ăn quả như nhãn, vải, cam, quýt, dứa, xoài...

- Đầu tư mạnh cho nghiên cứu, lai tạo tuyển chọn ra các giống lúa có chất lượng gạo tốt hơn vừa để đảm bảo cho tiêu dùng gạo chất lượng cao trong nước khi mức sống của dân cư tăng lên, vừa tăng tỷ lệ gạo chất lượng cao cho xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu cao hơn.

Theo xu hướng này sẽ có sự thay đổi về cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam từ gạo chất lượng thấp, trung bình sang loại gạo chất lượng cao, thay đổi về cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo từ các nước ASEAN là chủ yếu sang các nước NICs, Nhật Bản, EU với mức giá xuất khẩu tăng dần lên tương ứng với giá xuất khẩu của Thái Lan.

Thứ hai, phát triển các loại nông sản có lợi thế so sánh và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng mạnh ra xuất khẩu.

Những ngành sản xuất chính mà nước ta có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới là: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chè, hồ tiêu, rau quả, thủy sản.

- Về xuất khẩu gạo:

Do nhu cầu thế giới tương đối ổn định, khoảng trên 20 triệu tấn/năm, nhiều nước nhập khẩu nay chú trọng an ninh lương thực, thâm canh tăng năng suất cây trồng, gia tăng bảo hộ, giảm nhập khẩu. Trong hoàn cảnh đó dự kiến trong thời gian tới, ta chỉ nên ổn định lượng gạo xuất khẩu hàng năm từ 3,5 - 4 triệu tấn đạt từ 1,0 - 1,2 tỷ USD (vì giá bình quân giai đoạn đầu còn thấp từ 280 - 300 USD/tấn), giai đoạn sau từ 2005 - 2010 giá gạo có thể tăng lên đến 350 - 380 USD/tấn thì lượng kim ngạch xuất khẩu gạo của ta có thể đạt đến 1,5 tỷ USD.

- Về cà phê: ổn định diện tích kinh doanh cà phê từ 400 - 420 ngàn ha với 80% là cà phê vối và 20% cà phê chè, sản lượng dự kiến đạt là 650 -700 ngàn tấn cà phê nhân

có chất lượng tốt, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,0 tỷ USD vào năm 2010. Số diện tích còn lại (khoảng 150.000 ha) chuyển sang trồng điều, bông, trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả...

Trước mắt tập trung đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê đã có, chặt phá các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp với chu kỳ kinh doanh 20 năm, cắt giảm số diện tích cà phê mới trồng ở những nơi thiếu nước, không thâm canh, trồng mới đủ diện tích cà phê chè ở những nơi có đủ điều kiện thích hợp (80- 100 ngàn ha) nhằm cân đối diện tích giữa hai loại cà phê này.

- Về cao su: Dự báo cầu cao su tự nhiên trên thế giới không sáng sủa lắm trong thời gian tới, mặt khác cao su Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, xu hướng trong thời gian tới tập trung vào việc ổn định diện tích cao su đã có ở mức 350.000 ha, tăng tỷ trọng diện tích kinh doanh từ 52% năm 2000 lên 55% năm 2005 và 58% năm 2010. Nâng cao năng suất cao su và đảm bảo đủ mật độ cây trên 1 đơn vị diện tích, tích cực giao khoán vườn cây cho hộ gia đình công nhân viên, khuyến khích phát triển cây cao su tiểu điền nhằm tăng mức đầu tư thâm canh và nâng cao năng suất mủ cao su. Dự báo lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ đạt từ 300 -350 ngàn tấn/năm, đạt khoảng 400 triệu USD.

- Cây điều: Biện pháp quan trọng hàng đầu ở sản xuất và tiêu thụ điều Việt Nam là cải tạo toàn bộ giống điều, tăng đầu tư thâm canh để tăng năng suất và chất lượng nhân điều xuất khẩu. Mở rộng diện tích điều ở những nơi có điều kiện, ổn định diện tích ở mức 300.000 ha. Dự kiến xuất khẩu sẽ đạt khoảng 50.000 tấn năm 2005 và 100.000 tấn năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 300 triệu - 500 triệu USD.

- Cây chè: Mở rộng diện tích chè có năng suất cao ổn định ở mức đạt 100.000 ha. Cải tạo và thay thế toàn bộ giống chè cũ năng suất thấp bằng các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất với quy trình kỹ thuật chè sạch. Dự kiến xuất khẩu khoảng 80 - 100 ngàn tấn đạt kim ngạch xuất khẩu là 150 triệu USD.

- Rau quả: phát triển mạnh các loại rau quả cao cấp và đặc sản dành cho xuất khẩu ở các thị trường Liên Xô cũ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Cải tạo giống cũ, sản xuất theo quy trình rau quả sạch. Trước hết tập trung vào các cây sau: Hồ tiêu, rau gia vị, dứa, xoài, vải, nhãn, cam, rau vụ đông khác. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt

Nam trong 5 - 10 năm tới sẽ đạt khoảng 400 - 500 triệu USD. Hiện tại khả năng cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam còn kém, nhưng có tác dụng tạo thêm việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân.

- Về thịt xuất khẩu: Hiện nay sản lượng thịt xuất khẩu của nước ta còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm 0,7% của thế giới), chất lượng còn kém xa so với nhu cầu trên thị trường thế giới. Muốn gia tăng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi thì khâu then chốt là đầu tư nâng cao chất lượng vật nuôi phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, cải thiện mạnh mẽ công nghệ chế biến, vệ sinh thực phẩm, phương tiện vận chuyển, đổi mới phương thức chăn nuôi...

- Thuỷ hải sản: Mặt hàng này có nhiều tiềm năng khai thác và nuôi trồng, nhu cầu thị trường thế giới tăng khá ổn định, thuế suất thấp. Sản lượng dự kiến của nước ta đạt từ 3,0 - 3,5 triệu tấn vào năm 2005 thì kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản cả nước sẽ là 2,3 - 2,5 tỷ USD. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định cho mặt hàng này, cần tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng, chuyển từ quảng canh sang thâm canh, phát triển các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao như: tôm, nhuyễn thể...

Thứ ba, xây dựng các đồ án sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu.

Bên cạnh việc tăng cường các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì việc triển khai xây dựng các đồ án sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu là rất quan trọng trước hết tập trung vào sản xuất các nông sản sau: điều, bông, ngô, đậu tương, bò sữa và sữa với các loại giống mới, quy trình kỹ thuật tiên tiến, khoa học công nghệ hiện đại, đảm bảo các khâu bảo vệ thực vật và thú y tốt... Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phục vụ cho công nghiệp chế biến trong nước.

Qua việc nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu thế giới trong thời gian tới, với điều kiện tăng cường hơn nữa mức độ đầu tư của Nhà nước so với giai đoạn trước và với khả năng cạnh tranh thực tế của các mặt hàng nông sản nước ta, có thể dự báo khả năng xuất khẩu sản phẩm hàng nông sản của Việt Nam đến năm 2005 như sau (Xem biểu 16).

Biểu 16: Dự báo khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam STT Mặt hàng Dự báo 2002 Dự báo 2005 Số lượng (1000T) Kim ngạch (Tr USD) Số lượng (1000T) Kim ngạch (Tr USD) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Gạo Cà phê Cao su Điều nhân Chè Hạt tiêu Lạc Rau quả Thịt Lâm sản Thủy sản 3800 750 300 40 60 55 120 - 30 - - 760 350 170 150 62 83 60 350 50 400 1900 4000 700 300 50 80 60 150 - 50 - - 1000 700 200 250 100 100 80 400 75 500 2500 Tổng số 5000 - 6000

Nguồn: Niên giám thống kê 2000, Bộ Thương mại, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 82 - 86)