II. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường
7. Sản phẩm chăn nuôi:
Chăn nuôi trong đó có chăn nuôi lợn, là ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khá cao. Năm 2000 cả nước có trên 20 triệu con lợn tăng 6,9% so với năm 1999. Năm 2001 Việt Nam xuất được 26.400 tấn thịt các loại - đạt kim ngạch 36 triệu USD, ngoài ra xuất khẩu da trâu bò cũng đạt 5 triệu USD, mật ong trên 5 triệu USD. Đây cũng là năm xuất khẩu thịt đạt mức cao nhất kể từ sau khi thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.
Mặc dù ở gần một thị trường tiêu thụ chính nhưng xuất khẩu thịt lợn của ta vẫn chưa có được sức cạnh tranh bởi các nguyên nhân sau:
- Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng chưa hướng vào xuất khẩu. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh và phân tán ở các hộ gia đình nên không có điều kiện để áp dụng giống mới và kỹ thuật chăn nuôi hiện đại nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng thịt, tăng tỷ lệ nạc và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Công nghiệp chế biến của ta hầu như chưa có gì. Cả nước chỉ có 2 nhà máy chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (1 ở Hải Phòng, 1 ở Thành phố Hồ Chí Minh) nên không
thể đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có dung lượng lớn và yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
- Do nhà nước còn hạn chế về nguồn tài chính, nên chưa thể tiến hành được việc ký kết các hiệp định thú y và hiệp định công nhận kết quả kiểm dịch của nhau, lo hạn ngạch cho các doanh nghiệp, trợ cấp, trợ giá xuất khẩu.
- Nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc trong nước còn thiếu, hàng năm vẫn phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu nên bị động, giá thành sản xuất tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm thịt.
Khắc phục các tồn tại trên sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển trong tương lai và khả năng xuất khẩu sẽ được cải thiện.
III. Đánh giá chung qua nghiên cứu tình hình cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam