Giải pháp về thị trường:

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 95 - 103)

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị

2.Giải pháp về thị trường:

Trong tiến trình hội nhập, để có thể thâm nhập các thị trường thế giới thì việc tăng khả năng cạnh tranh là chưa đủ mà còn đòi hỏi phải tăng cường tính chủ động của nhà nước trong mở rộng quan hệ quốc tế. Việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: đàm phán, ký kết các hiệp định song phương và đa phương với chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, hay phát triển và trao đổi thông tin thương mại, quảng cáo mặt hàng thông qua các hoạt động hội chợ triển lãm trong nước, quốc tế... sẽ quyết định đến việc nâng cao thị phần nông sản Việt Nam trên thế giới.

2.1 Duy trì và phát triển quan hệ thương mại quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Trong thời đại ngày nay, khu vực hóa, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới là xu hướng tất yếu mà mọi nền kinh tế đều bị cuốn hút vào. Dưới sức ép của toàn cầu hóa, nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ và nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động của xu thế này. Do đó, duy trì và phát triển quan hệ thương mại quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ góp phần tạo ra những triển vọng to lớn cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam.

Với chủ trương mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Việt Nam tham gia và đã là thành viên của diễn đàn hợp tác châu á - Thái Bình Dương (APEC) và đưa chương trình hành động quốc gia (IAP) để thực hiện tự do hoá thương mại, đồng thời Việt Nam cũng đang xúc tiến gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đàm phán để ký kết Hiệp định thương mại với Mỹ. Đặc biệt, với vai trò là thành viên chính thức của ASEAN từ 28 - 7 - 1995, Việt Nam đã cam kết thực hiện các hiệp định ASEAN trong đó có hiệp định về thực hiện mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Suy cho cùng thì việc tham gia các cam kết của AFTA, APEC hay WTO hoặc Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thực chất là biểu hiện xu hướng hội nhập của Việt Nam ở các nấc thang khác nhau vào nền kinh tế thế giới mà sự khác biệt của các quá trình này sẽ đem đến các ưu đãi khác nhau cho Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại.

Việt Nam tham gia AFTA được coi là bước khởi đầu quan trọng nhất, có thể ví như cuộc diễn tập toàn diện đầu tiên để chuẩn bị gia nhập APEC cũng như WTO. Tiếp đến, trở thành thành viên chính thức của APEC tháng 11/1998 là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam, APEC với 21 thành viên chiếm hơn 1/2 GNP của thế giới và khoảng 80% khối lượng mậu dịch với Việt Nam đang là mối quan tâm lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Gia nhập khối thương mại khu vực APEC là một bằng chứng đảm bảo thuận lợi cho việc gia nhập WTO, do sự cam kết chuyển sang kinh tế thị trường của Việt Nam được các tổ chức APEC khẳng định. Hơn nữa, liên quan đến vai trò của Mỹ trong đàm phán gia nhập WTO thì APEC được coi là địa bàn chiến lược hàng đầu trong thế kỷ XXI không chỉ về kinh tế mà cả an ninh chiến lược. Do đó, gia nhập APEC, Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thuận lợi trong gia nhập WTO và quan hệ song phương về thương mại và đầu tư với Mỹ. Với việc chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam thì Mỹ là nước đóng vai trò là nước có yêu sách lớn nhất, đóng vai trò “lãnh đạo” trong các vấn đề của WTO. Vì vậy, ký được hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo thế thuận lợi cho các đàm phán gia nhập WTO đang được tích cực triển khai. Mặt khác, do hiệp định được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc WTO nên xét về mặt kỹ thuật, sau khi ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội thực hiện được các yêu cầu căn bản của tổ chức thương mại quốc tế, giảm đi đáng kể các khó khăn trong tiến trình cam kết và thực hiện cam kết để sớm trở thành thành viên WTO. Do đó, khi Việt Nam tiến lên được nấc cuối cùng của quá trình bình thường hóa quan hệ kinh tế với Mỹ thì các quan hệ với các đối tác khác cũng trở nên suôn sẻ hơn.

Tham gia vào các tổ chức này đã làm và sẽ làm cho thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng và ổn định hơn. Hiệp định nông nghiệp trong các tổ chức này đặt ra các quy tắc nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của các mặt hàng nông

nghiệp. Các nước ASEAN đang thực hiện tự do hóa thương mại nông sản chưa chế biến vào thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đến năm 2003, hầu hết các mặt hàng sẽ được các nước thành viên giảm thuế suất xuống còn 0 - 5%, riêng một số mặt hàng nhạy cảm thì tiến trình cắt giảm thuế quan được thực hiện muộn hơn, bắt đầu vào năm 2001 và kết thúc vào năm 2010. Cùng với tiến trình chung đó, tự do thương mại nông nghiệp cũng đã được đưa vào chương trình đàm phán trong khuôn khổ hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) tại vòng đàm phán URUGOAY (1986 - 1994) giữa các thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO. Tại vòng đàm phán này một loạt hiệp định đã được ký kết, trong đó có hiệp định về nông nghiệp.

Do đó, có thể nói rằng Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tranh thủ được nhiều cơ hội quan trọng để phát triển, song bên cạnh đó cũng phải đối mặt với những thách thức, những cam kết mà Việt Nam phải thực hiện khi tham gia hội nhập. Trước hết, Hiệp định WTO yêu cầu loại bỏ tất cả các hàng rào phi thuế quan đang tồn tại bằng việc thuế hoá các hàng rào này với mức thuế không cao hơn so với các mức bảo hộ tương đương trong thời gian cơ sở (1986-1990). Đồng thời không đưa ra các hàng rào phi thuế quan mới; quy định tất cả các dòng thuế đối với nông sản phải rõ ràng buộc vào cuối giai đoạn thực hiện (năm 2000); yêu cầu tất cả các loại thuế đều phải cắt giảm, cam kết tiếp cận thị trường tối thiểu nhằm mở cửa các thị trường vẫn được bảo hộ cao. Trong phạm vi các nước ASEAN, AFTA còn có những quy định mạnh mẽ hơn, đó là việc thực hiện loại bỏ hàng rào phi thuế và hàng rào thuế trong thời gian ngắn, đồng loạt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa xuống còn 0 -5% trong vòng 10 năm, bắt đầu từ năm 1993 và kết thúc năm 2003 (Việt Nam kết thúc vào năm 2006 do tham gia muộn hơn 3 năm). Riêng các mặt hàng nhạy cảm quá trình này chỉ bắt đầu vào năm 2001 và kết thúc vào năm 2010 (Việt Nam là 2004 - 2013).

Việc cam kết cắt giảm thuế quan và phi thuế quan đối với các sản phẩm nông sản thực hiện đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã gây khó khăn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước trên thế giới và trong khu vực. Nhất là trong khi nền kinh tế nước ta còn yếu kém, trình độ khoa học, sản xuất kinh doanh và quản lý còn thấp. Việc bãi bỏ các hàng rào thuế và phi thuế quan mặc dù được

coi đó là một trong những giải pháp lớn để khuyến khích phát triển xuất khẩu, song việc bãi bỏ phải tuân thủ một số nguyên tắc và trình tự thời gian nhất định để tránh những cú sốc đột ngột đối với các doanh nghiệp trong nước.

Như vậy, để duy trì và phát triển quan hệ thương mại quốc tế với các nước và thực hiện được những cam kết khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, cần tập trung xây dựng chính sách hội nhập trên cơ sở tự do hóa và thuận tiện hóa các hoạt động thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế, đạt được những thoả thuận quốc tế để xoá bỏ hàng rào bên ngoài trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được những thoả thuận đó thì trước tiên phải xóa bỏ được các hàng rào bên trong, tự do hóa thương mại trên thị trường nội địa là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể đương đầu với các thách thức của sự phát triển kinh tế và thương mại quốc tế thế kỷ 21. Việt Nam cần phải dành ưu tiên thời gian và nội lực cho việc đẩy nhanh tốc đọ xây dựng thể chế thương mại nội địa. Thị trường nội địa mạnh là động lực chủ yếu đẩy mạnh sự hội nhập của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tiềm năng của giới doanh gia Việt Nam cần phải được khơi dậy, tạo khuôn khổ vĩ mô cho quá trình tạo lập cũng như tiến hành kinh doanh được thuận lợi. Điều quan trọng hiện nay là cần phải thiết lập lộ trình cải cách kinh tế nội địa gắn liền với hội nhập quốc tế. Sự bất cập của bộ máy hoạch định chính sách đang đặt ra nhu cầu bức bách cần được sắp xếp lại để khắc phục tình trạng thiếu sự phối hợp kinh niên giữa các bộ, ngành, đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể, đồng thời tập trung được sức mạnh nội lực quốc gia. Có như vậy mới thực hiện được chức năng của nhà nước trong việc lãnh đạo nền kinh tế bằng các chính sách và thể chế, của các cơ quan đại diện ngoại thương và thương mại trong việc thực hiện đàm phán trên thế giới, phát triển quan hệ thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu và tìm đối tác kinh doanh.

2.2 ổn định giá cả cho người nông dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản xuất khẩu.

Nông sản là một mặt hàng có khả năng xuất khẩu lớn, tuy nhiên lại là mặt hàng chịu nhiều rủi ro do sự lên xuống thất thường của giá cả và chịu sức ép lớn nhất trên thị trường quốc tế. Có thể nói, vấn đề ổn định giá cho nông sản ở Việt Nam là vô cùng cần thiết. Cho đến nay, các yếu tố “đầu vào” của sản xuất nông nghiệp và đầu ra của nông sản đều có liên quan đến giá cả thị trường quốc tế, nhưng nhiều năm chỉ số chung giá

xuất khẩu nông sản thấp hơn so với chỉ số chung giá nhập khẩu tư liệu sản xuất trên thị trường thế giới.

Tình hình trên đã làm cho giá cánh kéo giữa hàng công nghiệp và hàng nông sản bất lợi cho nông dân. Cung cầu giá cả thị trường không ổn định thì người chịu thua thiệt nhiều nhất là nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu. Khi cung lớn hơn cầu giá tụt xuống sẽ kìm hãm việc kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp và nông dân, nhưng khi giá tăng lên thì không có hoặc không có nhiều nông sản bán ra. Vì vậy, Nhà nước nên có những biện pháp khắc phục tình trạng biến động giá cả, đặc biệt hiện nay tình trạng giá nông sản trên thế giới đang có xu hướng giảm và về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Khi giá nông sản thị trường thế giới xuống thấp bằng, thậm chí dưới giá thành sản xuất, Nhà nước nên phát tín hiệu và tiến hành mua vào với khối lượng lớn nông sản xuất khẩu theo giá thị trường trong một thời gian ngắn dự trữ, cho đến khi giá thị trường xoay quanh giá tín hiệu thì dừng lại. Đồng thời giúp nông dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đàm phán ký kết hợp đồng trả nợ bằng nông sản và tạm thời giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, tạm dừng việc thu thuế, thu nợ tín dụng đối với nông dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ giá mua nhằm tăng lượng dự trữ, giảm giá vật tư và thực hiện chính sách bảo trợ giá trên nguyên tắc “Lấy lúc xuất khẩu được cao bù cho lúc xuất khẩu giá thấp” trong đó bảo trợ giá tối thiểu là quan trọng nhất, nhằm ổn định nguồn cung cho xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia.

Trong thời gian gần đây, để góp phần bình ổn giá, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được hình thành trên nguyên tắc: khuyến khích, hỗ trợ, kích thích việc khơi dậy những tiềm năng, những lợi thế so sánh của đất nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững. Cơ chế hoạt động của Quỹ này là thu chênh lệch giá phát sinh của hàng xuất nhập khẩu, hàng sản xuất trong nước để chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh những vật tư hàng hóa quan trọng có điều kiện dự trữ lưu thông điều hòa cung cầu bình ổn giá cả. Nhờ sự hỗ trợ này mà các doanh nghiệp hoặc tăng cung hoặc kích cầu khi cần thiết tác động đến thị trường giá cả, góp phần làm cho giá cả từ chỗ quá thấp hoặc quá cao không hợp lý trở về mức giá của mặt bằng chung mà xã hội chấp nhận, tác động chung của mặt bằng giá. Do đó, có thể nói việc triển khai quỹ này không chỉ bao gồm

việc hỗ trợ xuất khẩu mà thông qua việc phụ thu chênh lệch giá lập quỹ, hỗ trợ xuất khẩu còn bao hàm nội dung bình ổn giá chính những mặt hàng bị phụ thu và những mặt hàng được hỗ trợ.

Vì vậy, trong thời gian tới cần phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đồng thời nhà nước cần hình thành thêm một số quỹ hỗ trợ và bảo trợ phát triển sản xuất và mở rộng thị trường nông sản như Quỹ hỗ trợ phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực (gạo, cà phê... ). Quỹ bảo hiểm rủi ro thiên tai và rủi ro thị trường... với mục tiêu ổn định giá nông sản, trong đó, cần chú trọng nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho các loại cây trồng, hình thành quỹ bảo hiểm từng ngành sản phẩm. Trước mắt, cần thành lập các quỹ bảo hiểm cho nông sản: lúa gạo, cà phê, cao su, thịt lợn... Quỹ này dùng để can thiệp thị trường khi giá thị trường đột biến xuống dưới giá sàn, định hướng và giúp đỡ sản xuất trong những trường hợp đặc biệt khó khăn do thiên tai. Quỹ được trích từ phần thuế xuất khẩu và các khoản thu, đóng góp khác đối với từng loại nông sản.

2.3 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu:

Bối cảnh bên ngoài và hoàn cảnh bên trong đang thay đổi với tốc độ nhanh. Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại tuy đã có nhiều cố gắng để bắt kịp các thay đổi này nhưng nhìn chung thì hoạt động còn khá thụ động và trì trệ. Xuất khẩu vì thế vẫn chưa có được những định hướng rõ ràng và dài hạn ở tầm vĩ mô. Mặc dù, Chính phủ đã có quyết định thành lập Cục xúc tiến thương mại, song do mỗi hoạt động trong một thời gian ngắn nên công tác xúc tiến thương mại hàng nông sản vẫn chưa được tiến hành có hệ thống và có hiệu quả. Do đó, trước yêu cầu cấp bách của vấn đề tiêu thụ hàng hóa nông sản hiện nay thì việc tăng cường công tác xúc tiến thương mại đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu cần được chú trọng và triển khai ngay một số nội dung về công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại hàng nông sản như sau:

- Phối hợp tổ chức các hội chợ thương mại ở trong nước: Hội chợ nông nghiệp ở Hà Nội, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung, các hội chợ chuyên đề về chăn nuôi, rau quả...

- Hỗ trợ một phần kinh phí và tổ chức đầu mối giúp các doanh nghiệp tham gia

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản việt nam xuất khẩu (Trang 95 - 103)