Tìm hiểu về các hình thức bảo đảm tín dụng tại Tây Sài Gòn

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các hình thức bảo đảm tín dụng tại ngân hàng agribank – chi nhánh tây sài gòn (Trang 38 - 79)

3.3.1 Nguyên tắc về TSBĐ tại AGRIBANK.

 TSBĐ nhìn chung chỉ là nguồn trả nợ thứ cấp, nguồn trả nợ chính đƣợc xác định từ đòng tiền của phƣơng án hoặc dự án hoặc nguồn thu nhập hợp pháp của KH.

 Nguyên tắc ƣu tiên trong việc nhận TSBĐ là tài sản thuộc sở hữu của KH hoặc của bên thứ ba có quan hệ huyết thống, mật thiết, có trách nhiệm và hiểu rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh.

 Việc thực hiện bảo đảm nghĩa vụ tài chính bằng tài sản tại NHNo phải đƣợc thể hiện bằng văn bản và thực hiện công chứng và/hoặc đăng ký theo đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHNo.

 Vật dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính là vật hiện có hoặc đƣợc hình thành trong tƣơng lai.

 Khi thế chấp tài sản gắn liền với đất, KH phải thế chấp cả giá trị quyền sử dụng đất cùng với tài sản đó trừ trƣờng hợp pháp luật về đất đai và pháp luật liên quan có quy định khác.

 AGRIBANK có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm TSBĐ; lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho KH. Trƣờng hợp bên bảo đảm cho KH là cá nhân, pháp nhân nƣớc ngoài, thì việc thực hiện bảo lãnh phải tuân theo các quy định của Nghị định 163 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, trừ trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 Việc định giá TSBĐ để xác định tỷ lệ cho vay, đảm bảo cho nghĩa vụ của KH hay việc xác định giá trị TSBĐ khi xử lý phải đảm bảo nguyên tắc hợp pháp, hợp lý và an toàn cho việc thu hồi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của KH đối với AGRIBANK.

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 26

 Thủ tục nhận TSBĐ theo quy định của NHNo đƣợc hoàn thiện trƣớc khi giải ngân hoặc thực hiện cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho KH trừ trƣờng hợp có phê duyệt khác của cấp có thẩm quyền.

 AGRIBANK có quyền xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi và/hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác với NHNo khi KH hoặc bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ tài chính cam kết.

 Không một tổ chức, cá nhân nào đƣợc can thiệp trái pháp luật vào việc nhận và quản lý TSBĐ và việc xử lý TSBĐ của AGRIBANK và các bên có liên quan.

 Sau ki xử lý TSBĐ, nếu KH hoặc bên bảo đảm vẫn chƣa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết thì KH hoặc bên bảo đảm có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đã cam kết (thể hiện bằng văn bản có sự chấp thuận của AGRIBANK).

 Ngoài ra, để đảm bảo khả năng thu nợ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với AGRIBANK an toàn, đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì AGRIBANK yêu cầu bên bảo đảm xuất trình hợp đồng bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm trƣớc khi cấp tín dụng hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và chuyển quyền thụ hƣởng bảo hiểm duy nhất không hủy ngang trong suốt thời gian bảo đảm cho AGRIBANK.

3.3.2 Các hình thức BĐTD

Trƣớc đây, do môi trƣờng pháp lý nƣớc ta còn kém, chƣa có quy định rõ ràng về BĐTD và hoạt động Ngân hàng ít mang tính cạnh tranh nên các Ngân Hàng Thƣơng Mại áp dụng chƣa đa dạng, chƣa linh hoạt các hình thức bảo đảm. Nhƣng đến nay, khi nền kinh tế phát triển mạnh và để đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH, ngân hàng phát triển đầy đủ các hình thức bảo đảm. Có thể thấy việc cho vay có TSBĐ ngày càng tăng cao, chiếm chủ yếu trong hoạt động cho vay. Ngân hàng đang giảm tỷ lệ cho vay không có TSBĐ xuống tỷ lệ thấp nhất, điều này dễ hiểu là do tính rủi ro thị

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 27

trƣờng ngày càng tăng cao, khi thị trƣờng chứng khoán, vàng, hàng hóa luôn luôn có sự biến động không ngừng, điều này ảnh hƣởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của KH, đồng nghĩa với việc khả năng thu nợ của ngân hàng bị giảm. Vì vậy, ngân hàng cần gia tăng biện pháp đảm bảo an toàn từ nguồn thu nợ thứ 2 – cho vay có TSBĐ.

Bảng 3.3 : Phân loại dƣ nợ theo từng hình thức bảo đảm

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ

Tổng dƣ nợ 556.158 100,00% 1.093.051 100,00% 2.805.402 100,00%

Cho vay có bảo

đảm 452.713 81,40% 975.001 89,20% 2.637.078 94,00% Cầm cố 74.247 13.35% 159.913 14,63% 435.118 15,51% Thế chấp 275.521 49,54% 549.477 50,27% 1.633.866 58,24% Tài sản hình thành từ vốn vay 42.546 7.,5% 131.603 12,04% 247.998 8,84% Bảo lãnh 60.399 10,86% 134.008 12,26% 320.096 11,41% Tín chấp 103.445 18,60% 118.050 10,80% 168.324 6,00%

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 28

Biểu đồ 3.3 : Cơ cấu nợ phân theo hình thức bảo đảm

Đơn vị tính: triệu đồng

Qua sơ đồ trên có thể thấy, thế chấp là hình thức bảo đảm khá an toàn và thuận lợi cho ngân hàng. Từ năm 2011 – 2013, tỷ lệ cho vay thế chấp luôn ổn định trên dƣới 53% tổng dƣ nợ cho vay. Đối với hình thức cầm cố và hình thức bảo lãnh cũng ít có biến động, thƣờng chiếm trên 10% tổng dƣ nợ cho vay. Bên cạnh đó, hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay có tăng vào năm 2012 nhƣng lại có xu hƣớng giảm nhẹ vào năm 2013 chiếm 8,84% tổng dƣ nợ cho vay . Số dƣ nợ cho vay không có bảo đảm đã giảm đi đáng kể, còn 6% trên tổng dƣ nợ trong năm 2013.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tín chấp Bảo lãnh Tài sản hình thành từ vốn vay Cầm cố Thế chấp

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 29

3.3.2.1 Thế chấp tài sản

Có thể thấy, thế chấp là hình thức đƣợc NH ƣa chuộng nhất do hình thức này NH chỉ cần nắm giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản mà không cần phải mất chi phí cho việc cất giữ, bảo quản TSBĐ. Vì vậy, hình thức thế chấp luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dƣ nợ cho vay có TSBĐ của ngân hàng.

Bảng 3.4 : Dƣ nợ tín dụng trong cho vay thế chấp phân loại theo loại TSBĐ Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số dƣ Tỷ lệ Số dƣ Tỷ lệ Số dƣ Tỷ lệ

Bất động

sản 223.723 81,20% 470.352 85,60% 1.418.196 86,80% Động sản 51.798 18,80% 79.125 14,40% 215.670 13,20%

Thế chấp 275.521 100% 549.477 100% 1.633.866 100%

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ AGRIBANK – Chi nhánh Tây Sài Gòn)

Tài sản thế chấp đƣợc ngân hàng chấp nhận là:

- Thiết bị, máy móc, ô tô và các phƣơng tiện vận tải khác mới hoặc mới 80%. - Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định đƣợc thế chấp kể cả trƣờng hợp quyền sử dụng đất dƣới dạng đất thuê lâu năm.

- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

Trong đó, tài sản là bất động sản nhƣ nhà cửa, quyền sử dụng đất… đƣợc ngân hàng chấp nhận nhiều nhất. Tỷ lệ luôn ở mức cao qua các năm, năm 2011 là 81,2%; năm 2012 là 85,6% ; năm 2013 là 86,8%. Tỷ lệ tài sản là động sản chiếm tỷ lệ thấp hơn hẳn, năm 2011 là 18,8% đến năm 2013 là 13,2% so với tổng dƣ nợ cho vay bằng thế chấp. Sở dĩ có sự chênh lệch trên là do tính ƣu việt của việc thế chấp BĐS. Thứ nhất, giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đƣợc xem là tài sản ít chịu rủi ro giảm giá hay mất giá trị trong tƣơng lai so với các tài sản là BĐS, ngay cả khi thị

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 30

trƣờng có biến động, giá cả hàng hóa khác có thay đổi nhiều thì giá trị BĐS hầu nhƣ là ổn định. Thứ hai, các giấy tờ liên quan tới chứng minh quyền sở hữu BĐS là khá rõ ràng. Thứ ba, khi thẩm định giá trị TSBĐ thì việc định giá bất động sản dễ dàng và tốn ít chi phí hơn. Thứ tƣ, bất động sản có tính thanh khoản cao hơn nên khi phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ sẽ dễ dàng hơn cho Ngân hàng. Thứ năm, giá trị của BĐS thƣờng lớn nên KH đi vay có ý thức trả nợ hơn là việc mất tài sản.

Tài sản thế chấp là thiết bị, máy móc, ô tô, xe máy, dây chuyền công nghệ … ít đƣợc Ngân hàng chấp nhận hơn do những tài sản này thƣờng dễ bị thay đổi giá trị theo thời gian hay khi thi trƣờng biến động, sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi phải xử lý tài sản. Hơn nữa loại tài sản này thƣờng khó định giá, ngân hàng phải thuê chuyên gia bên ngoài làm chi phí tín dụng tăng.

3.3.2.2 Cầm cố tài sản

Cùng với sự phát triển của hình thức cho vay thế chấp, cho vay cầm cố cũng tăng nhẹ trong các năm qua.

Bảng 3.5 :Phân loại dƣ nợ cầm cố theo từng loại hình TSBĐ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số dƣ Tỷ lệ Số dƣ Tỷ lệ Số dƣ Tỷ lệ

Cầm cố 74.247 100% 159.913 100% 435.118 100%

Sổ tiết kiệm 45.439 61,2% 109.700 68,6% 309.804 71,2%

Giấy tờ có giá 25.392 34,2% 41.577 26,0% 109.650 25,2%

Động sản khác 3.415 4,6% 8.635 5,4% 15.664 3,6%

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 31

Biểu đồ 3.4 : Cơ cấu nợ phân theo hình thức cầm cố

Đơn vị tính: Triệu đồng

Từ bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ cho vay bằng cầm cố tài sản cũng chiếm tỷ lệ khá tốt. Năm 2011 cho vay cầm cố là trên 74 tỷ; năm 2012 là gần 160 tỷ tăng 215% so với năm 2011. Đến năm 2013 tốc độ tăng cao rất nhiều, số dƣ nợ là hơn 435 tỷ tăng 272% so với năm 2012. Trong cả 3 năm cho vay cầm cố chiếm khoảng 14% tổng dƣ nợ cho vay.

Tài sản đƣợc ngân hàng chấp nhận cầm cố rất đa dạng:

 Động sản: Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, xe máy…

 Tài sản lƣu động của doanh nghiệp nhƣ: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và động sản khác phục vụ sản xuất và tiêu dùng; thành phẩm, hàng hóa, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh đang để trong cửa hàng, kho hàng hoặc đang trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 Tiền mặt, số dƣ trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Sổ tiết kiệm Giấy tờ có giá Động sản khác

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 32

 Kim khí quý, đá quí

 Giấy tờ có giá nhƣ: Trái phiếu, cổ phiếu có khả năng chuyển đổi, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thƣơng hiệu, các giấy tờ khác trị giá đƣợc bằng tiền

 Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đƣợc nhận số tiền bảo hiểm, một số quyền khác…

 Quyền đòi nợ: dƣới dạng cam kết trả nợ, các văn bản xác nhận nợ. Trong đó, sổ tiết kiệm luôn đƣợc coi trọng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất vì tính ƣu việt của nó. Từ năm 2011, dƣ nợ cầm cố sổ tiết kiệm là hơn 45 tỷ chiếm 61,2%, tỷ lệ này tăng dần năm 2012 là 68,6% (tƣơng đƣơng với 109 tỷ), năm 2013 là 71,2% tƣơng đƣơng với gần 310 tỷ tăng lên gấp 3 lần so với năm 2012. Có thể nói sổ tiết ngày càng đƣợc ngân hàng chấp nhận nhiều, tỷ lệ cho vay có thể lên đến 97% giá trị sổ nếu KH mở tại Ngân hàng. Với việc cầm cố sổ tiết kiệm Ngân hàng sẽ dễ dàng quản lý TSBĐ cho khoản vay, hơn nữa cầm cố sổ hầu nhƣ không mất chi phí cho việc quản lý hay định giá và nó cũng thuận tiện hơn cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ nếu nhƣ KH không trả đƣợc nợ.

Ngoài sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu … cũng đƣợc ngân hàng chấp nhận với tỷ lệ cao. Năm 2011, tỷ trọng loại TSBĐ này là 34,2%, nhƣng tỷ lệ này bị giảm, đến năm 2013 là 25,2%, điều này có thể lý giải do ảnh hƣởng của thị trƣờng chứng khoán đóng băng nên cổ phiếu không còn là TSBĐ có khả năng thanh khoản tốt. Động sản khác nhƣ máy móc, thiết bị, dây chuyền, quyền sở hữu… ít đƣợc áp dụng hơn, tỷ lệ loại tài sản này cũng chiếm tỷ lệ thấp, dao động 3-5% so với tổng dƣ nợ cho vay có TSBĐ. Lý do tỷ lệ này thấp là do các động sản thƣờng bị mất giá trị việc hao mòn và cũng có một số loại tài sản còn xa lạ, chƣa phổ biến ở Việt Nam.

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 33

3.3.2.3 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Bảng 3.6 : Dƣ nợ phân theo hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Số dƣ

nợ 42.546 131.603 247.998 89.057 210% 116.395 88%

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay có xu hƣớng tăng mạnh trong năm 2012, tăng 89 tỷ tƣơng ứng với 210% so với năm 2011.Năm 2013 chỉ tăng 88% tƣơng ứng với 116 tỷ so với năm 2012.Đối với hình thức bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức mới chỉ phát triển vài năm trở lại đây, tỷ trọng tăng giảm không ổn định là do đây là hình thức mới, cả ngân hàng và KH cần thời gian để thích ứng dần, hơn nữa, hiện nay chƣa có văn bản pháp luật nào quy định rõ về cho vay bằng hình thức này nên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Do TSBĐ là tài sản hình thành trong tƣơng lai, nên thực chất ngân hàng chƣa có đầy đủ bằng chứng để chứng minh quyền sở hữu của chủ tài sản nên độ rủi ro sẽ cao hơn.

3.3.2.4 Bão lãnh của bên thứ ba

Bảo lãnh của bên thứ ba chiếm tỷ trọng dao động khoảng từ 10 ~12% trong tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng. Hình thức này đang dần đƣợc phát triển do tính an toàn của nó cao hơn, khoản vay đƣợc giám sát bởi ba bên: Ngân hàng, KH vay vốn và bên bảo lãnh. Hơn nữa, bên bảo lãnh đứng ra thông thƣờng là những KH lâu năm, đã có uy tín đối với Ngân hàng.

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 34

Bảng 3.7 : Phân loại dƣ nợ theo loại tài sản của hình thức bảo lãnh Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Bảo lãnh 60.399 100% 134.008 100.% 320.096 100% Bảo lãnh bằng tín chấp 20.898 34,6% 43.151 32,2% 91.868 28,7% Bảo lãnh bằng tài sản 39.501 65,4% 90.857 67,8% 228.228 71,3% Động sản 12.443 31,5% 24.350 26,8% 55.916 24,5% Bất động sản 27.058 68,5% 66.507 73,2% 172.312 75,5%

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ AGRIBANK – Tây Sài Gòn)

Trong những năm gần đây, ngân hàng tăng dần tỷ lệ cho vay bằng phƣơng thức bảo lãnh, năm 2011 tỷ lệ bảo lãnh trên tổng dƣ nợ là 10,86%; năm 2012 là 12,26%; đến năm 2013 là 11,41%. Bảo lãnh bằng tín chấp có xu hƣớng giảm dần (năm

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các hình thức bảo đảm tín dụng tại ngân hàng agribank – chi nhánh tây sài gòn (Trang 38 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)