Quản lý và giám sát TSBĐ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các hình thức bảo đảm tín dụng tại ngân hàng agribank – chi nhánh tây sài gòn (Trang 54 - 60)

Đối với TSBĐ là bất động sản thì việc quản lý khá là đơn giản, CVQHKH nhận bàn giao hồ sơ từ KH. Biên bản bàn giao hồ sơ tài sản đƣợc lập theo mẫu của AGRIBANK. Sau đó sẽ thực hiện nhập kho hồ sơ TSBĐ đầy đủ theo đúng quy định

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 42

tại quy trình nhận TSBĐ. Ngoài quản lý hồ sơ, ngân hàng còn phải giám sát việc sử dụng tài sản. AGRIBANK thƣờng chỉ giữ hồ sơ về tài sản, còn tài sản thƣờng do bên thế chấp tự quản lý và họ tiếp tục đƣợc sử dụng bình thƣờng, do vậy CVQHKH phải thƣờng xuyên xuống xem xét tài sản để phát hiện các trƣờng hợp mua bán trái phép, các trƣờng hợp tài sản bị hƣ hỏng xuống cấp, các trƣờng hợp xảy ra tranh chấp…để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với TSBĐ là động sản nhƣ máy móc, thiết bị, phƣơng tiện giao thông, hàng hóa…thì ngân hàng không có kho hàng để chứa tài sản cầm cố nên thƣờng phải xuống cơ sở để kiểm tra đối với tài sản cầm cố. Tùy thuộc vào các loại động sản, tùy từng KH, loại giao dịch hoặc phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ cụ thể, CVQHKH có thể đề xuất các biện pháp quản lý tài sản cho phù hợp. Hiện nay, ngân hàng vẫn chƣa có kho hàng để quản lý tài sản cầm cố nên biện pháp mà ngân hàng áp dụng chủ yếu, thứ nhất là quản lý hàng theo phƣơng thức kho hàng ba bên tức là tài sản cầm cố đƣợc quản lý tại kho hàng của một bên thứ ba theo hợp đồng thuê kho bên giữa AGRIBANK, ngƣời cầm cố và ngƣời cho thuê kho. Thứ hai, quản lý tại kho KH, AGRIBANK giữ chìa khóa, niêm phong kho và chỉ giải tỏa hàng cầm cố khi KH trả nợ gốc vay tƣơng ứng hoặc thay đổi bằng TSBĐ khác.

Bên cạnh đó, định kỳ CVQHKH kiểm soát/định giá lại TSBĐ theo quy định của NHNo. Việc kiểm soát/định giá lại TSBĐ đƣợc thực hiện định kỳ hằng năm hoặc kỳ hạn ngắn hơn khi cần thiết hoặc đột xuất hoặc trong những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ có dấu hiệu suy giảm, nguy cơ tổn thất tài sản, CVQHKH tiến hành định giá lại TSBĐ, lên phƣơng án xử lý kịp thời đảm bảo thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ với ngân hàng.

Sau khi kiểm tra định kỳ TSBĐ, CVQHKH thực hiện lập báo cáo và định giá lại TSBĐ bằng văn bản và báo cáo cấp phê duyệt, các bộ phận liên quan khi có yêu cầu. Báo cáo kiểm tra TSBĐ phải nêu rõ tình trạng của TSBĐ tại thời điểm kiểm tra, việc đáp ứng các điều kiện của TSBĐ theo phê duyệt và đề xuất các biện pháp thực hiện trong trƣờng hợp TSBĐ không đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 43

Cấp phê duyệt kiểm soát báo cáo kiểm tra và định giá lại TSBĐ định kỳ hoặc tại thời điểm thực hiện định giá lại TSBĐ và phê duyệt các phƣơng án thực hiện trong trƣờng hợp TSBĐ không đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 44

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN. 4.1 Nhận xét và đánh giá

4.1.1 Kết quả đạt đƣợc

Năm 2013, với sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành có liên quan, hoạt động kinh doanh của CN đã đạt đƣợc những kết quả nổi bật, phát triển đồng đều và toàn diện trên tất cả các mặt công tác, góp phần đáng kể vào hệ thống AGRIBANK, cũng nhƣ sự phát triển của nền kinh tế trên địa bàn thành phố.

Các CVTD luôn chấp hành tốt quy trình tín dụng, quy chế BĐTD. Đối với tất cả các khoản vay có TSBĐ, CVTD đều tham khảo giá trị định giá của Công ty Quản lý và khai thác tài sản – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do đó, tài sản đƣợc định giá ở mức không quá cao mà cũng không quá thấp, vừa đảm bảo cho yêu cầu vốn của KH, vừa đảm bảo tính an toàn cho Ngân hàng.

Sau khi CN thẩm định giá trị tài sản, việc xác định mức cho vay dựa trên giá trị TSBĐ luôn thực hiện đúng và tuân thủ mức cho vay của AGRIBANK. Bên cạnh đó, CN luôn chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng chế độ, đúng các nghị định thông tƣ quyết định của các ngành có liên quan.

Các CVTD luôn học hỏi kinh nghiệm các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trong việc xử lý TSBĐ, xóa nợ đóng băng của CN.

4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1 Hạn chế

Công tác thẩm định TSBĐ còn nhiều bất cập: Vấn đề xuất phát chủ yếu từ chuyên viên thẩm định tại ngân hàng. Do CVTD tập chung chủ yếu về việc tăng doanh số đạt chỉ tiêu mà chƣa thực sự tăng về mặt chất lƣợng. Việc thẩm định chủ yếu dựa

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 45

vào đánh giá và cảm nhận chủ quan của CVTD hay chuyên viên thẩm định, thiếu cơ sở đánh giá chính xác, tính hợp lý của kết quả định giá.

Các quyết định cấp tín dụng vẫn chủ yếu dựa trên giá trị, loại hình của TSBĐ thay vì phải đánh giá hiệu quả của phƣơng án đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, thu nhập dự án, khả năng trả nợ, uy tín của KH.

Công tác xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ còn nhiều hạn chế: do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan chẳng hạn nhƣ việc thẩm định TSBĐ của chuyên viên thẩm định không tốt, hay do những quy định, chính sách của các cơ quan, ban ngành còn nhiều bất cấp, đã gây ra những tranh chấp, khó khăn trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ đọng, nợ quá hạn, tốn kém nhiều công sức và chi phí.

Quản lý TSBĐ: Tuy ngân hàng có quy định việc kiểm tra định kỳ đối với bất động sản và động sản do KH nắm giữ nhƣng CVTD thƣờng bỏ qua khâu này hoặc chỉ kiểm tra mang tính chiếu lệ. Vì vậy, ngay cả khi ngân hàng nắm giữ bản gốc giấy chứng nhận sở hữu hay quyền sử dụng nhƣng cũng không tránh khỏi việc tài sản đƣợc bán hay chuyển nhƣợng bất hợp pháp, gây thiệt hại cho ngân hàng khi xử lý TSBĐ.

4.1.3 Nguyên nhân

Thứ nhất, nguyên nhân từ ngân hàng

Hiện tại công tác thẩm định tài sản của ngân hàng chỉ ở mức độ sơ qua, chƣa thật chính xác. Đặc biệt đối với các dự án có qui mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó các thông tin bên ngoài phục vụ cho công tác thẩm định quyết định cho vay hầu hết đều do chính KH cung cấp hoặc từ một số các nguồn khác nhƣ báo chí, đài… Việc mua thông tin, tổ chức theo dõi, phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành hàng và lĩnh vực kinh tế hầu nhƣ chƣa thực hiện. Chính vì vậy việc thẩm định và giám sát sử dụng vốn vẫn còn gặp khó khăn, chất lƣợng thẩm định phần nào còn bị hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 46

Để thực hiện mục đích vay vốn ngân hàng, nhiều KH không ngần ngại sử dụng các hành vi lừa đảo nhƣ: sử dụng một TSBĐ để vay vốn nhiều nơi, cố tình cung cấp sai lệch thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, sửa chữa làm khống chứng từ. Những hành vi trên đều gây khó khăn và thiệt hại cho CN.

Ngoài ra, có nhiều KH vay vốn cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, khi bị xử lý TSBĐ thì tìm đủ mọi cách trì hoãn, cản trở, chống đối quyết định thu hồi tài sản, gây khó khăn cho công tác xử lý TSBĐ của CN.

Thứ ba, nguyên nhân từ môi trường kinh tế, xã hội

Nƣớc ta bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng đã đƣợc hơn 20 năm nhƣng thị trƣờng hàng hóa và tiền tệ vẫn chƣa phát triển hoàn thiện. Sự điều hành các chính sách tiền tệ, tài khóa còn chƣa linh hoạt khiến cho thị trƣờng không ổn định, ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ của các tổ chức tín dụng.

Thứ tư, nguyên nhân từ môi trường pháp lý

Các văn bản pháp luật hiện hành thiếu tính đồng nhất, thiết chặt chẽ, rƣờm rà, nội dung quy định chƣa đầy đủ. Chẳng hạn nhƣ theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 và nghị định 163 cho phép TSBĐ là tài sản hình thành trong tƣơng lai nhƣng lại không có hƣớng dẫn hay quy định cụ thể việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với loại tài sản này.

TSBĐ là bất động sản chiếm tỷ trọng chủ yếu nhƣng chƣa có cơ chế quản lý, kiểm soát hoạt động của thị trƣờng này nên cơ sở định giá cũng chƣa thật sự chắc chắn, không đảm bảo lợi ích cho chi nhánh và KH.

Thủ tục công chứng hợp đồng bảo đảm còn khá rƣờm rà, có sự chênh lệch về trình độ và kinh nghiệm của công chứng viên giữa các cấp phƣờng/xã so với cấp huyện/quận, còn tiêu cực trong vấn đề công chứng khống TSBĐ.

Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: Nguyễn Minh Hải

SVTT: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 47

4.2 Các kiến nghị

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các hình thức bảo đảm tín dụng tại ngân hàng agribank – chi nhánh tây sài gòn (Trang 54 - 60)