Khai thác triệt để các nguồn thông tin

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các hình thức bảo đảm tín dụng tại ngân hàng agribank – chi nhánh tây sài gòn (Trang 60)

Giá trị thực của TSBĐ thƣờng xuyên biến động theo thị trƣờng nên giá trị bảo đảm cho khoản vay của KH cũng tăng, giảm theo. Do đó, chi nhánh sẽ không thể xác định mức độ an toàn của khoản vay nếu không cập nhật kịp thời thông tin. Để đảm bảo thông tin luôn chính xác thì CN cần phải có cách thức thu thập và xử lý thông tin từ phía KH, cơ quan chức năng, báo chí, internet…

Phương pháp thu thập:

Phƣơng pháp chủ yếu là phân tích và tổng hợp các thông tin đã có, bên cạnh đó là trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng và trong hệ thống chi nhánh.

Đối với thông tin từ phía KH, thông tin đầu tiên CN nhận đƣợc từ hồ sơ do KH cung cấp. Chi nhánh phải yêu cầu KH cung cấp đủ thông tin về năng lực dân sự, tình hình tài chính…qua các hợp đồng, hóa đơn, giấy tờ bảo hiểm, quyền sở hữu. Chi nhánh cần xem xét kỹ lƣỡng, kiểm tra tính xác thực của các thông tin từ đó đƣa ra đánh giá, so sánh để đƣa tới quyết định cấp tín dụng hay không. Hiện nay trình độ công nghệ phát triển mạnh, vì vậy nguy cơ làm giả thông tin xảy ra rất nhiều nên CN đẩy mạnh phƣơng pháp thu thập trực tiếp từ KH đó là phỏng vấn trực tiếp, thăm cơ sở sản xuất để xác nhận thông tin.

Đối với thông tin từ phía cơ quan chức năng, chi nhánh cần xây dựng mối quan hệ trực tiếp với các cơ quan này nhƣ: Ngân hàng nhà nƣớc, CIC, tổ chức tín dụng khác, Cơ quan Thuế, Hải quan, Sở Tài nguyên và môi trƣờng, Sở Tƣ pháp… để có đƣợc thông tin nhanh nhạy, thƣờng xuyên, cập nhật, chính xác để đánh giá đúng uy tín, năng lực tài chính của KH.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các hình thức bảo đảm tín dụng tại ngân hàng agribank – chi nhánh tây sài gòn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)