Bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của QTDND ở nước ta

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM (Trang 51 - 124)

Từ việc nghiên cứu, tổng kết lí luận về mô hình tổ chức và hoạt động của các QTDND các nước và thực tiễn ở nước ta có thể rút ra các kinh nghiệm sau

- Mở rộng mạng lưới tín dụng xuống tận các thôn xã, theo hình thức các hợp tác xã tín dụng, QTDND, ngân hàng HTX : Phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp và nông thôn là mối quan tâm không chỉ với các nước có nền nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, mà cả với các nước có

nền công nghiệp và dịch vụ phát triển cũng rất coi trọng. Các nước Đức, Canada coi trọng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên các nước này đều thành lập một mô hình thương mại chuyên phục vụ nông nghiệp nông thôn.

- Mô hình QTDND hoạt động có hiệu quả vì gắn được quyền lợi của người vay người gửi, người sản xuất, kinh doanh vào một chủ thể, các dịch vụ sát với người dân, do vậy đã huy động được triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi nhưng nhỏ lẻ trong dân mà NHNN&PTNT không có khả năng huy động được để dáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành viên. Hoạt động của QTDND tỏ rất phù hợp với nhu cầu vay, gửi vồn của thành viên, khách hàng, nên QTDND đã khắc phục được những hạn chế trong hoạt động của NHNN&PTNT làm cho nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong nông nghiệp nông thôn thêm đa dạng, phong phú và đầy đủ hơn.

- Tạo lập môi trường kinh tế phát triển, cạnh tranh lành mạnh và tạo ra sự thuận lợi cho các QTDND hoạt động hiệu quả và an toàn: Khi cho phép thành lập các QTDND, nhà nước đều tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, đầy đủ để nó có thể hoạt động đảm bảo an toàn. Đó là sự đồng bộ giữa chính sách tín dụng với các chính sách giá cả nông sản, giá vật tư đầu vào của sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến nông. Ngoài các luật chung điều chỉnh hoạt động tín dụng, tiền tệ, ngân hàng, các nước còn xây dựng luật, các nghị định riêng quy định phù hợp với đặc thù hoạt động của mỗi tổ chức tín dụng, quy định những giới hạn trách nhiệm của tổ chức tín dụng cũng như khách hàng có quan hệ với tổ chức tín dụng. Thực tê hiện nay các chính sách tín dụng của nước ta được xây dựng còn thiếu sự liên kết với các chính sách khác. Ngoài các chính sách tài chính tiền tệ như: chính sách thuế, lãi suất, tỉ giá cũng tạo ra nhưng cơ hội thách thức trong hoạt động kinh doanh của QTDND.

PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí và địa hình a. Vị trí địa lí

Xã Yên Bắc- Huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam là một xã nằm gần trung tâm huyện Duy Tiên có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế chính trị xã hội. Địa giới hành chính của xã như sau:

• Phía Đông giáp với thị trấn Hòa Mạc.

• Phía Tây giáp với đường cao tốc Cầu Giẽ -Ninh Bình.

• Phía Nam giáp xã Tiên Nội.

• Phía Bắc giáp sông Châu Giang và xã Châu Giang (thuộc Huyện Duy Tiên -Tỉnh Hà Nam).

Là một xã nằm gần trung tâm huyện Duy Tiên và có quốc lộ 38 chạy qua thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Sông Châu Giang chảy qua địa phận của xã đảm bảo cung cấp đủ lượng nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp hàng năm.

b. Đặc điểm địa hình

Xã Yên Bắc là một xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai ở đây tồn tại chủ yếu đó là đất thịt ở các cánh đồng lúa rất màu mỡ tạo ra năng suất cao cho cây lúa, bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho phát triển hoa màu và cây vụ đông.

3.1.1.2 Điều kiện khí hậu

Xã Yên Bắc thuộc Đông Bắc bộ với 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân khí hậu trong lành nhiệt độ trung bình khoảng 25oC rất thuận lợi cho cây lúa phát triển. Mùa hạ nắng nóng kéo nhưng không ảnh hưởng nhiều

tới hoa màu của người dân. Mùa thu là mùa mưa của vùng với lượng mưa lớn thường gây ngập úng. Đặc biệt dòng sông Châu Giang chảy qua nên mùa mưa lũ thường gây ngập úng, lượng nước lớn không kịp xử lí cấp thoát nước nên dẫn đến nhiều khi cây trồng của người dân giảm năng suất có nơi còn mất trắng. Mùa đông thường đến muộn hơn và kéo dài, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm thấp nên năng suất cây trồng thấp

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện tượng thời tiết bất thường đã bắt đầu xảy ra và gây ra những khó khăn nhất định đối với đời sống con người và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu tác động trực tiếp của yếu tố môi trường.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội xã Yên Bắc

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Yên Bắc là một xã lớn với diện tích 967,4 ha, nằm dọc theo bờ sông Châu Giang và trục đường chính quốc lộ 38 chạy qua rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và kinh tế văn hóa của đại phương. Địa hình tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp với các cánh đồng bằng phẳng nằm xen kẽ giữa các cụm thôn xóm. Trong những năm qua tình hình sử dụng đất của địa phương đã có nhiều thay đổi, diện tích lúa dần được thu hẹp thay vào đó là những cơ sở hạ tầng cấp quốc gia được xây dựng nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần.

Trong những năm gần đây thu nhập của người dân trong xã tăng lên và cải thiện đáng kể, nên tình hình sử dụng đất nông nghiệp của địa phương cũng có nhiều thay đổi.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Yên Bắc giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 12/11 13/12 BQ Diện tích toàn xã 967,4 100,00 967,4 100,00 967,4 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 680,2 70,31 674,1 69,68 665 68,74 99,10 98,65 98,87

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 450,7 66,25 427,5 63,36 420 63,15 94,48 98,24 96,34 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 196,3 28,85 218,1 32,35 231,5 34,84 111,11 106,14 108,59

1.3 Đất khác 33,2 4,88 28,5 4,22 13,5 2,03 85,84 47,36 63,76

II. Đất phi nông nghiệp 287,2 29,7 293,3 30,31 302,4 31,25 102,12 103,10 102,60

2.1 Đất ở 122,1 12,6 127,3 13,15 133,7 13,82 104,25 105,02 104,63

2.2 Đất tôn giáo 2,23 0,23 2,57 0,26 2,57 0,26 115,24 100,00 107,34

2.3 Đất nghĩa địa,nghĩa trang 3,1 0,32 3,7 0,38 4,5 0,46 119,35 121,62 120,4

2.4 Đất khác 159,47 16,48 159,36 16,47 161,23 16,66 99,93 101,17 100,5

III. Đất chưa sử dụng 0,3 0,03 0,37 0,04 0,41 0,041 123,33 108,12 115,46

Qua bảng chúng ta thấy, trong 3 năm qua diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất so với diện tích đất tự nhiên của xã (năm 2013 chiếm 68,74% diện tích đất tự nhiên), diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn vì đây là vùng chuyên canh cây nông nghiệp, do đó hoạt động sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương cũng như trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm (2011-2013). Năm 2012 diện tích đất nông nghiệp là 674,1ha (giảm 0,1% so với năm 2011). Năm 2013 diện tích đất nông nghiệp của vùng chỉ còn lại là 665ha (giảm 0,2% so với năm 2012). Theo sự tìm hiểu của tôi thì diện tích đất nông nghiệp giảm dần do một phần diện tích đất được đưa vào mở rộng con đường lưu thông ở thôn xóm, một phần do sự mở rộng của tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, hay do chính quyền địa phương thực hiện thu mua đất nông nghiệp để làm khu bãi rác sinh học. Như vậy trong ba năm gần đây diện tích đất nông nghiệp trong địa bàn xã Yên Bắc giảm bình quân là 2,01%.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất trong diện tích đất nông nghiệp của xã (chiếm 63,15%năm 2013), sau đó đên đất nuôi trồng thủy sản (chiếm 34,84% năm 2013). Thấp nhất là đất nông nghiệp khác chỉ chiếm 2,04% vào năm 2013.

Đối lập với đất nông nghiệp là đất phi nông nghiệp ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012 diện tích đất phi nông nghiệp là 293,3 ha tăng 2,7% so với năm 2011. Năm 2012 diện tích thay đổi ít hơn 2012 nhưng vẫn có hướng tăng lên và còn tăng nhanh hơn so với năm 2011, và diện tích là 302,4 tăng 3,62% so với năm 2012. Cũng do phần lớn đất nông nghiệp bị bán đi vẫn chưa được khai thác và sử dụng hợp lí.

Diện tích đất chưa sử dụng thay đổi không đáng kể qua 3 năm từ năm 2011-2013, và có xu hướng tăng nhẹ (bình quân trong 3 năm qua tăng 15,46%).

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Là một vùng chuyên canh cây nông nghiệp nhưng mật độ dân số của vùng tương đối lớn. Tỉ lệ nam và nữ của vùng tương đương với nhau nhưng cũng có biến chuyển rõ rệt qua các năm.Dân cư xã chia làm 9 thôn và phân bố rải rác đông đều các thôn. Mật độ dân cư bình quân là 0,082 ha/ người. Tỉ lệ nam nữ của vùng tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá lớn và không biến chuyển nhiều qua các năm.

Qua bảng 3.2 cho ta thấy dân số của vùng tương đối lớn và tăng trưởng qua các năm. Năm 2011 dân số trong toàn xã là 11.730 người, tới năm 2012 dân số tăng 190 người (tăng 1,53% so với năm 2011)và tới năm 2013 dân số của toàn xã là 12186 người. Bình quân trong 3 năm gần đây dân số của xã tăng 1,91% mỗi năm. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên những người hết độ tuổi lao động họ vẫn lao động sản xuất nên số lượng lao động của vùng rất đông. Trong khi quỹ đất của vùng có hạn thì việc dư thừa lao động là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy một bộ phận lớn lao động được chuyển sang cho các ngành khác và đi làm thuê tại các thành phố lớn ngày càng tăng tạo thu nhập ngoài nông nghiệp lớn. Nên nhìn vào bảng ta thấy số lao động cũng như số hộ gia đình trong ngành nông nghiệp đều có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012số lao động trong ngành nông nghiệp là 3764 người nhưng tới năm 2013 số lao động nông nghiệp giảm 3,02% so với năm 2012.

Qua số liệu thu thập được ta cũng thấy xã Yên Bắc có dân số trẻ, do số lượng người dưới dộ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động chiếm chiếm phần lớn là 9338 người vào năm 2013 tương ứng là 78,4%.

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Yên Bắc (2011-2013)

Nguồn: Ban thống kê xã Yên Bắc, năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển(%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 12/11 13/12 BQ I.Tổng số dân Người 11730 100,00 11910 100,00 12186 100,00 101,53 102,31 101,91

- Nam Người 5748 49,09 5844 49,06 6032 49,49 101,67 103,21 102,43

- Nữ Người 4982 50,91 6066 50,93 6154 50,50 101,41 101,45 101,42

II. Tổng số hộ Hộ 3863 100,00 3915 100,00 3962 100,00 103,46 101,2 102,32

Nông nghiệp Hộ 2176 56,32 2151 54,94 2072 52,29 98,88 96,32 97,59

Phi nông nghiệp Hộ 1687 43,68 1764 45,06 1890 47,70 104,56 107,14 105,84

III.Tổng lao động Người 6426 100,00 6830 100,00 7036 100,00 106,28 103,01 104,63

Nông nghiệp Người 3612 56,21 3764 55,1 3688 52,41 104,20 97,98 101,04

Phi nông nghiệp Người 2814 43,79 3066 44,90 3348 47,59 108,95 109,19 109,06

IV.Chỉ tiêu bình quân

Người/ hộ Người 3,03 - 3,04 - 3,07 - 100,33 100,98 100,64

Lao động/ hộ Người 1,66 - 1,75 - 1,78 - 105,42 101,71 103,53

3.1.2.3Thực trạng phát triển kinh tế xã Yên Bắc

Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thì đổi mới phương thức sản xuất và đầu tư vào sản xuất hàng hóa đang làm cho năng suất lao động tại địa phương được cải thiện từng năm. Trong những năm qua cơ giới hóa sản xuất là một lĩnh vực được trú trọng trong sản xuất nông nghiệp, chính vì thế năng suất và chất lượng của lao động sản xuất nông nghiệp cũng như chất lượng của sản phẩm nông nghiệp được cải thiện rõ rệt

Năm 2011 Tổng GTSX của 153,8 tỉ đồng, năm 2012 Tổng GTSX đạt 189,335 tỷ đồng (tăng 23,10% so với năm 201). Năm 2013 toàn xã đạt được là 276,532 tỷ đồng (tăng 46,05% so với năm 2012) điều đó cho ta thấy rằng nền kinh tế xã hội của xã ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành công.

Năm 2012 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đạt 60,587tỷ đồng (tăng 10,65% so với năm 2011). Trong đó GTSX của nông nghiệp chiếm 80% TGTSX của ngành nông nghiệp. Năm 2013 giá trị sản xuất nông nghiệp là 55,460 tỷ đồng (giảm 8,56% so với năm 2012) tức là giảm 5,181 tỷ đồng. Tỉ trọng giá trị sản xuất của NN&NTTS giảm do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, dành chỗ cho phát triển các ngành thương mại và dịch vụ đang được xã hội ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra tỉ trọng của các ngành nghề và các ngành khác cũng liên tục tăng qua các năm và góp phần không hề nhỏ vào cơ cấu trong TGTSX. Cũng như tốc độ thay đổi của ngành nông nghiệp tại xã thì bình quân ngành TTCN&XD và ngành TM& DV trong 3 năm qua tăng lần lượt là 55,14% và 43,64%. Như vậy ta thấy ngành TTCN&XD trong xã chiếm phần lớn tốc độ tăng bình quân trong 3 năm qua, giá trị sản xuất của từng ngành tăng cũng đã làm cho kinh tế của vùng phát triển.

Như vậy, khi GTSX của vùng gia tăng kéo theo kinh tế của vùng cũng tăng, điều đó chứng tỏ đời sống người dân được nâng cao và cải thiện rõ rệt, sự phát triển đó làm cho đồng vốn dư thừa trong dân ngày càng tăng và việc

cần vốn để đầu tư thêm sẽ tạo điều kiện cho QTDND tại địa phương phát triển.

Bảng 3.3 Kết quả phát triển kinh tế của xã Yên Bắc(2011-2013)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) SL (tỷ đồng) CC (%) SL (tỷ đồng) CC (%) SL (tỷ đồng) CC (%) 12/11 13/12 BQ

I.Tổng giá trị sản xuất 153,800 100 189,335 100 276,532 100 123,10 146,05 143,08

1.NN&NTTS 54,752 35,60 60,587 32,00 55,406 20,04 110,65 91,44 100,58 2.TTCN&XD 48,477 31,50 59,451 31,40 116,693 42,20 122,63 196,28 155,14 3.TM&DV 50,600 32,90 69,296 36,60 104,418 37,76 136,94 150,68 143,64 II. Một số chỉ tiêu BQ GTSX/người(triệu đồng) 13,111 _ 15,897 _ 22,629 _ 121,24 142,74 131,55 GTSX/ lao động (triệu đồng) 23,934 _ 27,721 _ 39,302 _ 115,82 141,77 128,13

3.1.2.4Tình hình cơ sở hạ tầng

Cùng với sự phát triển kinh tế địa phương ta không thể không nói đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng vì sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế của xã nhà. Cơ sở hạ tầng ở xã Yên Bắc được đánh giá là tương đối tốt.

UBND xã Yên Bắc không ngừng đẩy nhanh công tác nâng cấp hệ thống: điện, đường, trường, trạm. Hệ thống mạng lưới điện đảm bảo cho các hộ gia đình duy trì tốt trong sinh hoạt, phát triển kinh tế gia đình cũng như đảm bảo lượng điện tiêu dùng cho các công trình công cộng. Hệ thống trường học của xã từ trường mẫu giáo tới trường trung học cơ sở đều xây dựng kiên cố, khang trang. Các trường đều được xây dựng 2 tầng, với nhiều dãy học và đều đạt trường chuẩn quốc gia nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc gửi gắm và học tập của các em học sinh trong xã. Như vây, thế hệ trẻ của đất nước đã và đang dành được sự quan tâm của nhân dân và chính quyền xã. Sức khỏe người dân cũng được quan tâm hơn, Trạm xá xã Yên Bắc mới được xây mới,

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM (Trang 51 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w