Những tồn tại trong hoạt động của Quỹ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM (Trang 102 - 105)

a) Về nguồn nhân lực

QTDND xã Yên Bắc ra đời trong một khoảng thời gian không phải là nhỏ, được coi là tổ chức tín dụng trong nông thôn để phục vụ người dân trong xã là chính. Trụ sở của Quỹ lại đặt trên đại bàn cố định, nên lượng khách hàng và lượng vốn của Quỹ vẫn bị hạn chế rất nhiều trong quá trình hoạt động.

Thành viên của Quỹ nằm trong khu vực một xã nên số lượng vẫn còn hạn chế, điều đó cũng một phần làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động của Quỹ.

Các cán bộ làm trong Quỹ phần lớn là những đại biểu tiêu biểu trong HTX chuyển sang làm việc tại Quỹ, nên trình độ làm việc còn rất hạn chế. Ban đầu thành lập thì các các cán bộ vẫn chưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ nào cả, dần dần để nâng cao hiệu quả hoạt động cho Quỹ nên các các bộ được cử đi học các nghiệp vụ tín dụng, đây chính là mặt hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Quỹ. Mặt khác chi phí đào tạo cũng ngày càng tăng nên cũng hạn chế rất nhiều.

Tại các cơ quan khi kiểm tra nội bộ thường thuê kiểm toán bên ngoài để đảm bảo tính chính xác, nhưng QTDND lại chỉ có một kiểm soát viên nên quá trình kiểm soát cũng khó có tính chính xác và xác thực hơn. Nhân viên kiểm soát chỉ được đào tạo nghiệp vụ cơ bản nên kiểm soát ở đây chỉ mang tính hình thức ít phát hiện ra các lỗi sai xảy ra trong quá trình làm việc.

Cán bộ trong xã chủ yếu là người dân ở địa phương nên công tác cho vay ở Quỹ còn nặng về phía quan hệ bạn bè, anh em, quen biết. Khi đến giao dịch, nếu đông khách hàng thì những trường hợp quen biết luôn được ưu tiên và các thủ tục nhanh chóng hơn. Điều này cũng làm hạn chế hoạt động cho vay tại Quỹ.

Tiền lương của các cán bộ hoạt động tại Quỹ còn thấp, điều này đã làm hạn chế đến trách nhiệm của nhân viên tại Quỹ cung như thu hút đội ngũ nhân viên có trình độ cao về làm việc.

b) Về công tác huy động vốn

Hình thức huy động vốn chỉ được trưng bày một bảng bằng khổ của tờ giấy Ao dán bên trong phòng giao dịch của Quỹ, nên chỉ những người đến giao dịch mới biết được lãi suất huy động của Quỹ. Như vậy quá trình huy động cón mang tính chất tự khách hàng mang đến gửi.

Hoạt động chỉ đơn thuần là hoạt động vay mượn giữa Quỹ và khách hàng giao dịch, chưa thực sự tạo lập được các hoạt động khác : hoạt động đầu tư, thị trường chứng khoán hay các hoạt động tăng thu nhập cho Quỹ.

Hoạt động huy động tiền gửi phụ thuộc vào lãi suất huy động của tổ chức tín dụng. Chính vì vậy trong quá trình huy động vốn thì lãi suất chi phối phần lớn lượng tiền huy động được trong thị trường vốn của địa phương.

c) Về công tác cho vay

- Chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn vay của tầng lớp nhân dân trong địa bàn hoạt động. Lượng vốn vay cho khách hàng còn hạn chế không đáp ứng đủ số lượng khi cần thiết.

- Quá trình cho vay chủ yếu là các khoản ngắn hạn và trung hạn. Cho vay dài hạn ít xuất hiện ở quỹ nên đã hạn chế sự phát triển của quỹ rất nhiều.

- Hoạt động chỉ đáp ứng được nguồn vốn nhỏ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đơn thuần, quỹ chưa thực sự gắn kết với các dự án phát triển kinh tế của các cơ quan đoàn thể, của các cấp chính quyền.

- Hoạt động thẩm tra chỉ mang tính chất hiểu biết của cán bộ tín dụng đối với các đối tượng đi vay. Thẩm tra mang tính chất hình thức không mang tính chất kiểm tra tính khả thi.

d) Về mặt lãi suất

Lãi suất của Quỹ chưa phản ánh được tính cạnh tranh trong thị trường vốn nông thôn. Trong hoạt động tín dụng thì công cụ lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động gửi tiền cũng như cho vay của khách hàng tại Quỹ, nên lãi suất là công cụ quyết định tới sự phát triển của Quỹ.

QTDND xã Yên Bắc lại cách NHNN&PTNT không quá xa, hay NHCSXH lại gần với địa điểm hoạt động của Quỹ nên hoạt động của Quỹ sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu lãi suất không thể cạnh tranh với hai nhà hoạt động tín dụng này.

Trong thị trường vốn thì lãi suất cũng như giá cả của hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. Người bán thì muốn bán với giá cao, người mua lại muốn mua với giá rẻ, cũng như người vay thì mong muốn vay với lãi suất

thấp nhất có thể, còn người gửi thì lại trái ngược lại muốn gửi với mức lãi cao. Nên lãi suất chi phối phần lớn trong hoạt động cho vay và huy động tiền gửi trong thị trường vốn của người dân ở địa phương.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w