Đánh giáhiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Bắc

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM (Trang 95 - 97)

Sau 20 năm hoạt động QTDND xã Yên Bắc hiện nay đã phát triển rất nhiều. Sau từng đấy năm hoạt động số thành viên của Quỹ hiện nay đã hơn 1500 thành viên tham gia và số thành viên đó vẫn liên tục tăng theo năm tháng. Cùng với sự phát triển của các thành viên cũng không thể không nhắc tới rằng nguồn vốn của Quỹ không ngừng tăng lên, đặc biệt là nguồn vốn huy động trên địa bàn. Hiện nay doanh số cho vay năm 2013 là hơn 57 tỉ đồng và tăng gấp rất nhiều lần so với khi mới thành lập. điều đó đã chứng tỏ rằng QTDND đã chiếm được lòng tin của người dân ở địa phương nơi Quỹ đang hoạt động.

Đặt trụ sở tại một địa phương thuần nông, người giao dịch chủ yếu là người dân trong xã nên giao dịch của Quỹ với người dân được thực hiện dễ dàng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Sự hoạt động của Quỹ đã góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế dịa phương nói chung và nhu cầu về vốn của người dân nói riêng, điều đó đã làm giảm lưu thông tiền tệ phi chính thống, xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, hụi họ trong dân cư.

Bảng 4.11 Đánh giá hiệu quả hiệu quả hoạt động của QTDND xã Yên Bắc giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1.Tổng doanh thu Tr.đ 2.094,9 3.239,9 4.235,1

2.Tổng chi phí Tr.đ 1.855,0 2.972,0 3.914,2

3.Tổng lợi nhuận ròng Tr.đ 191,9 214,3 232,7

4.Chi phí/ doanh thu (%) 88,54 91,73 90,42

5.Lợi nhuận/thu nhập (%) 9,16 6,61 5,49

6.Lợi nhuận / chi phí (%) 10,32 7,21 5,94

7.Lợi nhuận/người Tr.đ 23,98 26,79 29,09

8.Doanh thu/người Tr.đ 261,86 404,98 529,39

Nguồn: tổng hợp QTDND xã Yên Bắc, năm 2013

Tổng lợi nhuận trên tổng thu nhập: đánh giá hiệu quả của một đông

thu nhập, đông thời cũng đánh giá hiệu quả quản lí thu nhập của Quỹ. Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2011 một đồng thu nhập tao ra được là 9,16% đồng lợi nhuận đến năm 2013 lợi nhuận giảm so với năm 2012. Nhìn chung tỉ số này tương đối thấp qua các năm vì vậy Quỹ đang hiệu quả tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập,chấp nhận rủi ro tốt hơn

Tổng chi phí trên doanh thu: chỉ số này đánh giá khả năng bù đắp chi

phí cho một đồng thu nhập. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1 vì nếu lớn hơn 1 thì Quỹ tín dụng hoạt động không hiệu quả. Qua bảng 4.11 ta thấy năm 2011 con số này là 88,54%, tới năm 2012 con số này tăng lên là 91,73%, ta thấy quỹ có nguy cơ rủi ro nhưng không lớn lắm có thể điều chỉnh được. Nguyên nhân do trong năm 2012 chi phí tăng nhanh hơn thu nhập, do lạm phát giá cả mọi thứ đều tăng cao, chi phí trả lương cho nhân viên cao hơn hẳn so với năm 2011. Năm 2013 con số này có xu hướng giảm xuống là 90,42% chứng tỏ quỹ đã có chiến lược kinh doanh, không ngừng hạ thấp chi phí bất hợp lí tạo điều kiện cho việc hạ lãi suất cho vay.

Tổng lợi nhuận trên tổng chi phí:phản ánh hiệu quả chi phí cứ một

đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động của Quỹ. Nhìn vào bảng ta thấy tỉ suất lợi nhuận này có xu hướng giảm từ 10,32% năm 2011 tới năm 2013 giảm chỉ còn 5,94% cho thấy quỹ hoạt động chưa hiệu quả về hiệu quả chi phí, vì một đồng chi phí bỏ ra thu được rất ít lợi nhuận.

Tổng lợi nhuận trên người: đánh giá sự tham gia có hiệu quả của các

cán bộ nhân viên vào hiệu quả hoạt động của Quỹ. Năm 2012 con số này là 23,98 triệu đồng, tới năm 2013 con số đó lên tới 29,09 triệu đồng và luôn có chiều hướng tăng trong 3 năm qua. Tỉ suất này càng cao thì chứng tỏ cán bộ nhân viên quỹ đang làm tốt công tác nhiệm vụ của mình.

Số vốn huy động của Quỹ ngày càng tăng và tăng nhanh qua các năm, số lượt vay càng nhiều hơn. Số vốn vay tại Quỹ đã giúp cho người dân địa phương tăng thu nhập tạo công ăn việc làm, ổn định về kinh tế và điều đó đã nâng cao mức sống của người dân và nâng cao nhu cầu về vốn lớn.

Đóng góp một phần lớn vào việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Như chúng ta thấy, vốn là một nguồn không thể thiếu trong nhu cầu phát triển của người dân hiện nay. Nhu cầu vốn ngày càng lớn .

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ YÊN BẮC, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w