QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 43 - 44)

6.1. Khái niệm

Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại là sự bồi thường bằng vật chất khi có vi phạm về quyền và nghĩa vụ của chủ thể này gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ của chủ thể kia trong quá trình lao động.

6.2. Phân loại quan hệ bồi thường thiệt hại

6.2.1. Quan hệ bồi thường thiệt hại về tài sản

Quan hệ bồi thường thiệt hại về tài sản xảy ra khi:

- Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm các cam kết trong nội quy, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động không đảm bảo điều kiện lao động, các quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

Tùy theo mức độ vi phạm mà pháp luật quy định cụ thể mức bồi thường và cách thức thực hiện bồi thường.

6.2.2. Quan hệ bồi thường do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Quan hệ này phát sinh do người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật lao động (vi phạm điều kiện chấm dứt hoặc vi phạm thời hạn báo trước).

- Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động khơng muốn tiếp tục làm việc, thì ngồi khoản tiền bồi thường trên người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngồi khoản tiền bồi thường trên và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)