3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG, KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
3.1.2. Đại diện ký kết
Khi tham gia ký kết, các bên phải chuẩn bị và tiến hành thương lượng một cách cẩn thận, chu đáo với đầy đủ thiện chí, các bên cần xác định rõ mục tiêu sẽ đạt được khi thương lượng, chọn người đại diện phù hợp, chuẩn bị đầy đủ thông tin tài liệu để bảo vệ mục tiêu, có chiến lược, chiến thuật đàm phán và phải mềm dẻo trong thương lượng. Để đạt được mục tiêu và yêu cầu trên, trong quá trình thương lượng để ký kết thỏa ước, các bên phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.2.1. Nguyên tắc tự nguyện
Thể hiện sự tự do bày tỏ ý chí của các bên xuất phát từ nhận thức về quyền và trách nhiệm trong việc xúc tiến ký kết thỏa ước. Quá trình thương lượng các bên phải trên tinh thần thiện chí hướng tới ngày mai. Các bên phải đối xử bình đẳng với nhau dù thích hay khơng thích.19 Như vậy, mọi sự cưỡng bức, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép xuất phát từ một bên đều có nguy cơ dẫn đến hậu quả của thỏa ước lao động tập thể vơ hiệu.
Chính vì vậy, tơn trọng trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện xuất phát từ quyền và lợi ích của hai bên sẽ là nền tảng vững bền trong việc thiết lập mối quan hệ lao động mang tính tập thể.
3.1.2.2. Nguyên tắc bình đẳng
Mặc dù địa vị kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động khác nhau nhưng các bên đều gặp nhau ở một điểm đó là lợi ích kinh tế.20 Nhưng để đạt được điều này, các bên phải đối xử với nhau trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng và hợp tác. Trong q trình thỏa thuận, ký kết các bên khơng được đưa ra u sách áp đặt ý chí chủ quan của mình cho phía bên kia. Khi thương lượng các bên phải xác định sự bình đẳng về địa vị pháp lý để mong muốn thiết lập một mối quan hệ hài hòa ổn định và hạn chế những mầm mống tranh chấp trong tương lai có thể phát sinh.
19 Giáo trình Luật lao động, Trung tâm đào tạo từ xa, TS. Nguyễn Hữu Chí, NXBCAND,
Hà Nội 2003, tr92
20 Giáo trình Luật lao động, Trung tâm đào tạo từ xa, TS. Nguyễn Hữu Chí, NXBCAND,
3.1.2.3. Ngun tắc cơng khai
Trong q trình thương lượng và ký kết cơng đồn là tổ chức phản ánh ý kiến gián tiếp của tập thể người lao động. Tuy vậy các điều khoản trong thỏa ước cũng phải được tập thể người lao động thông qua. Pháp luật quy định thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể. Trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp phải có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được. Trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành phải có trên 50% số đại diện Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc cơng đồn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được. Nguyên tắc này đảm bảo cho thỏa ước lao động tập thể thực thi có hiệu quả.
3.1.2.4. Nguyên tắc không trái pháp luật lao động và pháp luật khác
Khi thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, pháp luật lao động quy định rất chặt chẽ cụ thể chủ thể tham gia thương lượng, chủ thể ký kết, trình tự thương lượng, nội dung thương lượng, hiệu lực thỏa ước, thủ tục sửa đổi, bổ sung thỏa ước. Và trong trường hợp nếu nội dung thỏa ước trái pháp luật, người ký kết khơng đúng thẩm quyền, khơng tn thủ trình tự ký kết đều dẫn đến thỏa ước lao động tập thể vơ hiệu. Do đó, thỏa ước lao động tập thể phải tuân thủ pháp luật lao động và pháp luật khác là căn cứ pháp lý, là giới hạn để các bên chấp hành, tuân thủ những quyền và nghĩa vụ phát sinh trong thỏa ước. Để quá trình thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể đạt hiệu quả, các bên phải tuân thủ đồng thời các nguyên tắc trên một cách đồng bộ, thống nhất.
Theo quy định của pháp luật đại diện ký kết của bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.