Đại diện thương lượng tập thể

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 69 - 70)

3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG, KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

3.1.1. Đại diện thương lượng tập thể

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động bao giờ cũng rơi vào vị thế yếu so với người sử dụng lao động. Chính vì vậy, để tạo sự tương đồng giữa hai chủ thể pháp luật qui định tập thể người lao động có quyền thành lập tổ chức cơng đồn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cơng đồn được pháp luật trao cho quyền năng đại diện và để đảm bảo thực hiện được quyền năng mang tính tổng qt này thì cơng đồn phải thực hiện các quyền năng cụ thể trên thực tế. Một trong những quyền năng đó là quyền tham gia thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể. (Điều 74 Bộ luật lao động 2012).

Có thể khẳng định việc ghi nhận quyền năng này của cơng đồn phản ánh sự bình đẳng giữa hai chủ thể và thể hiện ý chí cũng như tính cơng khai của các chủ thể. Tuy nhiên, để thực hiện quá trình thương lượng và ký kết đạt được sự cơng bằng, có hiệu quả thì cơng đồn phải có những người thực sự có khả năng, am hiểu nghiệp vụ đàm phán thương lượng và am hiểu luật pháp.

Khi tham gia thương lượng đại diện bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành cơng đồn ngành;

Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành. Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai bên thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)