NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 106 - 107)

- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thì

2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Nội dung của hợp đồng lao động là những thỏa thuận xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên được phản ánh thông qua các điều khoản, hoặc thơng qua lời nói trong hợp đồng lao động.

Trong khoa học luật lao động, có nhiều cách phân loại điều khoản của hợp đồng lao động dựa trên nguồn gốc, tính chất, và mức độ cần thiết của các điều khoản trong hợp đồng lao động.34 Ngoài ra, khi xác định điều khoản của hợp đồng lao động cịn căn cứ vào lợi ích của người lao động để xác định những điều khoản pháp luật đã quy định các bên không được thỏa thuận và những điều khoản có lợi cho người lao động.

Việc phân chia các loại điều khoản trong nội dung của hợp đồng lao động là cần thiết. Tuy vậy việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Dù phân loại theo các căn cứ nào thì hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:

- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

34 Giáo trình Luật lao động Việt Nam, PTS. Phạm Cơng Trứ (CB), NXBĐHQG Hà Nội

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc; - Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Ngồi các nội dung chủ yếu trên, khi ký kết hợp đồng các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác tùy thuộc vào khả năng điều kiện của mỗi bên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)