cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng lương theo hợp đồng lao động.
- Nếu bên nào vi phạm về thời gian báo trước thì phải bồi thường cho phía bên kia một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
6.2.3. Quan hệ bồi thường thiệt hại về sức khoẻ và tính mạng
Quan hệ này phát sinh khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động do người sử dụng lao động không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những quy định về bảo hộ lao động.
Mức bồi thường cụ thể căn cứ vào các yếu tố sau: - Mức độ suy giảm khả năng lao động.
- Mức thiệt hại xảy ra.
- Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên. - Căn cứ theo quy định của pháp luật.
7. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG
7.1. Khái niệm
Quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động là quan hệ giữa một bên là các bên tranh chấp và một bên là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.
7.2. Đặc điểm
7.2.1. Về chủ thể
- Các bên tranh chấp gồm: Người lao động, tập thể người lao động (đại diện cho tập thể người lao động) với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp gồm: + Hòa giải viên.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Tòa án nhân dân.
7.2.2. Về điều kiện phát sinh quan hệ
- Khi các bên tranh chấp khơng thương lượng được có đơn u cầu gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
7.2.3. Về nội dung quan hệ: là quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
7.2.3.1. Các bên tranh chấp khi tham gia quan hệ có các quyền sau
- Trực tiếp hoặc thơng qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp.
- Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp.
- Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó khơng thể bảo đảm tính khách quan, cơng bằng trong việc giải quyết tranh chấp.
7.2.3.2. Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ sau
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các thỏa thuận đã đạt được, biên bản hòa giải thành, quyết định đã có hiệu lực của Tịa án.
7.2.3.3. Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp có các quyền sau
- Yêu cầu các bên tranh chấp, các cơ quan, tổ chức và các cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu chứng cứ.
- Trưng cầu giám định. - Mời nhân chứng.
- Triệu tập những người có liên quan. - Lập biên bản hịa giải.
Ngồi ra, họ phải chấp hành các nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp trong phạm vi thẩm quyền đã được pháp luật quy định.