Tiến hành thương lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 72 - 73)

3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG, KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

3.2.2. Tiến hành thương lượng

Thương lượng là một trình tự, thủ tục trung tâm đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng thỏa ước lao động tập thể bởi vì thỏa ước lao động tập thể có đi đến kết quả ký kết hay khơng nó phụ thuộc vào kết quả thương lượng. Giai đoạn thương lượng giúp các bên bày tỏ một cách rõ ràng nhất về quan điểm của mình thơng qua các thông tin trong thỏa ước mà các bên đưa ra. Giai đoạn này các bên phải chuẩn bị một số kỹ năng quan trọng như việc thu thập và xử lý thông tin, xác định rõ mục tiêu, nội dung cần phải đàm phán trong thỏa ước. Các bên phải xây dựng kế hoạch thương lượng, sử dụng nhiều kỹ năng trong đàm phán và nhiều phương pháp trong đàm phán nhằm đạt được mục tiêu chung trong việc đi đến thống nhất những điều khoản cần thiết của thỏa ước. Ngoài ra, các bên phải bày tỏ thiện chí, tính bình đẳng, tính mềm dẻo linh hoạt trong khi tiến hành thương lượng. Để kết quả thương lượng khả quan, các bên cịn phải tơn trọng ý kiến của nhau, các bên phải ghi rõ những điều khoản đã thống nhất được nội dung và những điều khoản chưa đi đến kết quả. Mầm mống tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai phụ thuộc vào q trình thương lượng, do đó, các bên càng đầu tư chú trọng vào quá trình thương lượng bao nhiêu càng hạn chế các tranh chấp bất đồng có thể xảy ra trong tương lai bấy nhiêu.

Quy trình thương lượng tập thể gồm các bước sau: - Quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể:

+ Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ của người sử dụng lao động;

+ Lấy ý kiến của tập thể lao động: Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động;

+ Thông báo nội dung thương lượng tập thể: Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.

- Quy trình tiến hành thương lượng tập thể được quy định như sau: + Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể: Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thỏa thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau;

+ Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thỏa thuận. Trường hợp thương lượng khơng thành một trong hai bên có quyền tiếp tục đề nghị thương lượng hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 1 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)