Các hình thức tín dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 25 - 28)

2.1.2.1. Tín dụng thương mại.

Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp do bán chịu hàng hóa.

TDTM phát sinh là do xảy ra hiện tượng có một số doanh nghiệp có hàng hố muốn bán, trong khi đó một số doanh nghiệp khác muốn mua nhưng khơng có tiền, trong trường hợp này trên cơ sở quen biết, tín nhiệm nhau họ có thể thoả thuận một quan hệ vay mượn. Nhờ vậy, người bán có thể giải phóng nhanh lượng hàng hố của mình giảm

Trang 34 bớt những chi phí về bảo quản hàng hoá, ngược lại người mua mặc dù chưa có tiền nhưng vẫn có được hàng hoá đưa vào chu kỳ sản xuất mới. Hành vi mua bán chịu hàng hoá được xem là hình thức tín dụng, bởi lẽ người người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định và khi đến thời hạn đã được thoả thuận người mua phải hoàn trả lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu.

Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của TDTM là giấy nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu.

Đặc điểm của thương phiếu: Tính trừu tượng, tính bắt buộc và tính lưu thông.

* Ưu điểm, hạn chế của TDTM

- Ưu điểm: Một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của những doanh nghiệp tạm thời thiếu hụt vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ nhanh hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ giảm chi phí giao dịch do khơng phải qua khâu trung gian mà qua quan hệ trực tiếp.

- Hạn chế:

+ Quy mơ tín dụng: Vì TDTM do các doanh nghiệp cung cấp và họ chỉ cung ứng khối lượng tín dụng trong giới hạn khả năng của mình. Do đó nếu người đi vay có nhu cầu cao hơn thì người cho vay không thể đáp ứng đầy đủ được.

+ Thời hạn cho vay: Bởi lẽ điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp có thể không trùng khớp với nhau và chỉ đáp ứng cho ngắn hạn.

+ Phạm vi: Do TDTM được cung cấp dưới hình thức hàng hóa, vì thế doanh nghiệp chỉ cung cấp được tín dụng cho một số doanh nghiệp có cung cầu hàng hóa phù hợp nhau.

2.1.2.2. Tín dụng ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là Ngân hàng và bên kia là các tác nhân (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội..) trong nền kinh tế quốc dân.

Trong hình thức này, ngân hàng xuất hiện với vai trò vừa là người đi vay và vừa là người cho vay.

Tín dụng ngân hàng có những đặc điểm sau:

- Huy động vốn và cho vay được thực hiện chủ yếu dưới hình thức tiền tệ - Các ngân hàng đóng vai trị là tổ chức trung gian tín dụng.

- Q trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội.

Trang 35 Các hình thức cho vay của tín dụng ngân hàng là: Cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp và đầu tư chứng khốn Giữa TDNH và TDTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Hoạt động TDTM sẽ tạo cơ sở để cung cấp TDNH điều này thể hiện thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố thương phiếu của TDTM. Ngược lại, hoạt động TDNH đã góp phần khắc phục các mặt hạn chế của TDTM.

* Ưu điểm và hạn chế của tín dụng Ngân hàng

- Ưu điểm:

+ Khối lượng tín dụng: Có khả năng cung ứng những khoản vốn lớn đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng. Do đối tượng của TDNH là tiền tệ, các hình thức huy động phong phú có thể huy động tiền tệ nhàn rỗi từ mọi chủ thể trong nền kinh tế.

+ Thời hạn tín dụng: Ngân hàng có thể đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn, tạo điều kiện cho nhu cầu của người tích lũy và người đầu tư được đáp ứng phù hợp.

+ Phạm vi tín dụng: Có khả năng huy động vốn và cho vay rất lớn, liên quan đến các chủ thể và các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.

- Hạn chế: Có độ rủi ro cao do việc ngân hàng cho vay với số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có hoặc có sự chuyển hóa thời hạn và phạm vi tín dụng rất rộng.

2.1.2.3.Tín dụng nhà nước.

Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội.

Biểu hiện dưới 2 hình thức:

+ Nhà nước là người đi vay: Bằng cách phát hành công trái để huy động vốn.

+ Nhà nước là người cho vay để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. - Mục đích: TDNN ra đời nhằm mục đích thoả mãn những nhu cầu chi tiêu của NSNN trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng chi, nhằm bù đắp những khoản chi cho đầu tư phát triển kinh tế, tăng thêm nguồn lực tài chính cho Nhà nước để thực thi các chính sách. Mặt khác TDNN là công cụ để Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế kém phát triển.

*Ưu và nhược điểm của tín dụng nhà nước

- Ưu điểm: Nhà nước huy động vốn bằng cách phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu qua đó có thể thu hút một lượng tiền mặt lớn trong lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường. Đây là cơ sở quan trọng hình thành, phát triển thị trường tài chính.

Trang 36 - Nhược điểm: Nếu mức độ huy động không hợp lý thì có thể dẫn đến tình trạng chen lấn đầu tư của tư nhân do chính phủ huy động vốn qua phát hành trái phiếu, gây sức ép tăng lãi suất khiến cho đầu tư của tư nhân giảm xuống.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)