Ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 32 - 34)

2.1.4.1. Khái niệm.

NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về NHTM, song đều thể hiện các đặc trưng cơ bản:

- Là một tổ chức được phép nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả. - Sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay, chiết khấu và đầu tư.

- Thực hiện các khoản thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng.

2.1.4.2. Phân loại.

a) Dựa vào hình thức sở hữu.

- Ngân hàng sở hữu tư nhân: là ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn của chính họ. Tại Việt Nam chưa có loại hình này.

- Ngân hàng sở hữu nhà nước: là ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp.

- Ngân hàng cổ phần: là loại hình ngân hàng được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần trong đó các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân cùng góp vốn kinh doanh.

- Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của hai hay nhiều bên. Ở Việt Nam, loại hình này thường được thực hiện giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài để tận dụng các ưu thế của nhau.

b) Dựa vào chiến lược kinh doanh.

- Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng là tập đồn, cơng ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.

- Ngân hàng bán lẻ: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho khách hàng cá nhân.

- Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty và khách hàng cá nhân. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng này.

2.1.4.3. Chức năng.

a) Chức năng trung gian tín dụng.

Trang 41 - Thứ nhất: NHTM huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế trong xã hội, từ các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan Nhà nước, NHTW, NHTM và tổ chức tín dụng khác…để hình thành nguồn vốn cho vay.

- Thứ hai: NHTM dùng nguồn vốn đã huy động được để bổ sung vốn, gửi vào tài khoản dự trữ bắt buộc hoặc tài khoản thanh toán tại NHTW, NHTM hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Như vậy, hoạt động của NHTM là “ đi vay để cho vay”, là “cầu nối” giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn. Những hoạt động trên mang tính chất kinh doanh, bởi vì khi cho vay NHTM đặt ra một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất huy động vốn. Chênh lệch giữa hai mức lãi suất là để bù đắp chi phí hoạt động vốn. chênh lệch giữa hai mức lãi suất là để bù đắp chi phí hoạt động tín dụng và phần lợi nhuận của NH.

Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng nhất của NHTM.

b) Chức năng trung gian thanh toán.

NHTM làm trung gian thanh toán trên cơ sở những hoạt động đi vay để cho vay. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản chi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng là tiền đề để Ngân hàng thực hiện chức năng này. Mặt khác, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như khơng an tồn, chi phí lớn….đã tạo nên nhu cầu thanh toán qua ngân hàng.

Khi làm trung gian thanh toán, NHTM tiến hành những nghiệp vụ như: Mở tài khỏan tiền gửi, nhận vốn tiền vào tài khoản và thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Trong đó, thanh tốn theo u cầu của khách hàng là kết quả sau khi thực hiện 2 cơng việc trên. NH trích tiền từ tài khỏan tiền gửi của khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi, tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng.

Với sự ra đời phát triển của NHTM, phần lớn các khoản thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ của xã hội được thực hiện qua NH, với những hình thức thanh tốn tiên tiến và thủ tục ngày càng đơn giản.

c) Chức năng tạo tiền.

Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn, NHTM có khả năng tạo ra tiền gửi thanh tốn. Thơng qua chức năng làm trung gian tín dụng, NH sử dụng số tiền vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay lại được khách hàng sử dụng để thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở Ngân hàng khác và chỉ khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. Từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua

Trang 42 cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM, số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu.

Khả năng tạo tiền của NHTM phụ thuộc vào các yếu tố như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi thanh toán.

Như vậy lượng tiền giao dịch không phải là giấy bạc ngân hàng do NHTW phát hành, mà bộ phận quan trọng là do tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)