Các bên tham gia thanh toán thư tín dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 51 - 53)

c) Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

3.3.4.2. Các bên tham gia thanh toán thư tín dụng.

Nếu không phải là L/C đặc biệt, tham gia thanh tốn L/C thường có các chủ thể sau đây:

- Người nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C - The applicant for the credit): Người đưa ra chỉ thị đối với ngân hàng phục vụ mình để mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.

- Ngân hàng mở L/C (The opening bank) hay còn gọi là Ngân hàng phát hành L/C (the issuing bank): Đây là ngân hàng trực tiếp phục vụ người nhập khẩu, và thường là ngân hàng trực tiếp trả tiền theo L/C.

- Người xuất khẩu: Là chủ thể của hợp đồng ngoại thương, người được hưởng L/C (the beneficiary of the credit).

- Ngân hàng thơng báo: (The informing bank): Ngân hàng này có thể là chi nhánh hoặc là ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C, trực tiếp thông báo L/C đến người xuất khẩu. - Ngân hàng chỉ định: Ngân hàng này (theo chỉ thị của ngân hàng phát hành - nếu không phải là ngân hàng phát hành) trực tiếp trả tiền cho người xuất khẩu.

* UCP - The Unifocm Customs and Practice for Documentary credit đã được xuất bản lần đầu vào năm 1933, các bản sửa đổi được công bố vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và 2007.

Trang 60 Như trên đã trình bày, tham gia L/C có thể cịn có sự tham gia của Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng chiết khấu...

• • •

Quy trình thanh tốn L/C:

Thơng thường một nghiệp vụ thanh tốn L/C được thực hiện theo quy trình sau đây:

Sơ đồ 5: Quy trình thanh tốn L/C

(1) Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng thương mại đã ký với người nhập khẩu để làm thủ tục xin mở thư tín dụng tại ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng mở thư tín dụng) cho người xuất khẩu hưởng.

(2) Theo yêu cầu của người nhập khẩu, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. Ngân hàng này chuyển bản chính thư tín dụng cho người xuất khẩu thơng qua ngân hàng nước xuất khẩu (ngân hàng thông báo).

(3) Ngân hàng xuất khẩu nhận thư tín dụng bằng văn bản và gửi bản chính thư tín dụng cho người xuất khẩu.

(4) Căn cứ vào thư tín dụng nhận được, nếu thấy phù hợp thì người xuất khẩu thực hiện hợp đồng thương mại cho người nhập khẩu; nếu khơng chấp nhận thì người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi hoặc bổ sung lại thư tín dụng.

(5) Sau khi đã giao hàng, người xuất khẩu phải lập bộ chứng từ thanh tốn theo đúng u cầu của thư tín dụng xuất trình thơng qua ngân hàng thơng báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh tốn.

(6) Sau khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra kỹ các chứng từ đó, nếu thấy phù hợp thì thanh tốn tiền cho bộ chứng từ đó.

Người xuất khẩu Người nhập khẩu

NH thơng báo (NH thanh tốn) NH mở L/C (8) (4) (3) (5) (6) (1) (7) (2) Hợp đồng ngoại thương

Trang 61 (7) Ngân hàng mở thủ tín dụng địi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hay chấp nhận thanh toán.

(8) Người nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ do ngân hàng người xuất khẩu chuyển đến, kiểm tra kỹ các chứng từ, nếu thấy phù hợp thì chuyển tiền trả cho ngân hàng mở thư tín dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)