Chức năng giám đốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 58)

c) Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

4.3.2. Chức năng giám đốc.

- Nội dung: Giám đốc của tài chính là giám sát các hoạt động kinh tế xã hội thông qua sự vận động của vốn tiền tệ nhằm phục vụ cho các hoạt động một cách hiệu quả nhất.

+ Giám đốc trước: Là giám sát từ khâu lập kế hoạch và dự toán hay các dự án và các chương trình tài chính để kiểm tra tính đứng đắn và hợp lý.

+ Giám đốc trong: Là giám đốc trong khi dự tốn tài chính.

+ Giám đốc sau: Là sau khi thực hiện kế hoạch tài chính kết thúc chu kỳ hoạt động của quỹ tiền tệ.

- Mục đích: Nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm trong sản xuất, công bằng trong xã hội và nghiêm chỉnh trong thực hiện luật pháp.

* Kết luận: Việc giám đốc tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết tốt

các mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa sản xuất và tiêu dùng tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt nhất khả năng về tài nguyên, lao động, phát hiện sai sót, điều chỉnh kịp thời cho việc sử dụng tốt nhất các khả năng về tài nguyên và lao động, bảo đảm sự lành mạnh về các quan hệ kinh tế.

** Mối quan hệ giữa hai chức năng.

- Chức năng phân phối vừa làm tiền đề, vừa làm cơ sở và căn cứ cho chức năng giám đốc.

- Chức năng giám đốc lại làm cho các quan hệ phân phối đứng đắn và hợp lý hơn.

Tuy vậy hai chức năng này không phải lúc nào cũng đi song song tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà sử dụng, vận dụng từng chức năng trước sau một cách hài hoà mới đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)