Chức năng của tài chính 1.Chức năng phân phối.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 57 - 58)

c) Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

4.3. Chức năng của tài chính 1.Chức năng phân phối.

4.3.1.Chức năng phân phối.

Có 2 quan hệ cơ bản là khâu trung gian giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng.

Trong thực tế, chức năng phân phối của tài chính diễn ra như sau:

- Về nội dung: Phân phối của tài chính là phân phối tổng sản phẩm của xã hội, được sáng tạo ra trong nền kinh tế quốc dân trong một thời gian nhất định.

- Về hình thức: Phân phối của tài chính được diễn ra dưới hình thức giá trị và thông qua hoạt động của các quỹ tiền tệ.

- Về phạm vi: Phân phối của tài chính là phân phối kết quả của hoạt động SXKD nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Về mục đích: Phân phối của tài chính nhằm đảm bảo cho q trình sản xuất diễn ra một cách bình thường đó là giải quyết một cách thoả đáng mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng nhằm xác lập một cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý.

Quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội hình thành nên 2 quỹ: Quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của xã hội.

Theo sơ đồ của Mark, có thể chia thành 2 loại: phân phối lần đầu và phân phối lại.

- Phân phối lần đầu: là sự phân phối giữa các thành viên có trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của cải vật chất. Nếu phân phối dừng ở đây thì khơng đảm bảo thoả mãn

Trang 66 các nhu cầu khác của xã hội như: giáo dục, y tế... Vì vậy cần phải có một quá trình phân phối lại.

- Phân phối lại: là sự tiếp tục phân phối thu nhập cơ bản đã được phân phối lần đầu nhằm điều tiết thu nhập của phân phối lần đầu. Từ chức năng phân phối, nhà nước đã biến đổi và sử dụng tài chính bằng các cơng cụ để định hướng kích thích và điều tiết nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)