Khái quát các khâu tài chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 59 - 62)

c) Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

4.4.2. Khái quát các khâu tài chính.

4.4.2.1. Ngân sách nhà nước.

NSNN là 1 quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước bao gồm các khoản thu chi lớn nhất của nhà nước. Nó có thể kích thích định hướng sự hoạt động các khâu tài chính khác. Mặt khác, cũng có thể kiểm tra hoạt động của các bộ phận tài chính khác.

NSNN có nhiệm vụ sau:

- Động viên, tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ của nhà nước, quỹ ngân sách qua chính sách thuế, phí hay lệ phí.

- Phân phối và sử dụng quỹ ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. - Giám đốc, kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với thu chi ngân sách.

Trang 68

4.4.2.2. Tài chính doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính quốc gia, là nơi tạo ra của cải xã hội, gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính.

Nhiệm vụ của Tài chính doanh nghiệp:

- Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh. - Tổ chức vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả.

- Phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quy định của nhà nước.

- Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các q trình đó.

4.4.2.3. Hệ thống tín dụng.

Tín dụng là một khâu của hệ thống tài chính thống nhất. Tín dụng được xem như là một khâu tài chính độc lập vì hoạt động của tín dụng có tính chất chuyên nghiệp. Tính chất đặc biệt của sự vận động của các nguồn tài chính trong quan hệ tín dụng là có thời hạn. Tín dụng chính là tụ điểm của các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi.

Quỹ tín dụng được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi theo ngun tắc hồn trả có thời hạn và có lợi tức. Sau đó, quỹ này sử dụng để cho vay theo nhu cầu SXKD hoặc đời sống cũng theo nguyên tắc hồn trả có thời hạn và lợi tức.

Hiện nay, nước ta tổ chức tín dụng bao gồm: Các NHTM, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (cơng ty cho thuê tài chính), các tổ chức tín dụng hợp tác (quỹ tín dụng nhân dân).

4.4.2.4. Hệ thống bảo hiểm.

Là dịch vụ tài chính, bảo hiểm có nhiều hình thức và nhiều quỹ tiền tệ khác nhau, nhưng tính chất chung và đặc biệt của quỹ bảo hiểm là được tạo lập và sử dụng để bồi thường những tổn thất cho những chủ thể tham gia bảo hiểm tuỳ theo mục đích của quỹ. Có hai nhóm bảo hiểm là:

- Bảo hiểm xã hội: là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động. Loại bảo hiểm này được hình thành và sử dụng khơng vì mục đích kinh doanh mà mang tính chất của hội tương hỗ.

- Bảo hiểm thương mại: là những hoạt động dịch vụ bảo hiểm chuyên nghiệp: Do khả năng nhàn rỗi tạm thời của các nguồn tài chính trong các quỹ bảo hiểm, các quỹ này có

Trang 69 thể được sử dụng để cho vay hoặc đầu tư ngắn hạn nên chúng có quan hệ với các khâu khác trong thị trường tài chính.

2.4.2.5. Tài chính các tổ chức xã hội và dân cư.

Là khâu quan trọng của hệ thống tài chính. Đặc điểm của tài chính dân cư (hộ gia đình) và các tổ chức xã hội là sự tồn tại của quỹ tiền tệ cho tiêu dùng trong phạm vi dân cư hoặc các tổ chức xã hội.

- Quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội: Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để chỉ các tổ chức chính trị xã hội, các Đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp. Các quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội được hình thành từ sự đóng góp hội phí, qun góp ủng hộ ... và được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hoạt động của tổ chức đó. Khi các quỹ chưa được sử dụng, số dư ổn định của quỹ có thể tham gia vào thị trường tài chính thơng qua các quỹ tín dụng hoặc các hình thức khác.

- Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình: Được hình thành từ thu nhập của các thành viên trong gia đình, từ các nguồn thừa kế tài sản, từ biếu tặng ... chủ yếu để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, đồng thời có thể dùng vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, thực hiện nghĩa vụ với NSNN, đầu tư vào thị trường tài chính và bảo hiểm.

** Tóm lại: Các khâu các bộ phận của hệ thống tài chính có mối quan hệ hữu cơ với

nhau, có sự ảnh hưởng lẫn nhau và hợp thành một thể thống nhất nhằm phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

Trang 70

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ Trường CĐN Đà Lạt (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)