Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật hợp đồng lao động Thực tiễn thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cà phê Gemini (Trang 26 - 27)

Theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệ lao động sẽ được giải quyết thơng qua hịa giải, trọng tài và tòa án.

Việc thương lượng - hịa giải nhìn chung được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Nhìn chung việc thương lượng – hịa giải nếu đạt được kết quả sẽ có nhiều lợi ích cho các bên như khơng phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng…. và làm hài lòng các bên tranh chấp. Tuy vây, việc thương lượng – hòa giải chỉ đạt kết quả do thiện chí của các bên và chủ yếu việc vi phạm, tranh chấp là do nguyên nhân khách quan hoặc vì hiểu nhầm hay hiểu khơng đầy đủ nội dung hợp đồng.

Việc giải quyết tranh chấp lao động các nhân thơng qua hịa giải viên chưa nhiều là do các tranh chấp lao động cá nhân hiện nay được giải quyết theo các hình thức như khiếu nại đến các cơ quan lao động ở địa phương để giải quyết; khởi kiện qua tòa án,

thơng qua hịa giải. Để tranh chấp được giải quyết nhanh chóng thì người lao động muốn đưa ra các cơ quan nhà nước quản lý hơn là hòa giải.

Đối với giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: theo luật Cơng đồn 2012 thì cơng đồn có tách nhiệm tham gia phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ chính sách, pháp luật về lao động, cơng đồn, cán bộ, cơng chức…

Khi tham gia, cơng đồn có quyền kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu xót, khắc phụ hậu quả và xử lý hành vi vi phạm.

Nhìn chung thì cơng tác hòa giải của hòa giải viên lao động ở các địa phương chưa có nét nổi bật. Người lao động vẫn thiên về khiếu nại lên các cơ quan quản lý nhà nước nhiều hơn.

Trong thực tế, việc thương lương giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động khơng được diễn ra thực chất, đúng quy trình theo quy định của pháp luật.

Do vậy, cũng khơng có tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phát sinh. Hoạt động của Hội đồng trọng tài ở các địa phương chủ yếu là phối hợp với các cơ quan có liên quan, tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động…

Trong những năm vừa qua, tranh chấp về thực hiện thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp về quyền thành lập gia nhập hoạt động cơng đồn là rất nhỏ nhưng về bảo hiểm xã hội thì chiếm tỷ lệ lớn.

Qua đó ta thấy, hệ thống thiết chế giải quyết tranh chấp lao động hiện nay được tổ chức bán chuyên trách gắn liền với địa bàn hành chính cấp tỉnh và cấp huyện (trừ cơ quan tịa án). Một số tỉnh ít có doanh nghiệp thì ít có tranh chấp lao động cá nhân xảy ra và nếu có thì thường khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước. Một số sự việc giải quyết tranh chấp tại tịa án có xu hướng gia tăng tuy nhiên thủ tục, trình tự phức tạp nên vụ việc giải quyết còn kéo dài, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của người lao động.

2.2Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng lao động tại công ty TNHH Cà phê Gemini và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về HĐLĐ.

Một phần của tài liệu Pháp luật hợp đồng lao động Thực tiễn thực hiện tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cà phê Gemini (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w