*Trình độ phát triển kinh tế xã hộ
3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động
Việt Nam là thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), có trách nhiệm thực hiện các quy định của tổ chức này trong phạm vi điều kiện kinh tế - xã hội quốc gia. Các quy định PLLĐ của Việt Nam nói chung, và các quy định pháp luật về HĐLĐ của Việt Nam nói riêng, phải phù hợp với các quy định của ILO là vấn đề vừa cần thiết, vừa tất yếu. Đó cũng là điều kiện để chúng ta có thể hội nhập quốc tế và tận dụng các cơ hội hợp tác và phát triển đất nước.Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn 17 trong số gần 200 cơng ước của ILO. Trong đó, chủ yếu là các quy định về tuổi lao động tối thiểu, sử dụng lao động nữ và lao động trẻ em, ATLĐ và VSLĐ, bình đẳng nam nữ và vấn đề phân biệt đối xử trong lao động… Đây là những quy định quan trọng, cần thiết phải cân nhắc trong quá trình giao kết HĐLĐ, và cần được duy trì trong quá trình thực hiện HĐLĐ. Việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ phải dựa trên yêu cầu điều chỉnh pháp luật, cơ sở điều kiện kinh tế xã hội trong nước và sự vận dụng phù hợp các quy định của pháp luật quốc tế trong từng thời kỳ.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các quy định về hợp đồng lao động
Có thể nói, pháp luật về HĐLĐ hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài thực hiện, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều lần, pháp luật về HĐLĐ vẫn cịn một số điểm khơng phù hợp và ảnh hướng đến tính khả thi của các quy định này. Tính khả thi là yêu cầu tất yếu của bất kỳ quy phạm pháp luật nào. Nếu khơng có tính khả thi thì những quy định của pháp luật đơn thuần chỉ là những quy định hình thức, khơng thể đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, không bảo đảm được chức năng của pháp luật. Do đó, bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật là một yêu cầu rất quan trọng trong việc hồn thiện PLLĐ nói chung, pháp luật về HĐLĐ nói riêng.
3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồnglao động lao động