*Trình độ phát triển kinh tế xã hộ
2.3.1 Đối với pháp luật điều chỉnh về hợp đồng lao động
Với vai trò luật gốc, điều chỉnh quan hệ lao động và tuân thủ nguyên tắc tự do lao động, tự do thuê mướn lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động; Bộ luật Lao động mang một sứ mệnh quan trọng trong việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường phát triển, kiến tạo khung pháp lý về lao động. Pháp luật về HĐLĐ đã góp phần quan trọng cho việc phát triển QHLĐ ở nước ta theo hướng thị trường, từng bước thúc đẩy sự hình thành và phát triển lành mạnh của thị trường lao động.
Các quy định của pháp luật về HĐLĐ đã tạo ra cơ sở pháp lý để các bên thiết lập QHLĐ, bước đầu đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho NLĐ; đảm bảo quyền tuyển chọn, sắp xếp, sử dụng lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của NSDLĐ tạo điều kiện cho sự vận động, phát triển của thị trường lao động, góp phần trong việc điều tiết, quản lý Nhà nước về lao động trên phạm vi toàn xã hội.
Pháp luật về hợp đồng lao động ở nước ta được đánh giá là có nhiều nội dung tiến bộ, mang tính xã hội cao nhưng bên cạnh đó vẫn cịn có một số vấn đề chưa thực sự hoàn thiện như:
- Những quy định pháp luật về HĐLĐ trong BLLĐ vẫn chưa giải quyết hết những vấn đề tồn tại của pháp luật về HĐLĐ. Những quy định pháp luật về HĐLĐ cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, thiếu các quy định cần thiết. Có những quy định chưa theo kịp với thực tiễn vận hành của thị trường lao động. Ngồi ra, cịn thiếu sự nhất quán giữa các chế định của BLLĐ với các văn bản pháp luật khác.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật HĐLĐ cho thấy nhiều quy định của HĐLĐ còn chưa phù hợp với điều kiện, cơ sở kinh tế, xã hội nước ta – một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, các yếu tố của thị trường còn chưa ổn định, các doanh nghiệp có khả năng giải quyết nhiều lao động chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ rõ
nhất cho trường hợp này là vai trò của tổ chức cơng đồn với NLĐ. Một mặt họ là người đứng ra đòi quyền lợi cho NLĐ, nhưng chính họ cũng là NLĐ, là người thừa hành của NSDLĐ nên quyền lợi của NLĐ đơi khi chưa được thỏa đáng.
Pháp luật HĐLĐ cịn nhiều nội dung chưa rõ ràng, gây khó khăn trong q trình thực hiện, một số nội dung chưa được quy định, tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác cịn hạn chế. Do đó, ảnh hưởng đáng kể đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ HĐLĐ.