*Trình độ phát triển kinh tế xã hộ
3.1 Một số định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi để hồn thiện pháp luật là địi hỏi tất yếu trong hoàn cảnh hiện nay. Một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam được xác định tại Nghị quyết số 48 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là “xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công
đảm bảo để mọi cơ quan, tổ chức, cơng dân đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật cũng như xác định hiệu lực của văn bản, thì một số giải pháp đặt ra là pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật. Việc hồn thiện pháp luật về HĐLĐ cần phải đảm bảo những định hướng sau:
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động phải dựa trên quan điểm của Đảng, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và chuẩn mực của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật ln là vấn đề được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, nhất là tại thời điểm như hiện nay, chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội... Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”.Do đó, hồn thiện hệ thống pháp luật về HĐLĐ
phải đảm bảo đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng.
Hiện nay, nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế này địi hỏi phải có những chế độ, chính sách, có một cơng cụ pháp luật tiến bộ và phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả việc đổi mới nền kinh tế. Nhà nước chỉ có thể sử dụng pháp luật tác động vào quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó và lợi ích chung của tồn xã hội. Khi tình hình kinh tế xã hội có thay đổi thì hệ thống pháp luật về HĐLĐ cũng cần phải có những thay đổi sao cho phù hợp với thực tiễn để đạt được hiệu quả cao nhất.
3.1.2. Đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật về hợp đồng lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động
Những nguyên tắc đó được quy định cụ thể tại Điều 17, chương III BLLĐ 2012, đó là: ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, khơng trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Những nguyên tắc này đều đã được phân tích tại chương 1 của đề tài. Khi đảm bảo được các nguyên tắc chung của pháp luật về
HĐLĐ thì các giải pháp đưa ra để hồn thiện pháp luật về HĐLĐ sẽ cho thấy hiệu quả cao hơn và cũng đảm bảo cho việc áp dụng vào thực tiễn.
3.1.3. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hội nhập với nền kinh tế thế giới trong lĩnh