HIỆU DU LỊCH
Xây dựng tầm nhìn và xây dựng mục tiêu hợp lý, thiết kế chiến lược và chương trình thực hiện có tính khả thi cao cũng khơng giúp được gì cho địa phương nếu chúng khơng được thực hiện và kiểm sốt có hiệu quả. Vì vậy, cơng việc của nhà quản lý du lịch địa phương là quản trị quá trình thực hiện chiến lược thương hiệu. Tình trạng du lịch của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hoạch định chiến lược cũng như khả năng thực hiện các chương trình xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch địa phương. Bốn trường hợp phát triển của du lịch địa phương được minh hoạ ở hình 1.1
Hình 1.1. Khả năng thực hiện chiến lược của du lịch địa phương
[14, tr. 177]
Một địa phương thành công khi nhà quản lý du lịch có khả năng hoạch định chiến lược phù hợp cũng như thực hiện được quá trình xây dựng thương hiệu du lịch một cách hiệu quả. Hai khả năng này sẽ tạo cho sự phát triển bền vững của du lịch. Sẽ thất bại trong việc phát triển là địa phương mà nhà quản lý du lịch khơng có được kỹ năng hoạch định cũng như thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu. Khi một địa phương có một hệ thống các chiến lược
Khả năng thực hiện
hợp lý nhưng lại thiếu khả năng thực hiện nó sẽ tạo một sự mất ổn định cho địa phương đó. Ngược lại, địa phương có khả năng thực hiện cao nhưng lại thiếu năng lực hoạch định chiến lược thì sự thành cơng của địa phương đó mang tính may rủi. Nhiều trường hợp các địa phương này có thể thành cơng, nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do thiếu tầm nhìn chiến lược nên khó phát triển bền vững trong dài hạn.
Kết luận chung: những nguyên tắc cơ bản của xây dựng thương hiệu du lịch địa phương khơng khác biệt gì so với xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Quy trình xây dựng thương hiệu du lịch địa phương bắt đầu bằng việc đánh giá hiện trạng du lịch của địa phương. Trên cơ sở đó, nhà quản lý du lịch địa phương xây dựng tầm nhìn và mục tiêu của du lịch địa phương. Tiếp theo, nhà nhà quản lý du lịch thiết kế các chiến lược phù hợp cho việc xây dựng thành công thương hiệu du lịch cho địa phương mình. Cơng việc bao gồm xác định thị trường du khách mục tiêu, xây dựng và định vị thương hiệu du lịch địa phương và các chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch địa phương. Sau đó, nhà quản lý du lịch phải hoạch định chương trình thực hiện chiến lược và cuối cùng là quản lý thực hiện, kiểm soát.