2.3.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 58 - 64)

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU DU LỊCH CỦA ĐÀ NẴNG

2.3.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG

2.3.1.Hệ thống sản phẩm dịch vụ du lịch

Việc phân tích chính xác nhu cầu, sở thích và nguyện vọng của đối tượng khách hàng mục tiêu, ngành du lịch Đà Nẵng đã thiết những loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Dựa trên những lợi thế vốn có của về tiềm năng du lịch và những yếu tố khai thác phục vụ du lịch. Ngành du lịch Đà Nẵng đã nghiên cứu và thiết kế các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch như sau:

2.3.1.1.Các dịch vụ giải trí gắn với việc khai thác tài nguyên du lịch sông biển

- Triển khai đầu từ các loại hình dịch vụ biển, đẩy mạnh khai thác thế mạnh thương hiệu du lịch biển Đà Nẵng, tăng cường giá trị các dịch vụ biển đi kèm nâng cao khả năng thu hút và giữ chân khách. Bên cạnh đó, tăng cường khai thác các tuyến du lịch biển hấp dẫn từ Sông Hàn đến Sơn Trà, từ Nam Thọ đến Cù lao Chàm và khu du lịch Xuân Thiều, Nam Ô, Làng Vân, vòng quanh Vịnh Đà Nẵng, vùng ven khu du lịch sinh thái Sơn Trà. Trong chương trình phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2007 - 2010, chính quyền và UBND đã nêu bật những ưu điểm và thế mạnh của tài nguyên du lịch biển. Tuy nhiên, thực tế những dịch vụ hầu như chưa được triển khai triệt để, nếu

có thì sự thành cơng khơng đáng kể. Một khi hình tượng thương hiệu du lịch biển được đông đảo khách du lịch biết đến thì lợi thế trong việc quảng bá các sản phẩm du lịch thành phần tốt hơn

- Đầu tư, khôi phục và tổ chức chuyên nghiệp du thuyền ban đêm, thưởng ngoạn Sông Hàn về đêm, câu cá, mực và sinh hoạt của dân chài. Gắn với các chương trình nhằm tạo dựng thương hiệu du lịch biển Đà Nẵng, thời gian qua ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đã tổ chức và thực hiện chương trình “Đà Nẵng biển gọi” 2 năm 1 lần. Các chương trình và quy định về bảo vệ vệ sinh môi trường biển, dần dần cải thiện ý thức người dân khi tham gia sinh hoạt tại các bãi biển. Quy hoạch lại hệ thống nước thải ra biển, cảnh quan ven biển ngày càng được quan tâm bằng những chính sách và biện pháp thiết thực.

2.3.1.2.Phát triển sản phẩm du lịch văn hoá và làng nghề

Nâng cấp hệ thống các bảo tàng hiện có của thành phố, sưu tầm và trưng thêm nhiều hiện vật, gắn kết và nêu bật những giá trị văn hoá - lịch sử, song song với việc khai thác các bảo tàng có thể tổ chức các cuộc triển lãm liên quan, có thể là “Nét văn hố chăm”, “Đà Nẵng - địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi da cam, dioxin”…Vì những giá trị cảm nhận về sản phẩm du lịch không những về mặt cảm xúc hứng khởi, mà còn những cảm xúc mất mát do hậu quả chiến tranh…Bên cạnh đó, tham gia thường niên các hoạt động triển lãm văn hóa lớn tại các nước như: Pháp, Mỹ và một số nước khác nhằm giới thiệu những hiện vật và giá trị văn hóa cổ kính Chăm pa.

Đẩy mạnh khai thác làng nghề truyền thống của thành phố, tổ chức các hội chợ làng nghề và cũng có thể triển lãm sản phẩm làng nghề. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện khuyến khích người dân làng nghề đầu tư khơi phục nghề, phát huy các giá trị truyền thống phục vụ du lịch.

2.3.1.2.Khai thác giá trị văn hoá Lễ Hội phục vụ mục đích du lịch

Lễ Hội ở thành phố Đà Nẵng có sự hạn chế về số lượng, mặt khác thời điểm diễn ra các lễ hội không đồng đều, sức cuốn hút của phần “hội” cịn nghèo nàn, khó hấp dẫn được du khách. Xuất phát từ những hạn chế kể trên, để khai thác tốt loại hình sản phẩm du lịch lễ hội, cần lồng ghép chúng vào những sự kiện có tính nối tiếp về thời gian để tăng tính quy mơ và giá trị hấp dẫn.

2.3.1.3.Các sản phẩm du lịch văn hoá vùng phụ cận

- Xây dựng các tour du lịch văn hoá kết hợp bảo tàng Chăm, kết hợp với Thánh Địa Mỹ Sơn và các tháp chàm.

- Khai thác sản phẩm du lịch văn hoá - danh thắng Ngũ Hành Sơn, phố cổ Hội An và ngược lại.

- Xây dựng các chương trình du lịch phát huy lợi thế của các tài nguyên du lịch vùng phụ cận, lồng ghép khai thác hệ thống sản phẩm du lịch Đà Nẵng dưới dạng liên kết gửi khách thông qua thiết kế tour.

2.3.2.Thực trạng đầu tư cho công tác xây dựng thương du lịch Đà Nẵng thời gian qua

2.3.2.1.Đầu tư nguồn lực

Với mục tiêu đưa du lịch thành phố trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sau năm 2010, xác định rõ mục tiêu trên trong giai đoạn bắt đầu từ năm 2000, du lịch đã quan tâm đầu tư mạnh mẽ để phát triển du lịch có uy tín tầm cỡ quốc tế và khu vực.

- Thành phố đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đơ thị, các cơng trình để phục vụ cho dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: đường Nguyễn Tất Thành, đường Sơn Trà - Điện Ngọc; Khu du lịch Bà Nà- Suối Mơ, Công viên nước, bán đảo Sơn Trà, Nhà hát Tuồng, Nhà hát Trưng Vương, nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Tiến hành quy hoạch các

tuyến, điểm du lịch với tổng diện tích 1.893 ha. Xúc tiến được 43 dự án đầu tư du lịch; trong đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.013 triệu USD (chiếm 53,1%) và 31 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư 14.320 tỉ đồng (chiếm 46,9%).

- Đà Nẵng hiện có 148 khách sạn với hơn 4.400 phịng. Trong đó, các khách sạn được xếp hạng 5 sao gồm có Khu nghỉ dưỡng Furama, Khách sạn Hồng Anh Gia Lai Plaza; 4 sao có Green Plaza, Khu nghỉ dưỡng Sandy Beach và 10 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 1 sao. Công suất buồng phịng bình qn đạt 55%; số ngày lưu trú bình qn đạt 1,61 ngày. Bên cạnh đó, cịn một số khu nghỉ mát quốc tế đạt chuẩn 5 sao đang trong q trình hồn thành và đưa vào khai thác. Có thể nhận định rằng, trong thời gian qua kết quả đạt được của tồn ngành có sự đóng góp lớn của việc đầu tư mở rộng quy mô và chất lượng các khách sạn và khu nghỉ mát.

- Ngành du lịch Đà Nẵng đã tích cực đầu tư, đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới như chương trình du lịch City tour, du lịch lặn biển, tour làng quê, leo núi, du lịch sinh thái, ca múa nhạc dân tộc, lễ hội Quan Thế Âm được nâng cấp đưa vào hoạt động phục vụ du khách.

- Môi trường về du lịch đang từng bước được cải thiện. Năm 2006-2007, lần đầu tiên xây dựng bãi tắm du lịch kiểu mẫu ở Mỹ Khê và T18; hình thành bãi tắm đêm; thường xuyên kiểm tra môi trường ở các khu điểm du lịch.

- Năm 2009 và đầu năm 2010 sẽ đưa vào khai thác 7 dự án du lịch như: KDL Sơn Trà Spa, khu Olalani, KDL SliverShore Hoàng Đạt, khách sạn Hoàng Trà, KDL Xuân Thiều, KDL Tiên Sa, Bà Nà với 1.072 phòng, trung tâm hội nghị, hội thảo, nhà hàng với sức chứa từ 500 đến 1.000 ghế và 01 sân golf 18 lỗ tại Hòa Hải sẽ tạo nên sản phẩm du lịch mới góp phần tăng doanh thu và lượng khách cho du lịch Đà Nẵng. Ngoài ra, năm 2010 Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển du lịch biển, khởi động đầu tư dự án Cơng viên văn hóa Ngũ

Hành Sơn; hình thành, bổ sung các điểm dịch vụ vui chơi giải trí về đêm, phát triển các show diễn phục vụ khách du lịch, triển khai thí điểm một số hoạt động để hình thành phố du lịch Bạch Đằng, phát triển du lịch đường sơng. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình kích cầu du lịch để sớm khắc phục sút giảm khách du lịch quốc tế.

- Nguồn nhân lực du lịch được từng bước bổ sung và tăng cường theo hướng chiều sâu về chất lượng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Văn Hố, Thể Thao và Du Lịch thì sức hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng đối với thị trường khách du lịch quốc tế còn hạn chế. Du lịch biển là thế mạnh nhưng mới hình thành và chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong vùng và quốc tế; các dịch vụ vui chơi giải trí chủ yếu đáp ứng thị trường du khách nội địa do số lượng ít và chất lượng kém nên khó kéo dài thời gian lưu trú của du khách; cơng tác xúc tiến du lịch cịn hạn chế; nhân lực du lịch giỏi cấp quản lý ít, chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ phục vụ trực tiếp thiếu năng động, yếu ngoại ngữ, đặc biệt làm công tác marketing quảng bá trực tiếp với du khách…

2.3.2.2.Công tác quảng bá du lịch của Đà Nẵng

Trong thời gian qua, để quảng bá hình ảnh du lịch thành phố đến với du khách, nhà quản lý du lịch thành phố đã nỗ lực sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau:

*Cung cấp thông tin du lịch

Nâng cao năng lực Phịng thơng tin du lịch tại Ga đến quốc tế và nội địa sân bay Đà Nẵng; đặt các ki-ôt thông tin du lịch. Đặt các máy tra cứu dữ liệu thông tin du lịch, pano quảng cáo, biển chỉ dẫn về du lịch tại khu vực Bảo tàng Chàm, đường Bạch Đằng, trước Nhà hát Trưng Vương và tại các cửa ngõ vào thành phố.

- Tổ chức các sự kiện du lịch thường xuyên của thành phố gồm: Liên hoan Du lịch “Đà Nẵng - Biển gọi” (2 năm 1 lần); Liên hoan Du lịch Gặp gỡ Bà Nà (hàng năm); Liên hoan văn hoá du lịch Đà Nẵng (năm 2004, 2005); Năm sản phẩm và môi trường du lịch (năm 2008, 2009, 2010); Liên hoan du lịch làng nghề, hội thi tay nghề, hướng dẫn viên. Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng là địa phương duy nhất cả nước tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm nhân kỷ niệm ngày giải phóng thành phố.

- Tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các Hãng lữ hành và báo chí đến Đà Nẵng. Tổ chức Road show du lịch tại Thái Lan, Nhật, Trung Quốc và Singapore; Tổ chức Hội nghị khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội.

*Xuất bản ấn phẩm, Website du lịch

Xuất bản sách Cẩm nang du lịch Đà Nẵng; Bản đồ Du lịch Đà Nẵng; Bưu ảnh Đà Nẵng; Tập gấp Du lịch Đà Nẵng; Poster về du lịch Đà Nẵng, - Làm phim du lịch Đà Nẵng dưới hình thức đĩa VCD, DVD, bản tin du lịch, tạp chí du lịch; sách chuyên đề về một số điểm tham quan du lịch Đà Nẵng; nâng cấp trang Web du lịch Đà Nẵng.

2.3.2.3.Công tác xây dựng và thực hiện các chương trình hành động

Trong những năm qua, công tác này đã được Đà Nẵng đặc biệt chú trọng và cải tiến theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Du lịch Đà Nẵng đã tăng cường các hoạt động quảng bá thơng qua nhiều hình thức phong phú, sinh động và đa dạng với định hướng xây dựng một hình tượng “Đà Nẵng thân thiện - hấp dẫn - văn minh - an tồn” trong cách nhìn du khách.

Du lịch Đà Nẵng đã chuyển mình theo chiều hướng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trong đó việc xây dựng hình tượng “Đà Nẵng thân thiện - hấp dẫn - văn minh - an toàn” là mục tiêu mà toàn du lịch và người dân Đà

Nẵng đang hướng tới. Việc tăng cường cơng tác xúc tiến, quảng bá hình tượng Đà Nẵng đến với du khách trong và ngoài nước là điều đáng quan tâm, cần chú trọng đầu tư xứng tầm trong thời gian tới. Với phương châm “Nghe không bằng thấy”, du lịch Đà Nẵng muốn thu hút khách quốc tế đến với Đà Nẵng nhiều hơn thì trên những bước đường phát triển này ngoài sự nỗ lực của các cấp chính quyền, thì rất cần sự chung tay phối hợp, hỗ trợ tích cực từ phía các đơn vị kinh doanh, các cơ quan thơng tấn báo chí và mỗi người dân Đà Nẵng, mỗi du khách đến Đà Nẵng sẽ là cầu nối trong việc xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của Đà Nẵng đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w