LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
Một số địa phương trên thế giới mặc dù có sự hạn chế về lợi thế về tài nguyên du lịch nhưng rất thành công trong khai thác và phục vụ khách du lịch, nhờ họ có định hướng chiến lược đúng đắn trong công tác xây dựng thương hiệu du lịch. Sau đây tác giả bàn đến kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch của một số địa phương nổi tiếng trên thế giới như sau:
1.6.1.Singapore
Du lịch Singapore là một trong những ngành quan trọng của kinh tế Singapore. Du lịch Singapore phát triển nhờ vào yếu tố da dạng văn hóa do Singapore là nơi sinh sống của các cộng đồng dân cư người Hoa, người Mã Lai, người Ấn Độ và người Ả Rập. Ngành du lịch quốc gia này cũng phát triển dựa vào môi trường xanh và sạch. Trong năm 2006, số lượng khách du lịch đến thăm Singapore đã đạt một số kỷ lục 9.700.000 lượt so với 8.900.000 lượt trong năm 2005. Ngành du lịch đảo quốc này đã đạt mức doanh thu 12,4 tỷ đô la Singapore so với mức doanh thu 10,8 tỷ đơ la Singapore năm 2005. Số ngày lưu trú trung bình đạt 4,2 ngày vào năm 2006. Khách du lịch chủ yếu đến từ Indonesia với hơn 1.800.000 lượt du khách trong năm 2006, tiếp theo là Trung Quốc với 1,0 triệu, khách du lịch Malaysia với 996.000 lượt. Trong năm 2007, quốc gia này đã thu hút được 10.300.000 lượt khách. Theo kế hoạch, đến năm 2015, đảo quốc này sẽ thu hút được 17 triệu lượt khách, doanh thu 30 tỷ đô la Singapore (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn).
Điểm thuận lợi nhất khi du lịch Singapore là hầu hết các điểm đến đều nằm ở trung tâm thành phố, hoặc có một số nằm ở ngoại ô, tuy nhiên không quá xa xôi và phương tiện đi lại khá dễ dàng.
Điều đáng quan tâm nhất ở đất nước làm du lịch chuyên nghiệp này là họ đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch khá rõ ràng, định hướng về mặt lâu dài. Mới đây nhất, đảo quốc nổi tiếng về du lịch này đã thay đổi slogan về du lịch - “Your Singapore” (Singapore của bạn). Bàn về cách xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia Singapore, quan chức cấp cao Chang Chee Pey - giám đốc phát triển thương hiệu du của Tổng cục du lịch Singapore cho rằng: “Chúng tôi bắt đầu việc xây dựng thương hiệu du lịch từ năm 2004 với thương hiệu Uniquely Singapore (Độc đáo Singapore). Chính phủ khơng tự làm được mà thuê các công ty tư nhân tham gia tư vấn và thực hiện, từ ý
tưởng, sáng tạo đến media. Chỉ bằng cách ấy thì mới có thể sử dụng tối đa các tài năng sáng tạo vào chiến dịch. Singapore coi mình là một thành phố tồn cầu, chúng tơi đặt mình vào một cuộc cạnh tranh tồn cầu, có nghĩa là cạnh tranh với những thành phố lớn như London, New York. Đối thủ cạnh tranh của Singapore không phải là Thái Lan, Malaysia, Macau hay Việt Nam. Chúng tôi cho rằng bằng việc thu hút du khách toàn cầu đến đây, chúng tơi đem lại lợi ích cho láng giềng. Chẳng hạn khách đến Singapore cũng sẽ đến Malaysia”. Trên đây là định hướng xây dựng chiến lược thương hiệu đầy tham vọng của đảo quốc có diện tích và số dân nhỏ nhất thế giới này.
Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment) (Theo tuoitre.com.vn).
1.6.2.Thái Lan
Ngành du lịch là một ngành chính của nền kinh tế Vương quốc Thái Lan, đóng góp khoảng 6,7% GDP quốc gia này trong năm 2007. Vương quốc Thái Lan ở vị trí trung tâm Đơng Nam Á, là cửa ngõ tự nhiên đi vào Đông Dương, Miến Điện và miền Nam Trung Hoa, được chia thành bốn vùng tự nhiên theo hình thể và địa lý: rừng núi phía Bắc, ruộng lúa bao la đồng bằng miền Trung, cao nguyên đất nông trại nửa khô hạn miền Đông bắc, và các đảo vùng nhiệt đới nằm dọc bờ biển và bán đảo ở miền Nam.
Ngành du lịch Thái Lan cất cánh khi những người lính Mỹ bắt đầu đến đây thập niên 1960 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Số lượng du khách đã tăng lên con số 14 triệu khách quốc tế đến Thái Lan năm 2007. Thời gian ở lại trung bình của khách trong năm 2007 là 9,19 ngày, tạo ra khoảng 547.782 triệu baht Thái, khoảng 11 tỷ Euro. Năm 2006, Thái Lan là quốc gia xếp thứ
18 về số lượng du khách trong bảng xếp hạng World Tourism Rankings với 13,9 triệu lượt khách.
Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Doanh số từ du lịch nội địa đã tăng từ 187.898 triệu baht năm 1998 lên 380.417 triệu baht (khoảng 7,8 tỷ Euro) năm 2007.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện hàng loạt các chiến dịch xây dựng quảng bá thương hiệu quốc gia như: Bangkok Fashion City, Health Hub of Asia... và một trong những chiến dịch này tập trung riêng để quảng bá nền ẩm thực Thái Lan mang tên Thailand - Kitchen to the World (Thái Lan - bếp ăn của thế giới) được thực hiện từ năm 2005 - 2010. Mục tiêu chính của Chiến dịch này nhằm khuếch trương ẩm thực Thái, được thực hiện trên qui mơ tồn cầu và cả trong nước. Chiến dịch này được Chính phủ, các Bộ, Ngành của Thái Lan, các Trung tâm thương mại, các nhà hàng Thái Lan ở nước ngoài... hỗ trợ. Để thực hiện Chiến dịch này, Chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ phát triển những nhà hàng Thái với những quy mô khác nhau với số lượng khoảng 7.000 nhà hàng ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, ở khắp thế giới đã có khoảng gần 10.000 nhà hàng Thái với những quy mơ khác nhau. Mỹ và Canada đã có trên 3.500 nhà hàng, tiếp theo là châu Âu với trên 1.500, Australia và New Zealand là trên 1.200 và châu Á khoảng gần 3.000 nhà hàng. Theo sự chỉ đạo của Chính phủ để thực hiện thành cơng Chiến dịch Thailand - Kitchen to the World, Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Thái Lan đã phối hợp đào tạo đầu bếp phục vụ trong các nhà hàng của Thái Lan ở nước ngồi. Số đầu bếp này có trách nhiệm mở rộng ảnh hưởng văn hoá ẩm thực Thái Lan ở các nước. Để có thể đạt tiêu chuẩn làm “đại sứ ẩm thực” của Thái Lan ở nước ngoài, mỗi đầu bếp phải biết sử dụng ngoại ngữ và chế biến thành thạo ít nhất năm món ăn chủ lực như súp tơm chua cay (tom yam kung), cà ri đỏ, rau trộn, mỳ xào, cơm rang dứa... Để giữ chữ tín về các món ăn ngon đối
với khách hàng nước ngồi, các đơn vị chuyên trách của Thái Lan có trách nhiệm giám sát chất lượng và cấp giấy chứng nhận định kỳ cho các nhà hàng Thái Lan hoạt động ở các nước. Các hoạt động hỗ trợ từ Chính phủ bao gồm: cấp giấy Chứng nhận “Tiêu chuẩn chất lượng được thế giới công nhận” cho chuỗi nhà hàng mang tên “Thai Brand”, mở trường dạy nghề nấu ăn “món Thái đích thực” để đào tạo bếp trưởng cho các nhà hàng Thái trên thế giới; hướng dẫn và tháo gỡ những thủ tục về hàng rào thương mại đối với thức ăn Thái nhập vào các nước, thủ tục nhập cảnh, giấy phép lao động cho các đầu bếp Thái Lan, các cơ quan xúc tiến lập Hiệp hội nhà hàng Thái ở hải ngoại và hãng hàng khơng Thái giảm cước phí tối đa khi vận chuyển nguyên phụ liệu nấu món ăn Thái. Với việc mở các nhà hàng Thái đã mang hương vị Thái đến tận những người ít quan tâm tới đất nước này nhất, buộc họ phải chú ý và nảy sinh nhu cầu đi du lịch Thái Lan. Việc mở rộng các nhà hàng Thái trên khắp thế giới cũng góp phần xuất khẩu nguyên liệu chế biến các món ăn Thái, các cơng nghệ chuyển giao và góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến Thái Lan trong những năm qua. Bên cạnh đó, để quảng bá các nhà hàng Thái trên thế giới, Chính phủ Thái Lan thành lập Công ty Global Thai Restaurant chỉ để làm công tác xúc tiến quảng bá ẩm thực Thái Lan trên toàn thế giới. Song song với các chiến dịch ngắn hạn, Cục Xúc tiến (trực thuộc TAT) phối hợp với công ty CAD xuất bản ấn phẩm Tin tức về nhà hàng Thái và tổ chức hội thảo để giúp các nhà đầu tư Thái phát triển thương hiệu nhà hàng Thái ở nước ngoài. Bên cạnh sự hỗ trợ cho phát triển Chiến dịch Thái Lan - bếp ăn của thế giới, Chính phủ Thái Lan còn hỗ trợ Dự án phát triển chuỗi nhà hàng Thái mang thương hiệu Con voi xanh (Blue elephant) theo hình thức nhượng quyền (franchise). Theo đó, Chính phủ Thái Lan hỗ trợ: cung cấp thiết kế trang trí nhà hàng, bếp trưởng và đội ngũ phục vụ đã huấn luyện đúng chuẩn, nguyên liệu nấu thức ăn và cả hàng mỹ nghệ của Thái bán tại các cửa hàng.
Với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sau khi đã đáp ứng đủ yêu cầu sẽ được cho vay vốn, được huấn luyện, cung cấp thiết bị, nhân lực và cả nguyên liệu cho việc kinh doanh nhà hàng.
Ngoài những hoạt động xúc tiến mang quy mô lớn nằm trong các Chiến dịch tuyên truyền quảng bá thương hiệu Du lịch Thái Lan của Chính phủ, các ngành khác của Thái Lan cũng tổ chức nhiều hoạt động để quảng bá nền ẩm thực Thái. TAT và nhiều tổ chức, cá nhân, các trường đào tạo nghề... đã xây dựng và duy trì nhiều website bằng tiếng Thái và tiếng Anh để quảng bá nền ẩm thực Thái Lan, tiêu biểu là các website: khiewchanta.com, enjoythaifood.com, sawadee.com, thaitable.com, easy-thaifood,…Tại các website này, người đọc có thể tìm hiểu về nền ẩm thực Thái Lan, các món ăn tiêu biểu của người Thái, học nấu các món ăn Thái cũng như tìm thấy những địa chỉ ẩm thực nổi tiếng khi đến thăm Thái Lan (Theo Thời báo kinh tế Sài Gịn).
Ngồi hai quốc gia nổi tiếng về cách thức làm du lịch trên, cịn có thể kể đến như Bắc Kinh (Trung Quốc); Hong Kong (Trung Quốc), Nepal …ngành du lịch của những địa phương này có định hướng xây dựng thương hiệu du lịch rất riêng và chính vì thế đã khẳng định sự thành công đáng kể của họ.
CHƯƠNG 2