4.1.CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH 4.1.1.Giải pháp quản lý Nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 92 - 98)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH 4.1.1.Giải pháp quản lý Nhà nước về du lịch

4.1.1.Giải pháp quản lý Nhà nước về du lịch

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút đầu tư về du lịch và thu hút khách du lịch hơn nữa trong thời gian đến

- Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước trong bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, đặc biệt là những khu - cụm du lịch có nghĩa quốc gia, các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái. Địng thời khuyến khích và tạo điều kiện để huy động các cá nhân và tổ chức đóng góp vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch nhằm phát triển bền vững du lịch.

4.1.2.Giải pháp về đầu tư và quy hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Để nâng cao vị thế thu hút khách du lịch so với một số địa phương trong nước (Quảng Nam, Huế, Nha Trang, Quảng Ninh…) và một số nước trong khu vực (Singapore, Thái Lan, Hong Kong, Kuala Lumpur…) thì thành phố cần xem xét những vấn đề sau về cơ sở vật chất phục vụ du lịch:

- Quy hoạch các khu du lịch trọng điểm: để đảm bảo công tác phát triển du lịch đúng định hướng và có kế hoạch, đồng thời tạo cơ sở thu hút đầu tư có trọng điểm, cần đẩy nhanh công tác quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm, ưu tiên bằng các hình thức phát triển cụ thể.

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch. Mặt

khác, kết hợp có hiệu quả việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Nhà nước và nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch.

- Nâng cấp, duy tu một số cơng trình kiến trúc quan trọng đang xuống cấp trầm trọng

- Nâng cấp và trang bị các tiền nghi sinh hoạt nhằm tạo cho khách cảm giác thỏa mái và an toàn, xem xét và đánh giá xếp hạng cấp hạng khách sạn theo chuẩn quốc gia và quốc tế.

- Xây dựng một số khách sạn có quy mơ lớn, hiện đại để phát triển hình thức du lịch hội nghị, du lịch thương mại. Đồng thời nâng cấp và phát triển hiện đại các cơ sở vật chất những điểm dành cho tổ chức hội nghị, đặc biệt là hội nghị quốc tế.

- Mở thêm đường bay quốc tế, đặc biệt là những nước có nhiều khách đến thành phố.

- Thành lập các khu liên hợp vui chơi giải trí với nhiều hình thức đa dạng, mới lạ và thuận tiện cho du khách.

- Thành lập thêm các trung tâm thương mại phục vụ mua sắm đa dạng và hiện đại, những khu mua sắm chuyên về hàng hóa Việt nam chất lượng cao.

4.1.3.Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Một trong những điểm yếu của du lịch thành phố Đà Nẵng là nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp cao về nghiệp vụ và khả năng giao tiếp ngoại ngữ mặc dù vai năm gần đây, thành phố đã có những bước tiến trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Theo một số đánh giá, hiện nay trình độ chun mơn nghiệp trong đội ngũ nhân lực không đồng đều giữa các đơn vị, chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn chung mà ngành du lịch yêu cầu, nhất là về khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kiến thức về văn hóa - xã hội. Theo phát biểu của một viên chức cấp cao của ngành du lịch thì các khách sạn Việt nam khơng thua

kém các nước trong khu vực, nhưng trình độ ngoại ngữ, kiến thức về văn hóa của đội ngũ nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên còn hạn chế. Thị trường du khách mục tiêu của Đà Nẵng trong thời gian sắp đến chủ yếu là những nước sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoài ra, thị trường du khách Nhật, Hàn quốc, Trung quốc và Thái lan chiếm tỷ trọng khá lớn. Do đó, để phục vụ tốt những đối tượng khách này trong thời gian đến, chính quyền và nhà quản lý du lịch thành phố định hướng thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Xây dựng các yêu cầu về tiêu chuẩn cho từng nghề cụ thể, rà soát và đánh giá khả năng đáp ứng của đội ngũ, trên cơ sở đó tiến hành đào tạo và bồi dưỡng. Chú trọng vào những nghề như: hướng dẫn du lịch, phục vụ ăn uống Âu - Á, nghiệp vụ lưu trú…

- Mở các lớp đào tạo chuyên đề về trình độ quản lý cho đội ngũ làm công tác quản lý tại các đơn vị kinh doanh. Đào tạo lại và bồi dưỡng trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ, đặc biệt là những khách sạn có quy mơ từ 1 đến 3 sao.

- Chủ trương mở những hội nghị, hội thảo trường - ngành để cũng trao đổi khả năng đào tạo và yêu cầu thực tế của ngành.

- Cần coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

- Cần có chế độ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch.

- Xây dựng hệ thống thông tin chung và chuẩn về ngành du lịch nhằm giúp các nhà quản lý dễ dàng xây dựng các chiến lược phát triển. Đồng thời với hệ thống chuẩn hóa này ngành du lịch sẽ dễ dàng tiếp cận với trình độ phát triển của các nước khác.

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch, chú tọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông

tin du lịch: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch; tăng cường hợp tác với các tơc chức nước ngồi để nghiên cứu ứng dụng phát triển du lịch thành phố.

4.1.4.Giải pháp về phát triển hàng hóa dịch vụ du lịch

Trong chuyến đi của du khách, việc thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa dịch vụ du lịch mang tính quyết định. Là yếu tố cốt lõi hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến với thành phố, đặc biệt là khách quốc tế phải tạo ra những nét đặc trưng riêng, mang bản sắc văn hóa - lịch sử của thành phố vì mục đích của họ khơng phải đến để thưởng thức những gì quen thuộc so với những nơi họ đã từng đến. Cho nên nhà quản lý du lịch thành phố cần tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng ở những khía cạnh sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh và khai thác loại hình du lịch biển, tổ chức các loại hình giải trí biển tầm quốc tế.

- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp khai thác những lợi thế về vị trí địa lý và mơi trưởng cảnh quan thiên nhiên.

- Tăng cường đầu tư và khai thác các loại hình du lịch sinh thái, đặc biệt là sinh thái biển.

- Tổ chức các loại hình lễ hội đường phố, tái hiện lại các lễ hội trường thống của thành phố.

- Quy hoạch những làng nghề văn hóa và những khu riêng biệt để thu hút khách du lịch.

- Tổ chức các giải thi đấu thể thao lớn, muốn làm được điều này cần phải quy hoạch và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tầm cỡ quốc tế.

- Thường xuyên tổ chức Năm, Tháng và Tuần lễ du lịch. Để làm được điều này cần lựa chọn những chương trình đặc sắc nhất và huy động sự tham của tầng lớp thanh niên, học sinh - sinh viên…

- Tổ chức thường niên các cuộc triển lãm về văn hóa (văn hóa chăm), văn hóa làng nghề và văn hóa ẩm thực nhằm mục đích lơi kéo sự tham gia của du khách.

- Thành lập các khu vui chơi, đi bộ và mua sắm về đêm cho khách du lịch nước ngoài.

- Quan tâm đầu tư, khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE. Vì Đà Nẵng là trung tâm của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nên cơ hội là rất lớn.

4.1.5.Giải pháp về tăng cường quảng bá tiếp thị du lịch

Cơng tác tiếp thị có vai trị quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu du lịch thành phố đến với đại chúng. Trong thời gian đến ngành du lịch Đà Nẵng nên tập trung đầu tư hơn nữa cho hoạt động này. Tăng cường sự hợp tác của các bên hữu quan trong quá trình quảng bá thương hiệu Đà Nẵng, vận dụng và phố hợp chặt chẽ giữa các kênh truyền thông.

4.1.6.Giải pháp về tăng cường ý thức của người dân địa phương trong quan hệ ứng xử với du khách

Ý thức và thái độ thân thiện của người dân thành phố Đà Nẵng được xem là một trong những yếu tố quan trọng đối với cảm nhận của du khách về lòng mến khách, với tư cách là chủ nhà. Làm thay đổi hành vi của người dân hướng đến tích cực hơn là một chủ đề then chốt mang tính dài hạn trong giáo dục ứng xử. Mối quan hệ giữa người dân và du khách là mối quan hệ trực tiếp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chuyến đi. Để người dân ý thức được lợi ích cũng như vai trò của phát triển du lịch đối với thành phố,

trong thời gian đến chính quyền và nhà quản lý du lịch nên thực hiện các giải pháp sau:

- Cần phổ biến, tuyên truyền cho người dân biết tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế của thành phố và trong đó có lợi ích của chính họ. Để thực hiện giải pháp này, nhà quản lý du lịch thành phố nên xây dựng các chương trình phát sóng vào thời điểm hợp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Ban quản lý vệ sinh đơ thị cần tích cực hơn trong vấn đề vệ sinh mơi trường bằng các hình thức tun truyền quảng bá. Đồng thời có những biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi phá hoại, thiếu ý thức trách nhiệm với môi trường.

4.1.7.Giải pháp về tăng cường công tác liên kết phát triển du lịch

Khuyến khích người nước ngồi tham gia liên kết trong các hoạt động du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch Outbound. Xây dựng và thiết lập mối quan hệ liên kết phát triển du lịch với các tổ chức nước ngồi, tăng cường mở rộng các văn phịng đại diện du lịch ở nước ngồi. Chú tâm đến hình thức liên kết ngang và liên kết dọc trong phát triển du lịch, mở rộng nội dung và phạm vi liên kết với các tổ chức du lịch trong và ngoài nước.

Đặc biệt là liên kết với các địa phương lân cận như: Quảng Nam, Huế và một số địa phương khác ở vùng du lịch Bắc trung bộ. Các địa phương này nên thiết lập các quy chế hoạt động chung trong phát triển du lịch, đồng thời có tính thống nhất trong tiếp thị du lịch, hạn chế tình trạng mạnh ai nấy làm. Mặc dù các địa phương có đặc thù riêng trong phát triển du lịch, song nếu liên kết tốt sẽ thúc đẩy du lịch phát triển.

4.1.8.Giải pháp về tham gia và tổ chức các hội chợ triển lãm về du lịch

Hiện nay trên thế giới đã tổ chức thành công nhiều hội chợ du lịch mang tầm quốc tế, chẳng hạn: Hội chợ du lịch quốc tế - MITT, tổ chức hàng năm tại

Moscow; Hội chợ du lịch International French Travel Market Top Resa diễn ra hàng năm; Hội chợ du lịch quốc tế - WTM…Thông qua các hội chợ này là dịp để du lịch Đà Nẵng được quảng bá rộng rãi đến du khách trên tồn cầu. Đồng thời Đà Nẵng có thể chủ động tổ chức các hội chợ du lịch mang tầm quốc tế nhằm mục đích thu hút sự tham gia của các tổ chức du lịch trên thế giới và khu vực, kêu gọi đầu tư về du lịch…Hội An là địa phương đã tổ chức thành công Hội chợ du lịch - thương mại năm 2010, xét về lợi thế cạnh tranh thì Đà Nẵng cỏ đủ khả năng để thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w