4.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 98 - 101)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

4.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.2.1.Kiến nghị với Chính phủ, Tổng cục du lịch

Để các địa phương cả nước có giải pháp xây dựng và quảng bá du lịch theo hướng đồng bộ nhằm góp phần xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia và khẳng định vị thế thương hiệu du lịch của từng địa phương. Chính phủ và Tổng cục du lịch cần xây dựng kế hoạch và định ra lộ trình cụ thể cho xu hướng phát triển du lịch trong tương lai, lấy đó làm cơ sở giúp địa phương xác định đúng đắn chiến lược xây dựng thương hiệu. Tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không tuân theo định hướng và quỹ đạo chung, điều đó có thể dẫn đến tính mất tập trung trong q trình tạo dựng thương hiệu điểm đến quốc gia.

4.2.2.Kiến nghị với UBND TP.Đà Nẵng

UBND Đà Nẵng có vai trị hết sức quan trọng đối với chiến lược phát triển du lịch trong việc xây dựng hệ thống văn bản, chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động du lịch, đề ra chiến lược phát triển toàn thành phố. Đối với du lịch, UBND nên tạo điều kiện hơn nữa về kinh phí, chính sách đào tạo và phát triển nhân lực du lịch…và các chính sách khác để nhà quản lý du lịch thành phố xây dựng thành công chiến lược thương hiệu du lịch.

Chỉ đạo và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng thương hiệu du lịch, theo dõi và điều chỉnh kịp thời giúp du lịch Đà Nẵng khẳng định được vị thế thương hiệu trên trường quốc tế.

4.2.3.Kiến nghị Sở Thể thao - Văn hóa và Du lịch

Là đơn vị trực tiếp quản lý Nhà nước về du lịch, chủ động xây dựng các chương trình hành động, xây dựng kế hoạch và thực hiện, chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ đưa ngành du lịch dẫn đầu trong việc đóng GDP tồn thành phố. Mạnh dạn xây dựng kế hoạch và đề xuất với UBND để thực hiện thành công chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch.

Học tập và vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm làm thương hiệu du lịch của một số địa phương nổi tiếng trong khu vực và thế giới đối với điều kiện thực tế của Đà Nẵng.

Thường xuyên thực hiện các nghiên cứu và điều tra về tình hình và thực trạng của du lịch Đà Nẵng, từ đó phát hiện và điều chỉnh kịp thời những hạn chế khơng đáng có, kết hợp nghiên cứu ứng dụng có chủ đề chủ điểm, tạo đà cho du lịch phát triển hướng đến đạt các mục tiêu như mong muốn.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nỗ lực nghiên cứu, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cơ và đặc biệt là người hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Thế Giới, nội dung toàn văn của Luận văn đã hoàn thành. Về cơ bản, tác giả đã cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Cụ thể về mặt lý luận, luận văn đã khái quát hóa một số kiến thức về du lịch và chiến lược thương hiệu du lịch. Trên cơ sở này, luận văn đã phân tích rất cụ thể mối quan hệ giữa phát triển du lịch với vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch thành phố, chỉ ra những luận điểm cần thiết để phục vụ nghiên cứu thực tiễn. Nêu rõ nguyên nhân và lợi ích của việc xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố và quảng bá thương hiệu đó đến với du khách. Đồng thời, Luận văn cũng chỉ ra các chiến lược cần thiết để tạo dựng thương hiệu cho du lịch thành phố gắn với một thực thể độc đáo.

Vận dụng những lý luận đã đề cập nghiên cứu, luận văn đã tổ chức thu thập tài liệu và những thơng tin thực tế về tình hình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng, những lợi thế về nguồn lực phát triển du lịch thành phố, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, nhận thức cơ hội và thách thức để vạch ra những chiến lược để xây dựng thành công thương hiệu du lịch Đà Nẵng phù hợp với điều kiện thực tế. Xây dựng thương hiệu du lịch được tiến hành trong thời gian hiện nay là thực tế hết sức sinh động, đồng thời đó cũng là lý do để tác giả chọn và nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

Qua quá trình nghiên và thực hiện đề tài này khơng thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ và q bạn đọc để tác giả có điều kiện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đề tài này.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w