CHƯƠNG 4 : NGHIỆP VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
4.2. Thực hành quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo một số sản phẩm
4.2.1 Cho vay tiêu dùng
4.2.1.1 Cho vay tiêu dùng trả góp
a.Thủ tục vay vốn
− Giấy đền nghị vay vốn
− Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu... và các giấy tờ tùy thân để xác nhận nhân thân
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 40 − Các giấy tờ có liên quan tới bảo đảm tiền vay (nếu có)
b. Xác định số tiền vay
Số tiền cho vay phụ thuộc vào loại tài sản/ chi phí mà ngân hàng tài trợ và chính sách của ngân hàng.
Tùy vào loại tài sản/ chi phí mà quy mơ cho vay có thể nhỏ hoặc vừa.
Chính sách tín dụng của ngân hàng quy định mức tiền trả ban đầu tối thiểu của khách hàng đi vay mà mức cho vay tối đa đối với từng loại khách hàng trong một loại hình cấp.
Số tiền cho vay = nhu cầu vốn để thực hiện phương án vay – mức tiền trả ban đầu (không thấp hơn theo tỷ lệ trơng chính sách tín dụng của ngân hàng) – nguồn khác (nếu có).
c. Xác định nguồn trả nợ
Các khoản thu nhập thường xuyên, ổn định của khách hàng đi vay là nguồn trả nợ chính trong cho vay trả góp như:
− Thu nhập từ lao động của người đi vay.
− Thu nhập của các thành viên trong gia đình góp vốn vào (nếu có).
− Thu nhập từ các tài sản hiện hữu ( cho thuê tài sản, cổ tức, lãi tiền tiết kiệm...) (nếu có).
Thơng thường ngân hàng quy định điều kiện về mức thu nhập tối thiểu của một cá nhân khi vay tiêu dùng trả góp. Mức thu nhập này thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế.
Để đảm bảo khả năng trả nợ, các khoản thu nhập đầu tiên phải trang trải các chi tiêu thiết yếu như ăn ở, đi lại, học tập, chi phí ý tế..... Vì vậy khách hàng được coi là có khả năng trả nợ khi tổng thu nhập mỗi kì khơng nhỏ hơn chi tiêu sinh hoạt trong kỳ cộng với nghĩa vụ trả nợ ngân hàng trong kỳ.
vay có thể ngắn hạn, dài hạn, trung hạn. Tín dụng tiêu dùng với ý nghĩa là khách hàng được ngân hàng tài trợ ứng trước tiêu dùng thay vì phải để dành trong một thời gian dài nhất định.
Thời hạn cho vay =
Số tiền cho vay
Khả năng trả nợ gốc định kỳ
e. Xác định kỳ hạn trả nợ
Trong cho vay trả góp, nợ gốc và lãi được trả thành nhiều kỳ phụ thuộc vào tính chất của nguồn trả nợ. Đối với các khoản vay quy mô nhỏ của người lao động mà nguồn trả nợ chính là tiền lương/ thu nhập từ lao động thì kỳ hạn là hàng tháng. Ngân hàng cũng quy định những kỳ hạn như hàng quý, 6 tháng, cho những khoản nợ trung, dài hạn. f. Xác định số tiền trả định kỳ Trả gốc V A n = Trong đó:
A: số tiền nợ gốc phải thanh toán định kỳ
V: Số tiền cho vay được nêu trong hợp đồng tín dụng n: số kỳ hạn trong thời gian cho vay
Trả lãi
Lãi phải trả ở mỗi kỳ phụ thuộc vào việc áp dụng phương pháp tính lãi, nên số lãi có thể trả khác nhau.
4.2.1.2 Cho vay thơng qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 42 dụng do ngân hàng/ tổ chức phát hành thẻ cấp, để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày thông thường.
Thẻ tín dụng là thẻ ngân hàng mà ngồi những cơng dụng như rút tiền mặt, thanh tốn hàng hóa, dịch vụ cịn là cơng cụ để giải ngân khoản tín dụng theo hạn mức đã được ký trước đó.
Đối tượng vay: là những nhu cầu chi tiêu thường xun mang tính tuần hồn.
Xét từ góc độ nguồn tài chính thì sản phẩm ngân hàng này tài trợ cho những nhu cầu thiếu hụt nguồn tài chính mang tính ngắn hạn do chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình mang tính thời vụ. Thực chất nguồn tài chính của người đi vay trên nguyên tắc là phải đủ bù đắp cho các khoản chi của họ, nhưng xét cục bộ thì cũng có những khoản thời gian khơng trùng khớp nhau trong chu kỳ thu nhập (tháng, quý, năm) vì vậy xuất hiện nhu cầu vay ngân hàng.
Khách hàng vay: là những cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp (dùng để chi tiêu
mua hàng tiêu dùng, đưa cho các nhân viên của mình như là cơng tác phí.....)
Điều kiện cho vay:
− Có thu nhập thường xuyên, ổn định, và tối thiểu phải bằng quy định của ngân hàng.
− Có tài khoản thanh tốn tại ngân hàng phát hành. − Có lịch sử tín dụng tốt (khơng có nợ q hạn)
− Có năng lực hành vi sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng.
a.Thủ tục đề nghị phát hành/ tái phát hành thẻ tín dụng
− Bản sao chứng minh nhân dân/ hộ chiếu.
− Giấy đề nghị cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng − Các giấy tờ chứng minh thu nhập
− Các giấy tờ liên quan tới bảo đảm tín dụng (trong cho vay có bảo đảm) − Các giấy tờ khác (nếu có).
b. Kỹ thuật cho vay
chất HMTD là dư nợ tối đa mà khách vay được phép sử dụng. HMTD sẽ phụ thuộc vào khả năng trả nợ của chủ thẻ, tài sản đảm bảo (nếu có) và chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Cơ sở để xác định HMTD là thu nhập định kỳ hàng tháng của chủ thẻ và tối đa là gấp 12 lần về mặt lý thuyết. Trong thực tiễn tùy thuộc vào loại khách hàng mà ngân hàng quy định hạn mức gấp 3 lần, 5 lần, 10 lần thu nhập hàng tháng nhưng không vượt mức cho vay mà ngân hàng quy định cho loại thẻ được phát hành.
Xác định thời hạn cho vay
Thông thường là 45 ngày, tối đa bằng thời hạn hiệu lực của thẻ tín dụng.
Giải ngân
Các chủ thẻ sẽ sử dụng thẻ tại những điểm giao dịch có chấp nhận thể để mua sắm hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Khi thanh toán tiền tại các điểm giao dịch, chủ thẻ phải ký tên vào các hóa đơn, và chữ kỹ này phải khớp với chữ ký trên thẻ (đã ký trước nhân viên ngân hàng khi phát hành)
Thanh toán tiền định kỳ
Khi áp dụng phương thức cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng chỉ đưa ra những quy định chung về nghĩa vụ trả nợ của chủ thẻ như kỳ hạn điều chỉnh, thời hạn thanh toán, phương thức thanh tốn, tỷ lệ trả tối thiểu, cịn cụ thể thì tại thời điểm phát hành chưa rõ mức sử dụng dư nợ nên không đưa ra số tuyệt đối trả nợ.
Kỳ hạn điều chỉnh: thông thường hàng tháng ngân hàng sẽ kết toán khoản vay của chủ thẻ trong tháng vào một ngày nhất định, gọi là ngày điều chỉnh. Số tiền này được coi là vay trong tháng, kỳ vừa qua và làm cơ sở để xác định số tiền cần phải thanh toán với ngân hàng.
Thời gian thanh toán: là khoản thời gian sau ngày điều chỉnh tới một ngày nhất định goi là hạn thanh toán, cho phép chủ thẻ nộp/ chuyển tiền vào tài khoản thẻ trước khi ngân hàng xác định số dư nợ chịu lãi. Thời gian thanh toán thường là 15 ngày (có thẻ chênh lệch khi có lễ tết....)
KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 44 tiếp hoặc chuyển từ tài khoản cá nhân sang trả nợ hoặc ủy quyền cho ngân hàng nếu có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng phát hành.
Số tiền phải thanh toán: là số dư nợ được xác định tại ngày điều chỉnh. Tuy nhiên nếu chủ thẻ không/ chưa muốn thanh toán hết thì phải thanh tốn số tiền tối thiểu theo tỷ lệ đã quy định so với số dư đã xác định ở trên. Tùy chính sách của các ngân hàng mà mức thanh tốn tối thiểu có thể thay đổi trong từng thời kỳ hoặc với mỗi loại khách hàng khác nhau.
Các chi phí chủ thẻ phải thanh tốn như sau: − Chi phí phi lãi gồm có:
+ Chi phí phát hành/ tái phát hành thẻ
+ Chi phí rút tiền mặt (lưu ý ngân hàng khơng khuyến khích rút tiền mặt bằng thẻ)
+ Phí đổi/ mau ngoại tệ (đối với các thẻ quốc tế)
+ Chi phí liên quan tới phát hành và kiểm sốt thẻ phụ (nếu có). − Trả lãi vay:
Số dư nợ cịn lại sau khi thanh tốn sẽ là dư nợ phải chịu lãi. Như vậy có các khả năng sau:
Thứ nhất: chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ được xác định ngày điều chỉnh và chủ thẻ không phải trả lãi cho số dư nợ đã sử dụng trong tháng vừa qua.
Thứ hai: khách hàng thanh toán một phần bằng hoặc vượt số tiền thanh tốn tối thiểu thì số dư nợ cịn lại sẽ là dư nợ chịu lãi với lãi suất bình thường mà ngân hàng phát hành đang áp dụng cho loại hình cho vay này.
Thứ ba, chủ thẻ khơng thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đủ số tiền thanh tốn tối thiểu thì số nợ này bị coi là chậm trả và bị phạt tính theo lãi suất quá hạn và phí phạt trễ hạn.