Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành Tài chính ngân hàng) (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 7 : NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH

7.1. Nghiệp vụ bảo lãnh

7.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh

7.1.1.1 Khái niệm

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho NHTM theo thỏa thuận.

Tại Việt Nam theo điều 3 (thông tư 07 của NHNN, Quy định về bảo lãnh ngân hàng, ban hành ngày 25/06/2015) bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh ca kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Cam kết bảo lãnh của NHTM theo yêu cầu của khách hàng, thơng thường được thể hiện dưới hình thức sau đây:

Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của NHTM vê việc ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, khi khách hàng khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Hợp đồng bảo lãnh: là văn bản thỏa thuận giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh hoặc giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan

KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 76 khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ tài chính đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

7.1.1.2 Các đối tượng có liên quan

Bên bảo lãnh: là NHTM thực hiện bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng ngồi

ra có thể là các định chế tài chính phi ngân hàng như là cơng ty tài chính, các quỹ đầu tư....

Bên được bảo lãnh: là khách hàng có yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện cam kết nghĩa vụ tài chính nhằm phục vụ các mối quan hệ kinh tế phát sinh, bao gồm: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân....trong và ngoài nước.

Bên nhận bảo lãnh: là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngồi

nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh còn được gọi là bên thụ hưởng bảo lãnh.

7.1.1.3 Đặc điểm

Tính phù hợp: Bảo lãnh được tạo lập dựa trên các mối quan hệ kinh tế phát

sinh giữa người được bảo lãnh với người nhận bảo lãnh trên cơ sở các hợp đồng kinh tế phát sinh. Các nội dung bảo lãnh phải phù hợp với các nội dung của hợp đồng, đồng thời gắn kết nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh, liên quan đến việc bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Tính khơng hủy ngang: Bảo lãnh thể hiện hành vi cam kết không hủy ngang,

khi thực hiện bảo lãnh, ngân hàng không được đơn phương hủy bỏ nếu như khơng có sự thỏa thuận với khách hàng, hoặc các bên có liên quan.

Tính độc lập: bảo lãnh thể hiện tính độc lập với hợp đồng. Mặc dù hợp đồng là

cơ sở thực hiện cam kết bảo lãnh dưới hình thức phát hành thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh. Nhưng khi thư bảo lãnh đã được phát hành hoặc hợp đồng bảo lãnh đã ký kết, thì hành vi cam kết bảo lãnh hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Điều này thể hiện thông qua việc ngân hàng bảo lãnh cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với người thụ hưởng bảo lãnh chứ không phải với người yêu cầu bảo lãnh.

Mặt khác mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hồn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong

lãnh, hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện được quy định trong thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh chứ khơng dựa vào hợp đồng. Tính độc lập của bảo lãnh cịn thể hiện ở sự độc lập giữa trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính của ngân hàng, ngân hàng khơng thể trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của ngân hàng, ngân hàng không thể trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi người thụ hưởng bảo lãnh đưa ra đầy đủ chứng từ...chứng minh người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.

7.1.1.4 Chức năng của bảo lãnh

Bảo lãnh là công cụ bảo đảm

Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh. Khi khách hàng đến NHTM yêu cầu thực hiện bảo lãnh cho một cam kết tài chính trong tương lai, nếu khách hàng không thực hiện được, hoặc xảy ra sự cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người nhận bảo lãnh. Chính sự đảm bảo này tạo ra sự tin tưởng cho các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng giúp cho các hợp đồng được ký kết một cách dễ dàng và thuận lợi. Điều này thể hiện rất rõ trong bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chât lượng sản phẩm, bảo lãnh đảm bảo chất lượng cơng trình....Bảo lãnh được sử dụng với mục đích an tồn cho người thụ hưởng, khi có sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh thì ngân hàng bảo lãnh đứng ra thực hiện nghĩa vụ tài chính mà mình đã cam kết. Vì vậy, bảo lãnh tạo ra khả năng đảm bảo cho người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh bằng chính sự bảo đảm cam kết cảu ngân hàng, được thực hiện thơng qua năng lực tài chính và uy tín của NHTM. Như vậy bảo lãnh là một công cụ quan trọng hỗ trợ cho khách hàng bảo đảm cho các giao dịch kinh tế phát sinh của khách hàng.

Bảo lãnh là công cụ tài trợ

Bảo lãnh không chỉ là cơng cụ bảo đảm, mà bảo lãnh cịn thể hiện khả năng cấp tín dụng. Khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người nhận bảo lãnh để thực hiện cam kết của các hợp đồng kinh tế thì ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ cam kết tài chính. Điều đó có nghĩa là ngân hàng sẵn sàng cấp tín dụng tài trợ cho khách hàng của mình là người được bảo lãnh, nếu người được bảo lãnh gặp khó khăn về tài chính cụ thể ngân hàng sẽ đứng ra cho vay để thanh

KHOA KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 78 Thơng qua thực hiện cam kết nghĩa vụ tài chính dưới hình thức bồi thường bằng tiền cho các khoản thiệt hại an tồn nếu có cho người thụ hưởng bảo lãnh, các ngân hàng phát hành bảo lãnh không chỉ thực hiện cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh mà còn tạo ra sự bảo đảm chắc chắn cho người nhận bảo lãnh. Thông thường bảo lãnh được các chủ thể đưa vào điều kiện của hợp đồng nhằm tạo ra sự an tâm tin tưởng cho các đối tác tham gia, đồng thời khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh các NHTM thẩm định rất chặt chẽ các điều kiện về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng thực hiện hợp đồng, tính pháp lý của hợp đồng và các chủ thể tham gia, năng lực tài chính.....điều này góp phần hạn chế rủi ro cho các đối tác trong kinh doanh phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp lừa đảo.

7.1.1.5 Vai trò của hoạt động bảo lãnh

Đối với nền kinh tế

Bảo lãnh góp phần tài trợ vốn tín dụng cho nền kinh tế. Nhờ có bảo lãnh mà doanh nghiệp có thể nhận được tài trợ vốn, thực hiện sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện any, giải quyết vấn đề vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Bảo lãnh đóng vai trị là chất xúc tác hoạt động thương mại, tài chính phát triển. Khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh, tạo sự an tâm tin tưởng cho các chủ thể tham gia trong các hợp đồng, vì được bảo đảm bởi uy tín và khả năng tài chính của ngân hàng. Mặc khác trong các giao dịch thương mại quốc tế do cách biệt về khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ và tập quán thương mại là những trở ngại có thể dẫn đến các chủ thể khơng hiểu rõ nhau, thậm chí khơng tin tưởng nhau, nên bảo lãnh của ngân hàng chính là giải phatsp lựa chọn tốt nhất nhằm bảo đảm hco quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

Đối với ngân hàng bảo lãnh

Bảo lãnh góp phần đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của ngân hàng, phân tán rủi ro tín dụng, do bảo lãnh có thể thực hiện đối với nhiều lĩnh vực đa dạng không chỉ đáp ứng cho hoạt động thương mại như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,

bảo lãnh phát hành, bảo lãnh năng lực tài chính, bảo lãnh đấu thầu...

Phát triển các sản phẩm đối với khách hàng như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, ủy thác, tư vấn tài chính...

Tăng thu nhập cho ngân hàng từ phí bảo lãnh và lãi vay nếu ngân hàng cho vay để thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.

Đối với bên được bảo lãnh

Bảo lãnh là công cụ tài trợ, giúp cho bên được bảo lãnh có thể nhận được sự tài trợ vốn tín dụng từ ngân hàng, và dịch vụ tiện ích từ ngân hàng

Thơng qua bảo lãnh, bên được bảo lãnh có thể tiếp cận được vói những dự án, những hợp đồng.... ngay cả khi họ chưa đủ uy tín với đối tác, mặc dù người được bảo lãnh có khả năng thực hiện hợp đồng.

Ngồi ra, nhờ có bảo lãnh mà bên được bảo lãnh thường xuyên chịu sự giám sát của ngân hàng, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có trách nhiệm hơn và hồn thành các nghĩa cụ của mình đối với ngân hàng.

Đối với bên nhận bảo lãnh

Bảo lãnh là công cụ bảo đảm quyền loại cho người nhận bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh sẽ giảm nguy cơ bị thiệt hại hơn vì ngân hàng bảo lãnh là một tổ chức được tín nhiệm có uy tín và năng lực tài chính

Được nhận bồi thường, từ việc NHTM thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết, nếu rủi ro xảy ra bên được bảo lãnh không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng và không bồi thường cho bên nhận bảo lãnh những thiệt hại trong trường hợp bên nhận bảo lãnh sẽ đưa ra các hồ sơ liên quan chúng minh cho sự sai phạm đó và sẽ nhận được bồi thường của ngân hàng phát hành bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Ngành Tài chính ngân hàng) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)