B. DANH MỤC CÁC HÌNH
3.6.4 Mô hình về trang bị cứu thủng
Theo số liệu điều tra hiện trạng về trang bị cứu thủng cho t àu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương ta nhận thấy việc trang bị cứu thủng theo ti êu chuẩn ngành TCN 90 – 91 của các tàu chiếm 98% tổng số tàu điều tra.
Vì vậy mô hình về trang bị cứu thủng được áp dụng theo tiêu chuẩn ngành TCN 90 – 91.
a. Phương tiện hút khô:
01 Máy bơm truyền động từ máy chính IK 125 lưu lượng bơm 20m3/h. 01 Bơm điện sử dụng dùng điện từ bình Ac quy axit 12 V
02 Xô (lưu lượng 5 lít) + 01 Gàu (lưu lượng 3 lít) b. Dụng cụ chống thủng:
Nêm chốt gỗ (8 chiếc), đệm tránh va cố định v à di động (02 + 01), bộ đồ mộc (01 bộ), giẻ vụn phôi tre (1 kg), ximăng P400 + cát v àng (20 kg + 20 kg)...
3.7 Đánh giá về ưu nhược điểm của mô hình tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ tỉnh Khánh H òa.
3.7.1 Ưu điểm của mô hình:
Mô hình được xây dựng trên tiêu trí đảm bảo đúng theo quy phạm và tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật. Do đó đảm bảo được các tính năng hàng hải mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả trong sản xuất.
Mô hình về tàu thuyền, trang bị động lực, thiết bị t àu và trang bị cứu thủng được xây dựng là phù hợp với thực tế yêu cầu của tàu cá Việt Nam. Từ đó nhằm xây dựng một mẫu tàu chuẩn với các thông số kỹ thuật chính xác cho từng địa phương nghề cá.
Mô hình được xây dựng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong đời sống v à sản xuất của các địa phương có nghề đánh bắt cá ngừ đại dương.
Mô hình phù hợp với thực tế của nghề cá tỉnh Khánh Hòa và phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân cũng như trình độ và kinh nghiệm đóng tàu của tỉnh.
Đồng thời khả năng thực hiện mô hình đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, trực quan, đơn giản.
3.7.2 Nhược điểm của mô hình.
Do đặc điểm của tàu cá nước ta chủ yếu là tàu vỏ gỗ, đóng thủ công theo mẫu dân gian. Đa số các tàu câu cá ngừ đại dương là các tàu được cải hoán lại từ các tàu nghề lưới vây, câu mực, giã cào,.. vì vậy mà việc áp dụng rộng rãi trong ngư dân còn khó.
Số lượng tàu thuyền cũ còn khá nhiều vì vậy nếu muốn thay thế chúng th ì thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời với điều kiện kinh tế của ng ư dân hiện nay thì việc đưa mô hình vào thực tế là không thể thực hiện phổ biến rộng rãi được.
KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
I. Kết luận
1. Tàu thuyền trong nghề câu cá ngừ đại dương của phường Xương Huân, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa hiện nay có 46 chiếc theo đăng ký với Chi cục BVNLTS nhưng thực tế chỉ còn hoạt động là 32 chiếc chiếm khoảng 70 % tổng số tàu toàn phường và chiếm 10% so với tổng số tàu câu cá ngừ toàn tỉnh.
2. Về trang bị máy chính trên các tàu nghề câu phường Xương Huân chủ yếu là máy hiệu MISUBISHI của Nhật Bản chế tạo chiếm 62,5 % tổng số tàu điều tra. Đa số các máy động lực chính được lắp đều là máy cũ được mua lại từ nước ngoài, và 100 % các tàu điều tra đều không trang bị máy phụ tr ên tàu.
3. Đối với thiết bị tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhận thấy 100 % các tàu được điều tra đều trang bị neo Hải quân có trọng lượng từ 30 – 75 kg, thiết bị lái cơ khí và bánh lái kiểu trừ bù. Trong đó số lượng tàu trang bị bánh lái bằng inox và thép chiếm 65,6 % tổng số tàu điều tra.
4. Trang bị cứu thủng 100 % các tàu điều tra có trang bị máy bơm truyền động từ máy chính, 100 % các tàu không trang bị bơm tay, bơm điện. Nêm chốt gỗ chỉ có 93,75% tổng số tàu điều tra được trang bị.
5. Về nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương do việc trang bị về tàu thuyền, máy động lực thiết bị tàu, trang bị cứu thủng qua các số liệu điều tra và quá trình nghiên cứu được ta có thể nhận thấy nguy c ơ tiềm ẩn thực sự của nghề cá xa bờ nước ta hiện nay luôn luôn rình rập các con tàu.
6. Mô hình tàu thuyền, trang bị động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa hiện nay cần phải áp dụng là cần phải hiện đại hóa và cơ giới hóa nghề câu cá ngừ đại dương với quy mô đồng loạt và phổ biến theo các cụm dân cư nghề cá trong tỉnh.
7. Độ chính xác, tin cậy của kết quả điều tra về thực trạng t àu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng của tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương
tỉnh Khánh Hòa. Với các số liệu điều tra thu thập được như số liệu được cung cấp bởi Sở Thủy Sản, Chi cục BVNLTS v à Phòng quản lý phương tiện & đăng kiểm tàu cá, các bài báo điện tử,.. có độ chính xác, tin cậy l à 100%. Còn các số liệu được điều tra thực tế thông qua các phiếu điều tra thì có độ chính xác khoảng 90% - 95% do thực tế trình độ và sự hiểu biết của ngư dân về các thông số kỹ thuật của tàu thuyền còn hạn chế nên các số liệu thu thập được còn gặp nhiều khó khăn và không có độ chính xác cao.
II. Đề xuất ý kiến
- Thiết lập các mẫu tàu cá định hình ở từng địa phương, một mặt làm cơ sở đánh giá chất lượng đội tàu cá hiện có, tạo cơ hội cho việc giám sát đóng mới dảm bảo chất lượng, mặt khác giúp cơ quan đăng kiểm tàu cá có cơ sở phân cấp tàu, từ đó giúp các cơ quan quản lý tàu cá xác định được khu vực hoạt động của từng nhóm tàu cá để có các biện pháp tổ chức sản xuất phù hợp.
- Từ việc đánh giá chất lượng đội tàu, tiến hành phân loại tàu theo tuổi thọ, theo vùng hoạt động và theo khả năng an toàn của tàu để có các biện pháp hạn chế hoạt động đối với các tàu đã hoạt động nhiều năm, các tàu hạn chế về khả năng an toàn thông qua việc tăng cường tần xuất kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với các tàu này.
- Tăng cường khâu quản lý kỹ thuật với các t àu cá, đảm bảo các tàu cá đều có hồ sơ kỹ thuật để theo dõi quản lý con tàu từ khi đóng lắp, trong quá trình sử dụng cho đến khi giải bản (thay thế, hoặc phá huỷ). Áp dụng ngay chế độ kiểm tra an toàn kỹ thuật định kỳ, trước mắt là đối với các tàu cá xa bờ.
- Chỉ đạo các đăng kiểm viên tăng cường chất lượng kiểm tra an toàn kỹ thuật; kiểm tra các trang thiết bị tr ên tàu mà thời gian qua chưa được quan tâm đầy đủ như: hệ thống đèn hiệu, hệ thống neo (neo và dây neo), cứu hoả, chống đắm, chống thủng...
- Ðưa ra khuyến cáo bằng văn bản cho ngư dân (chủ tàu) về tình trạng chất lượng của tàu với các đề suất cụ thể để nâng cao khả năng an to àn, và cho thuyền
trưởng về trạng thái an toàn của tàu (thông báo ổn định), về các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, đặc biệt là trong điều kiện mưa bão.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan.
- Triển khai các mô hình tổ đội sản xuất trên biển, nhằm áp dụng biện pháp hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất cũng như trong tìm kiếm cứu nạn trong cộng đồng ngư dân. Ðây cũng là biện pháp nhằm tăng cường khả năng an toàn của con tàu, khi ngư dân chưa đủ điều kiện kinh tế để trang bị các trang thiết bị an to àn theo quy định
- Tăng cường nâng cao nhận thức của ng ư dân trong công tác đảm bảo an toàn và tự giác thực hiện các quy định nhằm đảm bảo an to àn cho người và tàu cá; tổ chức các lớp huấn luyện cho ng ư dân sử dụng các trang thiết bị trên tàu, các kiến thức và kinh nghiệm trong việc phòng ngừa tai nạn.
- Có biện pháp yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng đưa tàu vào kiểm tra đúng thời hạn và ngăn chặn không cho các tàu thuyền không đủ giấy tờ ra biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Phan Trọng Huyến (2002), Bài giảng Điều động tàu I, Đại học Nha Trang 2. Phan Trọng Huyến (2000), Bài giảng Pháp luật hàng hải,, Đại học Nha Trang 3. Phan Trọng Huyến (2007), Bài giảng Quản lý tàu cá, Đại học Nha Trang 4. Lê Hữu Lan (2005), Bài giảng Công tác cấp cứu trên biển,Đại học Nha Trang 5. Phan Xuân Quang (2006),Bài giảng Điều động tàu II,Đại học Nha Trang 6. Nguyễn Đức Sỹ (2003), Bài giảng An toàn lao động, Đại học Nha Trang.
7. Nguyễn Đức Sỹ (2005), Bài giảng Xử lý các sự cố hàng hải, Đại học Nha Trang. 8. Nguyễn Trọng Thảo (2001), Giáo trình Đại cương về ngư cụ và công nghệ khai thác thủy sản, Đại học Nha Trang.
9. Huỳnh Khắc Trúc - Luận văn tốt nghiệp
“Thiết kế tàu đánh cá nghề câu hoạt động xa bờ, vỏ gỗ, kế thừa kinh nghiệm dân gian ở khu vực Phú Yên. Thiết kế tính năng”
10. Chi cục BVNLTS tỉnh Khánh Hòa - Báo cáo tổng kết tình hình tàu thuyền Khánh Hòa năm 2006 và tháng 9/2007
11. Chi cục BVNLTS tỉnh Khánh Hòa - Danh sách, hồ sơ đăng ký của tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương do Chi cục BVNLTS Khánh Hòa quản lý
12.Http://www.khanhhoaprovice.vnn.vn
13.Http://www.baokhanhhoa.com
14.Http://www.fistenet.gov.vn
15.Http://www.ficen.org.vn
16. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111 - 4: 2002, Chương 2