Các dụng cụ chống thủng khác

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 cv – 90 cv của phường xương huân – tp nha trang – khánh hòa (Trang 74 - 101)

B. DANH MỤC CÁC HÌNH

3.1.3.2 Các dụng cụ chống thủng khác

+ Phân loại: các dụng cụ chống thủng khác bao gồm bộ đ ồ mộc, bộ đồ nề, phương tiên hút khô (xô, gàu), cát, sỏi, xi măng, vít cứu thủng, bạt chống thủng, nêm và chốt gỗ.

a. Nêm và chốt gỗ:

Nêm và chốt gỗ là dụng cụ chống thủng thông thường nhất được trang bị trên tàu, nó được cấu tạo từ các loại gỗ khác nhau.

Hình dạng nêm và chốt gỗ thông thường: Hình tam giác, hình nón, hình tròn. Công dụng của nêm và chốt gỗ: nêm hình tam giác dùng để bịt những khe hở và vết nứt của vỏ tàu. Chốt hình nón dùng để bịt kín những ống nước và lỗ thủng có dạng hình tròn. Nếu như lỗ thủng lớn ta dùng nút to, trước khi đóng nút ta lấy vải bạt hoặc dây gai ngâm dầu quấn v ào nút làm đệm để đóng được chặt.

Bảo quản: nêm và chốt gỗ thường được để trong thùng đựng trong cabin tàu. Tuy nhiên thực tế thì nêm và chốt gỗ không được bảo quản trên tàu.

Hình 3.16: Nêm chốt gỗ trên tàu câu cá ngừ KH 6452 TS

b. Bộ đồ mộc:

Do đặc thù của các tàu câu của ngư dân chủ yếu làm bằng gỗ nên hầu hết các tàu điều tra đều trang bị một bộ đồ mộc bao gồm: 01 c ưa, 02 đục (01 đục dẹt, 01 đục tròn), 01 búa đinh, dùng để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận l àm bằng gỗ.

Công dụng của bộ đồ mộc là khi có sự cố thủng tàu xảy ra thì sử dụng bộ dồ mộc giúp các dụng cụ khác như bịt lỗ thủng: sử dụng cưa, đục dẹt, búa làm nêm gỗ, dùng búa để đóng và chèn các nêm chốt cho chặt.

Hình 3.17:

c. Bộ đồ nề: là bộ đồ xây dựng và ít được trang bị trên các tàu gỗ hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương.

d. Cát, sỏi, ximăng: 100% các tàu không trang bị e. Dụng cụ hút khô:

Xô, gàu được làm bằng được làm bằng nhựa có quai xách sử dụng để tát nước ra ngoài tàu khi trong tàu có nước hoặc tàu bị thủng nước tràn vào trong. Thường được bố trí trong hầm máy, trên boong tàu.

Ưu điểm của dụng cụ hút khô là có thể sử dụng linh động bất cứ lúc nào và thời điểm nào, giá thành đầu tư không lớn, phù hợp với bản chất của tàu cá cỡ nhỏ.

Nhược điểm lưu lượng hút khô không lớn, phải sử dụng sức ng ười, hay hư hỏng do phải tiếp xúc với nước biển.

f. Keo, hồ (nhựa): Có trang bị, dùng để hàn gắn những vật dụng hoặc những lỗ thủng nhỏ mà dùng keo có thể khắc phục được sự cố này.

3.1.3.3 Đánh giá về trang bị phương tiện cứu thủng trên các tàu điều tra so với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

* Theo định mức về trang bị phương tiện hút khô Chiều dài tàu > 15 m bắt buộc phải trang bị

+ 01 chiếc bơm truyền động từ máy chính. + 01 chiếc bơm tay

+ Dụng cụ hút khô (02 xô, 01 gàu): 01 bộ. Chiều dài tàu < 15 m bắt buộc phải trang bị.

+ 01 chiếc bơm tay

+ Dụng cụ hút khô (02 xô, 01 gàu): 01 bộ.

Kết quả điều tra được so sánh với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91. 100 % các tàu đều trang bị máy bơm truyền động từ máy chính.

71,8 % trong tổng số các tàu điều tra có trang bị dụng cụ hút khô theo đúng tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

93,75 % trong tổng số các tàu điều tra không trang bị bơm tay theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

Bảng 3.13: Định mức về trang bị dụng cụ chống thủng theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91

Chiều dài tàu (m)

STT Tên gọi

L > 15 L < 15

1 Đệm chống va cố định (chiếc) 4 2

2 Đệm chống va di động (chiếc) 1 1

3 Chăn sợi (chiếc) 1 1

4 Giẻ vun, phôi tre (kg) 2 1

5 Nêm gỗ (chiếc) 10 8

6 Cột chống (chiếc) 2 1

7 Bộ đồ mộc (bộ) 1 1

8 Xi măng P 400 (kg) 50 20

9 Cát vàng (kg) 50 20

Kết quả điều tra được so với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91:

100 % các tàu được điều tra đều trang bị đệm chống va cố định tr ên tàu theo đúng tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

21,8 % các tàu được điều tra trang bị đệm chống va di động tr ên tàu theo đúng tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

100 % các tàu có trang bị đầy đủ chăn sợi.

93,75 % trong tổng số các tàu điều tra được trang bị đầy đủ nêm gỗ theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91

100 % trong tổng số các tàu được điều tra trang bị đầy đủ bộ đồ mộc

100 % trong tổng số các tàu điều tra không trang bị trên tàu xi măng P400, bộ đồ nề, cát, sỏi.

Nhận xét:

Qua thực trạng trang bị các phương tiện và thiết cứu thủng cho tàu so với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91 ta nhận thấy việc trang bị của ngư dân chủ yếu

vẫn chỉ mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan quản lý mà chưa thực sự nhận rõ được tầm quan trọng của việc trang bị cứu thủng cho tàu thuyền của mình.

Hầu hết các thuyền viên trên tàu đều không được phổ biến các kiến thức về kỹ thuật cứu thủng trên tàu.

Các phương tiện cứu thủng trên tàu ngư dân đều tự chế và trang bị cho tàu mà chưa được các cơ quan quản lý nào kiểm tra, kiểm định về chất lượng sử dụng.

3.2 Giới thiệu cấu trúc vàng câu trên các tàu điều tra.

Vàng câu là một hệ thống câu bao gồm có: Dây tri ên (dây câu), dây thẻo, lưỡi câu. Ngoài ra vàng câu còn có các bộ phận hỗ trợ liên quan khác như: Dây đầu vàng câu, khóa xoay, kẹp, phao, dây ganh.

3.2.1 Dây triên (Dây câu):

Là dây câu chính của vàng câu. Đây là trục chính của vàng câu vì vậy cần đòi hỏi phải có độ bền cao, độ chống xoắn tốt v ì vậy để kết nối giữa hai đoạn tri ên câu người ta thường dùng khóa xoay để chống xoắn.

Một vàng câu thường có độ dài từ 30-40 hải lý tùy theo từng công suất tàu. Dây triên thường thường được chế tạo bởi vật liệu là PA, PE và kéo thành sợi với đường kính sợi dây triên là từ 2,8 mm – 3mm. Hầu hết các tàu câu được điều tra đều dùng loại dây cước đơn làm dây triên. Dây triên thường dùng loại của Nhật hoặc Đài Loan sản xuất.

3.2.2 Dây thẻo:

Là dây nhánh liên kết từ triên câu đến lưỡi câu. Thẻo câu người ta chia làm hai đoạn liên kết với nhau để dễ dàng hiệu chỉnh về chiều dài của thẻo và hai phần thẻo câu được liên kết với nhau bằng khóa xoay:

+ Thẻo trên là phần được liên kết với dây triên và được giữ cố định về chiều dài người ta không thể hiệu chỉnh được trong khi đánh bắt.

+ Thẻo dưới là phần liên kết với lưỡi câu, thẻo dưới người ta có thể hiệu chỉnh được chiều dài của dây bằng cách kẹp dây lại nếu muốn cho thẻo d ưới ngắn lại và dở ra khi muốn tăng chiều dài của thẻo. Thẻo dưới được gắn với lưỡi câu.

Vật liệu chế tạo thẻo câu thường được làm bằng PA, PE dây cước đơn có khóa kẹp, khóa xoay ở trên và lưỡi câu ở dưới. Khóa kẹp để móc thẻo câu v ào dây triên còn khóa xoay dùng để chống xoắn khi có cá mắc câu sẽ gây xoắn thẻo câu có thể làm đứt thẻo và mất cá. Đường kính của dây thẻo nằm trong khoảng từ 2,0 mm – 2,4 mm. Dây thẻo trên dài khoảng 23 – 25 m, chiều dài của thẻo dưới dài khoảng từ 2,0 – 3,0 m, chiều dài của thẻo câu thường khoảng từ 25 – 30 m. Một vàng câu có khoảng 800 – 1600 thẻo câu. Dây thẻo tàu câu thường dùng là loại của Nhật hoặc Đài Loan sản xuất.

3.2.3 Lưỡi câu:

Là phần trực tiếp tác dụng đến cá, do vậy l ưỡi câu được cấu tạo sao cho khi cá mắc câu thì lưỡi dễ mắc vào miệng cá mà không bị tuột ra ngoài. Nên khi trang bị lưỡi câu cần phải đảm bảo lưỡi câu sắc và có ngạnh cứng và kích thước phù hợp với từng đối tượng khai thác.

Cấu tạo: Lưỡi câu làm bằng inox hoặc thép không gỉ. + Đường kính d = 4 mm. + Góc kẹp : 80.

+ Chiều cao h = 40 mm. + Chiều dài thân lưỡi câu: 22 mm. + Độ rộng b = 30 mm

Mỗi tàu thường trang bị từ 1500 – 2000 lưỡi câu trên tàu.

3.2.4 Khóa xoay:

Khóa xoay có tác dụng tháo xoắn cho vàng câu để vàng câu được kết nối với nhau một cách dễ dàng. Khóa xoay được chế tạo bằng thép nên cứng và chắc chắn, khóa xoay có chiều dài 46 mm. Mỗi tàu trang bị khoảng 2500 – 3000 khóa xoay.

3.2.5 Kẹp:

Là bộ phận kết nối giữa thẻo câu với dây tri ên, nó có tác dụng khi tháo và mắc giữa thẻo câu và vàng câu được một cách dễ dàng hơn. Khóa kẹp cũng được làm bằng thép, inox có chiều dài khoảng 140 mm và đường kính 3 mm. Mỗi thường trang bị từ 2000 – 2500 kẹp trên tàu.

3.2.6 Phao ganh:

Là phao nổi trên mặt nước có dạng hình tròn, ở giữa có lỗ xuyên qua. Phao ganh có có tác dụng để hiệu chỉnh độ sâu của v àng câu theo vùng ngư trường đánh bắt. Đường kính của phao khoảng 300 – 360 mm, được làm bằng nhựa cứng. Mỗi tàu thường trang bị từ 50 – 100 phao.

3.2.7 Dây phao ganh:

Là được nối giữa triên câu và phao ganh giúp cho vàng câu đư ợc giữ trong nước ở độ sâu phù hợp với từng loại cá ngừ mà tàu dự định khai thác. Một đầu được nối với phao ganh, đầu còn lại liên kết với dây triên bằng khóa kẹp. Dây phao ganh có chiều dài từ 10 – 25 m, đường kính từ 7 – 10 mm. Được làm bằng vật liệu PP, mỗi tàu thường trang bị từ 50 – 100 dây phao ganh tùy theo loại và công suất tàu.

3.3 Ngư trường hoạt động của các tàu câu cá ngừ được điều tra. 3.3.1 Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương.

Nước ta có vị trí thuận lợi cho việc phát triển các nghề khai thác thủy sản xa bờ. Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương thường nằm ở những khu vực có nhiều đảo, đá ngầm, có nhiều đường đẳng sâu lớn và đặc biệt là nơi có hai dòng hải lưu nóng và lạnh chảy qua. Đây là điều kiện để cho loài cá ngừ sinh sống và phát triển, là nơi có cá vùng nước trồi nên nguồn thức ăn ở đây rất dồi dào thuận lợi cho các loài cá nổi nhỏ sinh sống phát triển đó chính l à nguồn thức ăn chính cho cá loài cá nổi đại dương. Vùng Biển Đông của nước ta lại nằm ở vị trí Trung và Tây Thái

Bình Dương nên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới do đó mà nhiệt dộ tương đối ổn định phù hợp cho loài Cá Ngừ đại dương sinh sống, độ mặn của vùng biển nơi đây cũng là một yếu tố góp phần làm cho phong phú về trữ lượng cá ngừ ở nước ta.

Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương (120 00N đến 160 00N và 1100 00 E đến 1170 00E) và (06000 N đến 11000 N và 1100 00E đến 1150 00 E). Độ sâu của hai vùng ngư trường này là từ 100 m nước trở lên. Ngư trường này có đặc trưng các đường đẳng sâu 100m của vùng biển đều nằm gần bờ, phù hợp với các loại cá ngừ sinh sống và là vùng ngư trường trọng điểm cho các đội tàu câu Cá ngừ đại dương.

3.3.2 Mùa vụ khai thác cá ngừ đại dương:

Với đặc trưng của các tàu câu được điều tra đều là tàu nhỏ có công suất không lớn nên khả năng chịu đựng sóng gió còn hạn chế khi đánh bắt xa bờ dài ngày, cùng đó với đặc trưng của khí hậu vùng biển nước ta nên mùa vụ khai thác cá Ngừ đại dương thường được phân làm hai vụ chính như sau:

+ Vụ Bắc: Từ tháng 11 đến thàng 4 năm sau đây là mùa vụ khai thác chính trong năm. Vụ Bắc các tàu hầu hết các tàu đánh bắt được sản lượng cao hơn và chất lượng cá Ngừ vụ này là tốt nhất trong năm. Do đó rất thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, và thị trường Mỹ. Vụ Bắc ngư dân thường khai thác ở ngư trường gần quần đảo Hoàng Sa và dần xuống quần đảo Trường Sa (tức là từ 120 00N đến 160 00N và 1100 00 E đến 1170 00E) .

+ Vụ Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10 h àng năm, sản lượng cá ngừ đánh bắt được trong vụ này giảm thấp hơn so với Vụ Bắc. Ngư trường đánh bắt di chuyển dần xuống vùng biển phía Tây Nam quần đảo Trường Sa (tức là từ 06000 N đến 110

00 N và 1100 00E đến 1150 00 E).

3.3.3 Đặc điểm khí tượng hải dương của ngư trường.

Trên vùng biển Khánh Hòa mùa bão bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 12. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến quần đảo Trường Sa. Nhìn chung tốc độ gió bão gây ra ở khu vực thường đạt từ 30 đến 35 m/s (cấp 10 đến cấp 12). Tốc độ gió lớn nhất ở khu vự c Trường Sa quan trắc được là 40 m/s khi có bão xảy ra.

Thông thường lốc xoáy xảy ra trong mùa hè, khi trời nóng nực hoặc thời kỳ giao thời giữa mùa khô và mùa mưa. Ở Khánh Hòa, theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm có từ 5 - 10 trận lốc xoáy với cường độ khác nhau (tháng 5 đến tháng 9)

Do điều kiện thời tiết trên biển diễn ra hết sức phức tạp, nhất l à vùng Biển Đông nơi mà tuần xuất gió bão xuất hiện thường xuyên. Tàu thuyền hoạt động trong vùng này rất dễ bị bão, gió lốc, giông tố, mưa gió và sương mù hạn chế tầm nhìn.

Nhận xét:

Tình hình hoạt động của các tàu thuyền trong vùng ngư trường khai thác cá Ngừ đại dương là tương đối phức tạp. Do đặc trưng của nghề là khai thác cá xa bờ nên điều kiện về thời tiết, sóng gió, d òng chảy biến đổi không ngừng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên các tai nạn hàng hải cho các tàu thuyền hoạt động tai vùng biển này. Ngư trường khai thác có mật độ tàu đánh bắt thủy sản là khá đông và đặc biệt nơi đây cũng là vùng thường xuyên có các tàu hàng lớn qua lại do đây là vùng giao nhau của các tuyến đường hàng hải quốc tế. Mùa vụ khai thác chính là chủ yếu vào mùa có sóng gió lớn và thường xuyên có bão xảy ra. Nên các tàu câu hoạt động khai thác tại khu vực này rất dễ xảy ra tai nạn như đâm va với các tàu khai thác thủy sản khác, đâm va với tàu hàng, phá nước do sóng gió lớn,...

3.4 Mô tả một số tai nạn điều tra được3.4.1 Tai nạn do máy móc 3.4.1 Tai nạn do máy móc

Qua một số tài liệu thu thập, tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp thuyền trưởng, những người làm việc trên tàu KH 95598 TS

Số đăng ký tàu bị tai nạn: KH 95598 TS. Chủ tàu : Trần Phụng.

Địa chỉ: Số 57 Cồn Giữa, Duy H òa, Xương Huân, Nha Trang, Khánh H òa. Cơ quan đăng kiểm: Chi cục BVNLTS Khánh H òa.

Nghề khai thác: Câu cá ngừ đại dưong.

Kích thước chính của tàu (LxBxH): 14.5 x 4 x 1.65 Tổng dung tích: 15.1 Tấn.

Hiệu máy: 8ISUZU Số máy: 936750.

Công suất: 160 CV Số vòng quay:n (v/ph)= 1800. Tổng số thuyền viên trên tàu là 9 người.

Thuyền trưởng: Trần Thế Vinh. Máy trưởng: Nguyễn Kỳ Hồ.

Quá trình xảy ra tai nạn:

Lúc 8h 56m ngày 24/8/2007 tàu đang thu câu tại tọa độ: (φ = 12019’122N, λ = 109 0 18’134E).

Thuyền trưởng Trần Thế Vinh nghe thấy tiếng động lạ phát ra từ máy chính và ngay lập tức thuyền trưởng lệnh cho tắt máy và cho máy trưởng Nguyễn Kỳ Hồ xuống kiểm tra máy chính thì phát hiện buli và trục động cơ không ăn khớp với nhau lệch khoảng 3mm. Thuyền trưởng lập tức điện về cho chủ tàu và xin ý kiến giải quyết ( Kênh 7579 Nha Trang Radio).

Nhận thấy sự cố không thể khắc phục ngay tr ên biển được thuyền trưởng và chủ tàu quyết định cắt dây triên và liên lạc với tàu KH 93717 TS của chủ tàu Trần

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 cv – 90 cv của phường xương huân – tp nha trang – khánh hòa (Trang 74 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)