B. DANH MỤC CÁC HÌNH
3.2.7 Dây phao ganh
Là được nối giữa triên câu và phao ganh giúp cho vàng câu đư ợc giữ trong nước ở độ sâu phù hợp với từng loại cá ngừ mà tàu dự định khai thác. Một đầu được nối với phao ganh, đầu còn lại liên kết với dây triên bằng khóa kẹp. Dây phao ganh có chiều dài từ 10 – 25 m, đường kính từ 7 – 10 mm. Được làm bằng vật liệu PP, mỗi tàu thường trang bị từ 50 – 100 dây phao ganh tùy theo loại và công suất tàu.
3.3 Ngư trường hoạt động của các tàu câu cá ngừ được điều tra. 3.3.1 Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương.
Nước ta có vị trí thuận lợi cho việc phát triển các nghề khai thác thủy sản xa bờ. Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương thường nằm ở những khu vực có nhiều đảo, đá ngầm, có nhiều đường đẳng sâu lớn và đặc biệt là nơi có hai dòng hải lưu nóng và lạnh chảy qua. Đây là điều kiện để cho loài cá ngừ sinh sống và phát triển, là nơi có cá vùng nước trồi nên nguồn thức ăn ở đây rất dồi dào thuận lợi cho các loài cá nổi nhỏ sinh sống phát triển đó chính l à nguồn thức ăn chính cho cá loài cá nổi đại dương. Vùng Biển Đông của nước ta lại nằm ở vị trí Trung và Tây Thái
Bình Dương nên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới do đó mà nhiệt dộ tương đối ổn định phù hợp cho loài Cá Ngừ đại dương sinh sống, độ mặn của vùng biển nơi đây cũng là một yếu tố góp phần làm cho phong phú về trữ lượng cá ngừ ở nước ta.
Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương (120 00N đến 160 00N và 1100 00 E đến 1170 00E) và (06000 N đến 11000 N và 1100 00E đến 1150 00 E). Độ sâu của hai vùng ngư trường này là từ 100 m nước trở lên. Ngư trường này có đặc trưng các đường đẳng sâu 100m của vùng biển đều nằm gần bờ, phù hợp với các loại cá ngừ sinh sống và là vùng ngư trường trọng điểm cho các đội tàu câu Cá ngừ đại dương.
3.3.2 Mùa vụ khai thác cá ngừ đại dương:
Với đặc trưng của các tàu câu được điều tra đều là tàu nhỏ có công suất không lớn nên khả năng chịu đựng sóng gió còn hạn chế khi đánh bắt xa bờ dài ngày, cùng đó với đặc trưng của khí hậu vùng biển nước ta nên mùa vụ khai thác cá Ngừ đại dương thường được phân làm hai vụ chính như sau:
+ Vụ Bắc: Từ tháng 11 đến thàng 4 năm sau đây là mùa vụ khai thác chính trong năm. Vụ Bắc các tàu hầu hết các tàu đánh bắt được sản lượng cao hơn và chất lượng cá Ngừ vụ này là tốt nhất trong năm. Do đó rất thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, và thị trường Mỹ. Vụ Bắc ngư dân thường khai thác ở ngư trường gần quần đảo Hoàng Sa và dần xuống quần đảo Trường Sa (tức là từ 120 00N đến 160 00N và 1100 00 E đến 1170 00E) .
+ Vụ Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10 h àng năm, sản lượng cá ngừ đánh bắt được trong vụ này giảm thấp hơn so với Vụ Bắc. Ngư trường đánh bắt di chuyển dần xuống vùng biển phía Tây Nam quần đảo Trường Sa (tức là từ 06000 N đến 110
00 N và 1100 00E đến 1150 00 E).
3.3.3 Đặc điểm khí tượng hải dương của ngư trường.
Trên vùng biển Khánh Hòa mùa bão bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 12. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến quần đảo Trường Sa. Nhìn chung tốc độ gió bão gây ra ở khu vực thường đạt từ 30 đến 35 m/s (cấp 10 đến cấp 12). Tốc độ gió lớn nhất ở khu vự c Trường Sa quan trắc được là 40 m/s khi có bão xảy ra.
Thông thường lốc xoáy xảy ra trong mùa hè, khi trời nóng nực hoặc thời kỳ giao thời giữa mùa khô và mùa mưa. Ở Khánh Hòa, theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm có từ 5 - 10 trận lốc xoáy với cường độ khác nhau (tháng 5 đến tháng 9)
Do điều kiện thời tiết trên biển diễn ra hết sức phức tạp, nhất l à vùng Biển Đông nơi mà tuần xuất gió bão xuất hiện thường xuyên. Tàu thuyền hoạt động trong vùng này rất dễ bị bão, gió lốc, giông tố, mưa gió và sương mù hạn chế tầm nhìn.
Nhận xét:
Tình hình hoạt động của các tàu thuyền trong vùng ngư trường khai thác cá Ngừ đại dương là tương đối phức tạp. Do đặc trưng của nghề là khai thác cá xa bờ nên điều kiện về thời tiết, sóng gió, d òng chảy biến đổi không ngừng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên các tai nạn hàng hải cho các tàu thuyền hoạt động tai vùng biển này. Ngư trường khai thác có mật độ tàu đánh bắt thủy sản là khá đông và đặc biệt nơi đây cũng là vùng thường xuyên có các tàu hàng lớn qua lại do đây là vùng giao nhau của các tuyến đường hàng hải quốc tế. Mùa vụ khai thác chính là chủ yếu vào mùa có sóng gió lớn và thường xuyên có bão xảy ra. Nên các tàu câu hoạt động khai thác tại khu vực này rất dễ xảy ra tai nạn như đâm va với các tàu khai thác thủy sản khác, đâm va với tàu hàng, phá nước do sóng gió lớn,...
3.4 Mô tả một số tai nạn điều tra được3.4.1 Tai nạn do máy móc 3.4.1 Tai nạn do máy móc
Qua một số tài liệu thu thập, tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp thuyền trưởng, những người làm việc trên tàu KH 95598 TS
Số đăng ký tàu bị tai nạn: KH 95598 TS. Chủ tàu : Trần Phụng.
Địa chỉ: Số 57 Cồn Giữa, Duy H òa, Xương Huân, Nha Trang, Khánh H òa. Cơ quan đăng kiểm: Chi cục BVNLTS Khánh H òa.
Nghề khai thác: Câu cá ngừ đại dưong.
Kích thước chính của tàu (LxBxH): 14.5 x 4 x 1.65 Tổng dung tích: 15.1 Tấn.
Hiệu máy: 8ISUZU Số máy: 936750.
Công suất: 160 CV Số vòng quay:n (v/ph)= 1800. Tổng số thuyền viên trên tàu là 9 người.
Thuyền trưởng: Trần Thế Vinh. Máy trưởng: Nguyễn Kỳ Hồ.
Quá trình xảy ra tai nạn:
Lúc 8h 56m ngày 24/8/2007 tàu đang thu câu tại tọa độ: (φ = 12019’122N, λ = 109 0 18’134E).
Thuyền trưởng Trần Thế Vinh nghe thấy tiếng động lạ phát ra từ máy chính và ngay lập tức thuyền trưởng lệnh cho tắt máy và cho máy trưởng Nguyễn Kỳ Hồ xuống kiểm tra máy chính thì phát hiện buli và trục động cơ không ăn khớp với nhau lệch khoảng 3mm. Thuyền trưởng lập tức điện về cho chủ tàu và xin ý kiến giải quyết ( Kênh 7579 Nha Trang Radio).
Nhận thấy sự cố không thể khắc phục ngay tr ên biển được thuyền trưởng và chủ tàu quyết định cắt dây triên và liên lạc với tàu KH 93717 TS của chủ tàu Trần Văn Báu (Địa chỉ 48B Cồn Tân Lập, Xương Huân, Nha Trang) là tàu cùng đi theo đội cách đó khoảng 2 hải lý đến để trợ giúp. Khi đó tàu KH 93717 TS cũng đang thu câu liền cắt đứt dây triên để chạy tới ứng cứu và bản thân tàu KH 95598 TS cũng cố gắng rút ngắn thời gian để chạy tới t àu bạn để nhận được sự giúp đỡ.
Lúc 22h 20m ngày 24/8/2007 tại tọa độ:
(φ = 12018’452N, λ = 110 0 17’056E).
Hai tàu đã tiếp cận được nhau chuyển triên câu và 5 thủy thủ sang tàu bạn để tìm kiếm phần dây triên bị cắt
Đến 6h sáng ngày 25/8/2007 tàu KH 93717 TS vẫn chưa tìm thấy được. Thuyền trưởng tàu KH 95598 TS cho nổ máy thì thấy khi cho ga cao thì tàu có thể chạy được và thuyền trưởng đã điều động tàu đi tìm phao đầu vàng câu.
Đến lúc 7h 15m ngày 25/8/2007 tàu đã tiếp cận được phao đầu vàng câu tại tọa độ: (φ = 12022’425N, λ = 1100 16’126E).
Thuyền trưởng lúc này điều động tàu đi phía trên gió khoảng 3 hải lý và thả neo nổi để quan sát vàng câu và tiếp tục liên lạc với tàu bạn để để tàu bạn chạy tới giúp kéo phần lưới bị đứt lên tàu và trợ giúp kéo tàu KH 95598 TS về đất liền.
Đến 8h35m ngày 26/8/2007 tàu được kéo về đất liền và cập bờ an toàn tại khu neo đậu thuộc Cồn Tân Lập, phường Xương Huân, TP Nha Trang, Khánh Hòa.
Nguyên nhân xảy ra tai nạn:
Do chủ tàu không chỉ đạo máy trưởng kiểm tra máy thường xuyên, máy chính ít được bảo dưỡng và sửa chữa. Trình độ của máy trưởng, thuyền trưởng còn han chế. Tàu không trang bị các dụng cụ và thiết bị máy để sửa chữa và thay thế.
Tổn thất sau tai nạn:
Về người: Không có
Tài sản : Máy chính bị hư hỏng nặng phải đưa tàu về bờ để sửa chữa. Ước tính khoảng 10. 000.000 VNĐ.
3.4.2 Tai nạn do sóng gió lớn.
(Tài liệu nghiên cứu thu thập được cung cấp bởi Đồn biên phòng 372 - Trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Khánh H òa).
Số đăng ký tàu bị tai nạn: KH 0153 TS.
Chủ tàu : Huỳnh Thanh Đức. Năm sinh: 1970
Địa chỉ: Số 52 Phan Đình Giót, Phương Sài, Nha Trang, Khánh H òa. Cơ quan đăng kiểm: Chi cục BVNLTS Khánh H òa.
Nghề khai thác: Câu cá ngừ đại dưong.
Kích thước chính của tàu (LxBxH): 15 x 3.5 x 1.85 Tổng dung tích: 25 Tấn.
Thông số máy chính:
Hiệu máy: MISUBISHI Số máy: 25687.
Công suất: 90 CV Số vòng quay:n (v/ph)= 1500. Tổng số thuyền viên trên tàu là 7 người.
Thuyền trưởng: Huỳnh Thanh Đức. Máy trưởng: Nguyễn Văn Được.
Thực trạng về trang bị cứu thủng tr ên tàu:
+ 01 Bơm điện IK 125 Thái lan sản xuất, lưu lượng bơm 20 m3/h. + Bơm điện không trang bị.
+ Đệm chống va cố định 4 chiếc. Không có đệm chống va di động + Nêm gỗ, bộ đồ mộc, bộ đồ nề không trang bị.
+ 02 xô, 02 gàu (xô, gàu là đồ dùng tự chế).
Vùng ngư trường xảy ra tai nạn :
Thuộc ngư trường Nha Trang. Trước khi tai nạn xảy ra một ngày vùng ngư trường có sóng gió lớn do bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cấp 6 lên cấp 7 và ảnh hưởng tới khi xảy ra tai nạn.
Thời gian xảy ra tai nạn: 23h45’ ng ày 3/9/2007. Vị trí xảy ra tai nạn (120 02’N, 109021’E).
Nguyên nhân xảy ra tai nạn: do gió mạnh tàu lắc làm bong đường xảm nước.
Quá trình xảy ra tai nạn:
Tàu hành trình đi đánh cá từ cửa sông Cái Nha Trang khi đi đ ược khoảng 70 hải lý thời gian này sóng gió êm nhưng đi được thêm 20 hải lý nữa thì sóng gió bắt đầu mạnh dần. Khi tới tọa độ (120 02’N, 109021’E) do sóng gió mạnh đã va đập vào vỏ tàu làm các đường xảm của tàu bị thủng không lớn lắm nhưng nước đã tràn vào tàu. Khi thuyền viên trên tàu phát hiện ra nước tràn vào tàu thì không có biện pháp nào ngăn chặn, khi đó bơm được trích lực trực tiếp từ máy chính đ ã bị ngập nước và hỏng không thể bơm nước ra ngoài được. Khi đó thuyền viên đã dùng 02 xô và 02 gàu để hút nước ra khỏi tàu nhưng do nước tràn vào quá mạnh nên không thể cứu được tàu. Khi bắt đầu xảy ra tai nạn thuyền tr ưởng đã dùng bộ đàm để gọi tàu bạn là tàu KH 2285 TS do chủ tàu - thuyền trưởng Nguyễn Văn Tấn đang ở cách đó khoảng 3 hải lý tới trợ giúp.
Khoảng 1h thì tàu KH 0153 TS bị chìm mà tàu KH 2285 đang chạy tới trợ giúp còn cách khoảng 0,8 hải lý. 7 thuyền viên trên tàu trong đó 4 thuyền viên trên thuyền thúng nổi trên biển cùng với 01 bộ đàm, 01 định vị, còn 03 thuyền viên khác ôm can nhựa và mặc áo phao chờ tàu bạn tới giúp. Khoảng 30 phút sau t àu bạn đã
tới nơi và cứu 07 người an toàn, tàu chìm. Đến 6h ngày 4/9/2007 tàu KH 2285 TS đã đưa toàn bộ 7 thuyền viên về bến cá Cù Lao – Nha Trang an toàn.
Nguyên nhân gây nên tai nạn:
Do tàu không trang bị phương tiện cứu thủng đúng theo quy định, không kiểm tra thường xuyên về chất lượng trang thiết bị. Tuy phát hiện kịp thời nh ưng do bơm không hoạt động được, nêm, chốt gỗ, bộ đồ mộc, bộ đồ nề, xi măng, cát, sỏi không được trang bị.
Tổn thất sau tai nạn:
Về người: Không có.
Về tài sản: Mất tàu và ngư cụ, ước tính khoảng 500.000.000 VNĐ.
3.5 Phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn do tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng trên các tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương
3.5.1 Phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn3.5.1.1 Về nguy cơ tiềm ẩn cho tàu thuyền 3.5.1.1 Về nguy cơ tiềm ẩn cho tàu thuyền
Qua thực tế điều tra 32 tàu câu cá ngừ đại dương tại Phường Xương Huân – TP Nha Trang nhận thấy các tàu được điều tra đều được đóng bằng gỗ nhóm I, II và III (De hoặc Sến và một số loại gỗ khác), có kích thước khá nhỏ hẹp với chiều dài nằm trong khoảng từ 12,8 m – 15,9 m, có thời gian sử dụng khá lâu từ 5 – 7 năm.
Bảng 3.14: Thống kê tai nạn, sự cố hàng hải xảy ra đối với các tàu thuyền nghề điều tra giai đoạn 2005 - 09/2007
Tên tai nạn, sư cố hàng hải xảy ra đối với tàu thuyền Vật liệu đóng tàu (Gỗ) Số lượng tàu (chiếc) Đâm va Mắc cạn Chìm đắm Cháy nổ Mất tích Cướp biển Người rơi xuống biển Nhóm I 9 0 0 0 0 0 0 0 Nhóm II 20 0 0 1 1 0 0 2 NhómIII 3 0 0 3 1 0 0 2
Qua bảng 3.14 thống kê các tai nạn liên quan đến tàu thuyền điều tra giai đoạn 2005 đến tháng 9/2007 được phân chia theo vật liệu đóng t àu (Vỏ gỗ) có nhận xét như sau:
- Đối với các tàu được đóng bằng nhóm gỗ loại I (9 chiếc) có chiều d ài tàu trên 15 m, dung tích trên 20 tấn, và tuổi thọ từ 15 – 20 năm. Qua quá trình điều tra thu thập cho thấy 100% các tàu loại này không xảy ra các tai nạn về tàu thuyền.
- Đối với các tàu được đóng bằng nhóm gỗ loại II (20 chiếc) có chiều d ài từ 13 -15 m, dung tích từ 10 – 20 tấn, tuổi thọ từ 10 – 15 năm. Qua quá trình điều tra thực trạng về tàu thuyền cho thấy các tai nạn thường xảy ra đối với các loại tàu này là cháy nổ và người rơi xuống biển và chìm đắm, trong đó: cháy nổ trên tàu chiếm 10 %; người rơi xuống biển chiếm 20%; chìm đắm do sóng gió và bong đường xảm chiếm 10% trong tổng số các vụ tai nạn điều tra đ ược.
- Đối với các tàu được đóng bằng nhóm gỗ loại III (3 chiếc) có chiề u dài từ 12 – 14 m, dung tích từ 8 – 15 tấn, tuổi thọ 5 – 7 năm. Các tai nạn xảy ra đối với các tàu loại này thường là chìm đắm chiếm 30%, cháy nổ chiếm 10%, Ng ười rơi xuống biển chiếm 20% trong tổng số các vụ tai nạn.
Nguyên nhân của các tai nạn đều do thời tiết, sóng gió lớn; diện tích tàu chật hẹp; các kết cấu thân tàu nhỏ và không được kín nước; tuổi thọ và chất lượng vỏ tàu không đảm bảo khả năng hoạt động xa bờ nh ư đặc thù của nghề câu cá ngừ đại dương. Vì vậy mà nguy cơ xảy ra các tai nạn và sự cố hàng hải như: đâm va, chìm đắm, cháy nổ, lật tàu, mắc cạn là luôn có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào và hoàn cảnh nào.
3.5.1.2 Về nguy cơ tiềm ẩn tai nạn do hỏng máy
Trên thực tế điều tra tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề tai nạn, sự cố về trang bị máy chính cho tàu câu cá ngừ giai đoạn 01/2007 – 09/2007 của Phường Xương Huân - TP Nha Trang có thể nhận thấy được nguy cơ xảy tai nạn cho tàu thuyền do sự cố hỏng máy chính như sau:
Bảng 3.15: Thống kê các tai nạn xảy ra đối với máy chính trên các tàu điều tra giai đoạn 01/2007 – 09/2007
Các tai nạn xảy ra đối với máy chính Công suất máy (CV) Số lượng tàu (Chiếc) Vỡ hộp số Hỏng séc măng Gãy trục pittong Lệch trục động cơ Tắc ống dẫn dầu 45 - < 60 8 0 1 0 1 1 60 – 75 12 0 0 0 0 2 > 75 – 90 12 0 1 0 0 4
Qua quá trình điều tra hiện trạng và bảng 3.15 cho thấy các loại máy chính có chất lượng tốt như của các hãng: MISUBISHI, YANMAR, DAIYA,... do Nhật Bản sản xuất nên ít xảy ra hư hỏng, làm việc ổn định, công suất cao, tuổi thọ cao