Các văn bản, quy phạm, tiêu chuẩn quy định về tàu thuyền máy động lực, trang

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 cv – 90 cv của phường xương huân – tp nha trang – khánh hòa (Trang 25 - 101)

B. DANH MỤC CÁC HÌNH

1.2Các văn bản, quy phạm, tiêu chuẩn quy định về tàu thuyền máy động lực, trang

trang bị cứu thủng đối với tàu thuyền nghề cá

1. Bộ Luật Thủy sản 2003

2. Nghị định số 123-NĐ-CP ngày 21/6/1990 của Chính phủ về hướng dẫn việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ v à phát triển nguồn lợi thủy sản.

Các văn bản về đăng kiểm, đăng ký tàu cá thuộc Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản - nhà suất bản nông nghiệp.

3. Nghị định số 66/ 2005/NĐ - CP của Chính Phủ về đảm bảo an to àn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, Hà Nội ngày 19/5/2005.

4. Chỉ thị số: 22/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2006 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là đánh bắt xa bờ

5. Thông tư số 02/2007/TT – BTS hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ – CP ngày 19/5/2005 của chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

6. Chỉ thị số 03/CT-BTS ngày 27 tháng 3 năm 2006 c ủa Bộ Thủy Sản về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản tr ên các vùng biển Việt Nam

7. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 181 : 2002 Quy định về chức danh viên chức trên tàu thủy sản.

8. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 135 :1999 “Tàu cá - Ðiều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm “do Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị v à biên soạn, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 664/1999/QÐ-BTS ngày 30 tháng 9 năm 1999.

9. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91, ngày 1/1/1991 của Bộ Thủy Sản về trang bị an toàn cho tàu cá cỡ nhỏ.

10. Tiêu chuẩn Việt Nam về máy tàu và trang thiết bị TCVN 6259 – 1997 11. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111: 2002

12. Quyết định số 154/QĐ-UB ngày 16/01/2002 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch các khu vực neo đậu tàu thuyền tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ nay đến 2010.

13. Quy định số 55 TS/BVNT của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản Khánh Hoà về Công tác quản lý, Đăng kiểm, Đăng ký tàu cá và thuyền viên.

1.3 Nghề câu cá ngừ.

1.3.1 Nghề câu cá ngừ đại dương Việt Nam.

Cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác rất quan trọng và có giá trị kinh tế cao. Nghề khai thác cá ngừ đại dương ở nước ta đã phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây và có xu hướng gia tăng trong những năm tới.

Theo số liệu của Bộ Thuỷ sản, cả nước hiện có gần 2.000 tàu chuyên câu cá ngừ; trong đó chỉ có 45 tàu cơ giới của các công ty đánh cá, vỏ t àu hoặc bằng thép hoặc bằng composite dài từ 22-27 m, lắp máy từ 200-750 CV với trang thiết bị hàng hải, khai thác, bảo quản sản phẩm khá đầy đủ, hiện đại đáp ứng đ ược cho quá trình khai thác ở vùng biển xa bờ. Và hơn 1.900 tàu gỗ của ngư dân mới đóng hoặc cải hoán từ các tàu làm nghề lưới rê, câu đáy,... chiều dài từ 13,5 - 18m, lắp máy 33- 300CV; hầu hết không có thiết bị dò tìm đàn cá, kỹ thuật bảo quản sản phẩm rất thiếu thốn, lạc hậu.

Đa số các tàu thuyền đánh bắt xa bờ đều có quy mô nhỏ, thủ công là chủ yếu, thiết bị khai thác và trang thiết bị an toàn hàng hải trên tàu còn thiếu và chưa đồng bộ nên việc cơ giới hóa, hiên đại hóa, tự động hóa qui trình sản xuất và đảm bảo an toàn cho người cũng như tài sản trên biển còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc đánh giá về hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, cũng như việc trang bị cứu thủng trên các tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương vẫn còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn

Ở Việt Nam, đối tượng khai thác chủ yếu của nghề câu cá ngừ l à cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá kiếm, cá mập và một số loài cá nổi đại dương khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy trữ lượng cá ngừ đại dương ở vùng biển nước ta khoảng 44.853 tấn, khả năng khai thác khoảng 17.000 tấn. Những kết quả nghi ên

cứu ban đầu cho thấy cá ngừ đại d ương xuất hiện quanh năm ở vùng biển ngoài khơi miền Trung, mùa vụ khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, m ùa phụ từ tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhi ên tháng 10 đến tháng 12 thời tiết xấu nên nhiều tàu không đi khai thác, ở nhà sửa chữa tàu, trang thiết bị và ngư cụ chuẩn bị cho mùa đánh cá tiếp theo.

Ngư trường hoạt động nghề câu vàng cá ngừ đại dương thay đổi theo mùa. Thông thường những tháng đầu mùa (tháng 12 đến tháng 3), tàu thường khai thác ở vùng biển Bắc Biển Đông, Đông Bắc Ho àng Sa, Bắc Trường Sa, các tháng giữa mùa (tháng 4 - 6) ở vùng biển Trường Sa, miền Trung và những tháng còn lại ở vùng biển Nam Trường Sa, Nam Biển Đông. Như vậy, cá ngừ có tính di cư theo mùa (từ đầu năm đến cuối năm) từ Bắc xuống Nam.

1.3.2 Nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hòa

Ở nước ta, nghề câu cá ngừ đại dương phát triển sớm ở Phú Yên và Khánh Hòa đã học tập được từ năm 1996. Đến thời điểm hiện nay tỉnh Khánh H òa có trên 300 chiếc tham gia khai thác cá ngừ đại d ương.

Nghề câu cá ngừ của tỉnh chủ yếu tập trung ở một số ph ường của Nha Trang. Các chủ tàu tổ chức thành từng nhóm sản xuất trên cùng ngư trường để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khi gặp sự cố. Tàu thuyền chủ yếu là tàu vỏ gỗ, dạng tàu dân gian Khánh Hòa, có công su ất từ 45 – 400 CV. Do ngư trường xa bờ và thường xuyên hoạt động dài ngày trên biển nên các tàu câu cá ngừ đều được trang bị các thiết bị hiện đại nh ư máy định vị vệ tinh, máy tầm ngư, máy thông tin liên lạc tầm gần, một số tàu trang bị máy liên lạc tầm xa hiệu ICOM777, SUPER STAR,...

Đối tượng khai thác thường là cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, trong đó, cá ngừ vây vàng có sản lượng khá cao. Hàng năm, Khánh Hòa khai thác được khoảng từ 1200 – 1700 tấn.

Việc kết hợp hài hòa giữa khai thác và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương đã góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh nghề khai thác cá ngừ đại d ương nói riêng và nghề khai thác xa bờ nói chung có hiệu quả. Tuy nhi ên, do sản lượng không ổn

định, mùa vụ khai thác chính tương đối ngắn; kỹ thuật đánh bắt và công nghệ bảo quản chưa tốt dẫn đến chất lượng sản phẩm sau thu hoạch không cao ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả khai thác ch ưa cao là do phương tiện nhỏ, vỏ gỗ nên công tác bảo quản bị hạn chế; các vấn đề nh ư mồi câu, thời gian ngâm câu, tính toán độ sâu thả câu ch ưa phù hợp; quy trình xử lý cá trên tàu và bảo quản trên tàu yếu do trình độ của ngư dân hạn chế; sự phối hợp giữa người sản xuất trực tiếp với các doanh nghiệp ti êu thụ còn nhiều bất cập về lợi ích.

Hiện nay, cá ngừ Khánh Hoà đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế và vươn lên chiếm vị trí ngang bằng với tôm sú trong xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Do m ùa vụ khai thác đạt sản lượng cao kết hợp với thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh hàng đông lạnh cá ngừ đại dương. Các thị trường tiềm năng như EU, Nam Mỹ, Nhật và Trung Đông. Vì vậy các doanh nghiệp đang có những biện pháp khuyến khích ngư dân bảo quản tốt sản phẩm sau khai thác, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và hướng tới xây dựng thương hiệu cho cá ngừ Khánh Hòa.

1.3.3 Nghề cá phường Xương Huân, TP Nha Trang, Khánh Hòa

Phường Xương Huân là một phường nội thành thuộc khối biển với ½ chu vi của phường chạy dọc theo sông Cái ra cửa biển v à một phần bờ biển Nha Trang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Bắc giáp với Sông Cái và phường Vĩnh Thọ. - Phía Đông giáp với biển Đông.

- Phía Nam giáp với phường Lộc Thọ

- Phía Tây giáp với phường Vạn Thạnh và Chợ Đầm.

Toàn bộ phường Xương Huân có diện tích tự nhiên là 0,63 km2, với 2150 hộ dân và 13.850 nhân khẩu. Trên 50% dân số của phường sống bằng nghề đánh bắt hải sản, với 215 tàu thuyền tập trung tại các khu vực Cồn Tân Lập và đường Cồn Giữa (gồm 07 tổ dân phố).

Phường Xương Huân lại có địa hình ven sông (Sông Cái), ven biển (Biển Đông) nên có những thuận lợi và khó khăn như sau:

- Về thuận lợi: Với nghề truyền thống đ ược nhân dân phường tự phát triển và đánh bắt thủy hải sản với các ngành nghề chủ yếu như lưới cản nilon, câu cá ngừ

đại dương và câu mực,..Kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch đã góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình và ổn định phát triển kinh tế của địa ph ương.

- Tuy nhiên cũng tồn tại không ít khó khăn như chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, lũ lụt do sát biển. Tàu thuyền đậu tại phường có nguy cơ bị chìm đắm do các bãi neo nhỏ hẹp và nông nên quá trình neo đậu dễ gây va đập làm chìm, vỡ tàu.

Phương hướng phát triển nghề cá của phường là phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản xa bờ đặc biệt là nghề câu cá ngừ đại dương đang là một nghề phát triển mạnh và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách phường với phương trâm tăng công suất tàu thuyền đánh bắt xa bờ và tăng sản lượng đánh bắt. Bên cạnh đó cũng phát huy nghề truyền thống của nhân dân n ơi đây là làm mắm và chế biến thủy hải sản.

1.4 Thực trạng về tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủngcủa tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương của tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương

Thực tế hiện nay việc trang bị máy động lực cho các tàu câu cá ngừ đại dương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn mà chưa có sự đồng bộ thống nhất cho một mẫu máy động lực riêng cho tàu câu hiện nay. Bởi thực tế hiện nay rất nhiều máy tàu đang sử dụng đa số là máy cũ được nhập từ nước ngoài về, đại tu rồi bán lại cho ngư dân sử dụng mà không thông qua một cơ quan kiểm định nào. Riêng về các ngư dân tuy mang chức danh “máy trưởng” nhưng trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên việc vận hành và sửa chữa chưa đảm bảo.

Như đã thống kê ở trên cho ta thấy có hơn 1.900 tàu gỗ của ngư dân mới đóng hoặc cải hoán từ các tàu làm nghề lưới rê, câu đáy,...chiều dài từ 13,5 - 18m, lắp máy 33-300CV. Vì vậy mà vấn đề cần đặt ra ở đây là trong số các tàu thuyền gỗ trên có đảm bảo tránh được hiện tượng phá nước trong quá trình sản xuất trên biển hay không. Nhưng trong thực tế thì việc trang bị cứu thủng cho tàu câu vẫn chưa được ngư dân chú ý tới, như việc trang bị trên tàu bạt cứu thủng, bộ đồ mộc, nêm, chốt gỗ, vít cứu thủng, bơm cứu thủng,.. chất lượng đã giảm đi khá nhiều do trong quá trình khai thác sản xuất như che nắng, kê đựng sản phẩm,…như vậy liệu có đảm bảo khi có sự cố xảy ra hay không. Hay việc trang bị cát, sỏi, xi măng, bộ đồ

nề thì hầu hết các tàu là không hề có do diện tích trên tàu cá rất nhỏ, hẹp nên việc trang bị cho tàu không được các chủ tàu quan tâm tới.

Do đó tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi như tàu bị vỡ, phá nước, do thân tàu bị mục nát, vượt quá khả năng đảm bảo an toàn. Tàu bị chìm đắm do các cửa, nắp hầm không kín nước dẫn đến nước tràn vào các khoang khi gặp sóng to gió lớn. Tàu bị hư hỏng máy, hệ trục do sử dụng máy cũ l àm máy chính trên tàu hoặc do người sử dụng không thực hiện nghi êm túc các qui định sử dụng máy tàu. Tai nạn tàu bị đắm, bị đâm va do không có các thiết bị tín hiệ u (đèn, còi), thiết bị hàng hải hoặc không có người canh giới khi hành trình cũng như khi neo đậu. Tàu bị va đập khi neo đậu do neo và dây neo không đủ bền, hoặc do neo không đúng cách.

Qua thực tế đó cho thấy vấn đề cần quan tâm hiện nay đối với nghề câu cá ngừ đại dương chính là việc đánh giá và xây dựng mô hình chung cho đội tàu thủy sản ở Việt Nam hiện nay mà thực tế tập trung vào xây dựng mô hình về tàu thuyền, máy động lực và việc trang bị cứu thủng cho các t àu câu xa bờ nói chung và cá tàu câu cá ngừ đại dương nói riêng. Việc nghiên cứu đánh giá về chất lượng cũng như sự phù hợp của máy động lực trang bị cho t àu câu thực tế là không có nhiều bởi do nghề cá nước ta là nghề cá nhân dân nên việc trang bị về máy đều do tư tưởng chủ quan của mỗi chủ tàu. Vì vậy để đánh giá về thực trạng của máy động lực nh ư việc trang bị máy động lực cho tàu câu cá ngư như vậy đã đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật chưa? Nguồn gốc của máy có chính xác không, máy sản xuất năm nào và chất lượng sử dụng còn bao nhiêu phần trăm là hầu như là không thể xác định được. Cũng như vậy với việc trang bị cứu thủng cho t àu câu thường là ít được quan tâm tới, ví dụ như việc trang bị máy bơm cứu thủng tuy đã có đầy đủ nhưng chất lượng sử dụng, các thông số kỹ thuật của máy hầu nh ư là không được nắm rõ.

Vì vậy, qua thực trạng về tàu thuyền, máy động lực, trang bị cứu thủng m à đề tài của em sẽ nghiên cứu thêm và đi sâu về việc trang bị máy động lực, trang bị cứu thủng trên tàu câu cá ngừ đại dương nhằm đảm bảo an toàn cho người và tàu trong quá trình lao động sản xuất trên biển.

Chương 2

NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung đề tài nghiên cứu

Điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 CV – 90 CV của phường Xương Huân, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thực hiện từ ngày 30/7/2007 đến ngày 10/11/2007

Địa điểm: Phường Xương Huân – TP Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa

2.3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng về tàu thuyền; máy động lực; thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại d ương của tỉnh Khánh Hòa. Từ đó xác định đánh giá được thực trạng về nghề câu cá ngừ của tỉnh, đồng thời đưa ra được mô hình chung cho nghề câu cá ngừ của nước ta. Do đó đưa ra được các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, con người và tài sản trên tàu trong quá trình sản xuất trên biển; có các biện pháp ngăn ngừa v à giảm thiểu đến mức thấp nhất các tai nạn xảy ra cho tàu. Giúp cho các cơ quan chức năng và các ban ngành có liên quan nắm rõ được các vấn đề có liên quan để có thể điều chỉnh hợp lý về quá trình quản lý nghề và giúp cho các chủ tàu, thuyền trưởng hiểu và nắm rõ về việc trang bị những thiết bị cần thiết cho quá tr ình khai thác sản xuất

Thông qua quá trình điều tra thực tế và nắm bắt được tình hình của việc trang bị những trang thiết bị trên tàu như máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng và nguyên nhân của một số vụ tai nạn từ đó dựa trên thực trạng của nghề có thể tự mình đánh giá nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Và so sánh việc trang bị của các tàu

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 cv – 90 cv của phường xương huân – tp nha trang – khánh hòa (Trang 25 - 101)