Trang bị cứu thủng

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 cv – 90 cv của phường xương huân – tp nha trang – khánh hòa (Trang 70 - 101)

B. DANH MỤC CÁC HÌNH

3.1.3Trang bị cứu thủng

Bảng 3.10: Thống kê về trang bị cứu thủng cho tàu câu cá ngừ đại dương

Trang bị cứu thủng STT Số đăng ký Bơm Nêm gỗ Đệm va Bộ đồ mộc Gàu 1 5797 02 10 04 01 01 01 2 6342 01 10 04 01 02 01 3 6506 02 15 06 01 01 01 4 96481 02 15 06 01 01 01

5 5670 02 12 04 01 01 01 6 96624 02 14 04 01 02 02 7 6253 02 15 04 01 01 01 8 1953 02 10 06 01 02 01 9 5489 01 12 04 01 02 01 10 6452 02 15 04 01 02 02 11 3679 02 10 04 01 01 02 12 2401 02 10 04 01 02 01 13 2151 02 15 04 01 02 00 14 6342 02 10 04 01 02 01 15 6490 02 10 04 01 02 01 16 5624 01 10 04 01 02 02 17 95445 01 10 06 01 01 01 18 2430 02 5 04 01 02 02 19 2166 01 5 04 01 02 02 20 3554 02 10 04 01 02 02 21 6371 01 10 06 01 02 02 22 92872 01 10 04 01 02 02 23 3178 01 10 04 01 02 02 24 96185 02 10 06 01 02 02 25 6339 01 10 04 01 02 01 26 5037 01 15 04 01 02 03 27 3988 01 13 04 01 02 01 28 5127 02 10 04 01 01 01 29 5725 01 10 06 01 01 02 30 4328 01 10 04 01 02 02 31 1170 01 10 04 01 02 02 32 6458 01 10 04 01 02 02

Bảng 3.11 Thống kê phương tiện hút khô trang bị trên tàu câu cá ngừ điều tra STT Phương tiện hút khô Số lượng (chiếc) Số tàu trang bị Lưu lượng Nước sản xuất Tỷ lệ % trang bị 01 15 46.9 1 Bơm IK 125 02 17 20 (m 3/h) Thái Lan 53.1

2 Bơm cọ 0 0 15 (m3/h) Việt Nam 0

3 Bơm tay 0 0 5 (m3/h) Việt Nam 0

01 9 28.2 4 Xô 02 23 5 (lít) Việt Nam 61.8 01 15 46.9 02 15 46.9 00 1 3.1 5 Gàu 03 1 3 (lít) Việt Nam 3.1

Bảng 3.12: Thống kê trang bị các dụng cụ chống thủng trên tàu điều tra

STT Dụng cụ chống thủng Số lượng tàu trang bị Tỷ lệ % số tàu trang bị Cố định 32 100 1 Đệm chống va Di động 7 21.8 > 8 chiếc 2 6.25 2 Nêm, chốt gỗ < 8 chiếc 30 93.75 3 Bộ đồ mộc 32 100 4 Vít cứu thủng 0 0 Giẻ vụn 32 100

5 Giẻ vụn, phôi tre

Phôi tre 0 0

6 Bộ đồ nề 0 0

7 Xi măng P 400 20 kg 0 0

Nhận xét:

Qua kết quả điều tra về trang bị cứu thủng của các t àu câu cá ngừ đại dương được phỏng vấn ta có thể nhận thấy:

Bơm truyền động từ máy chính IK 125 chiếm 100 % tổng số các tàu điều tra. Bơm điện, bơm cọ, bơm tay thì 100% các tàu điều tra không trang bị

Nêm gỗ 93,75 % các tàu trang bị trên tổng số các tàu điều tra Bộ đồ mộc: 100% các tàu đều trang bị một bộ

Đêm chống va cố định 100% các tàu trang bị trong tổng số các tàu điều tra 78,2 % tổng số các tàu điều tra không trang bị đệm chống va di động.

Dụng cụ hút khô (2 xô, 1 gàu) 100 % các tàu có trang b ị trong tổng số các tàu điều tra. Trong đó chỉ có 28,2 % số tàu trang bị 01 xô và 3,1 % số tàu không trang bị gàu cứu thủng trong tổng số các tàu điều tra.

Bạt chống thủng 100% các tàu đều trang bị nhưng chất lượng sử dụng đã giảm đi khá nhiều chỉ còn khoảng 50 - 60 % chất lượng sử dụng.

3.1.3.1 Bơm truyền động từ máy chính

Các tàu câu thường sử dụng các loại bơm sau: Máy bơm IK 125 của Thái Lan, Nhật, Trung Quốc sản xuất.

Đây là loại bơm tự mồi nước và có lưu lượng bơm khoảng 20m3/h. + Công dụng của bơm:

Công dụng chính của bơm là dùng để hút nước trong hầm máy ra ngoài nếu tàu gặp sự cố và hút nước la canh dưới hầm tàu. Tuy nhiên còn sử dụng để bơm nước rửa cá, rửa boong tàu. Nếu như có xảy ra hỏa hoạn thì bơm này cũng được dùng để chữa cháy cho tàu.

+ Vị trí lắp đặt của bơm được cố định ở hầm máy, phía trước bánh đà máy chính và hoạt động nhờ máy chính trích lực cho.

+ Ưu điểm: đây là loại bơm có lưu lượng bơm lớn, độ bền cao, giá thành rẻ. + Nhược điểm của bơm:

Không di chuyển được do được cố định dưới hầm tàu và tiếp xúc trực tiếp với nước biển trong quá trình hoạt động nên rất dễ xảy ra hư hỏng do quá trình xâm hại của nước biển.

3.15 a Đầu bơm gắn với bánh đà máy chính 3.15 b Đầu bơm gắn xuống đáy tàu Hình 3.15: Máy bơm được truyền động trực tiếp từ máy chính

3.1.3.2 Các dụng cụ chống thủng khác

+ Phân loại: các dụng cụ chống thủng khác bao gồm bộ đ ồ mộc, bộ đồ nề, phương tiên hút khô (xô, gàu), cát, sỏi, xi măng, vít cứu thủng, bạt chống thủng, nêm và chốt gỗ.

a. Nêm và chốt gỗ:

Nêm và chốt gỗ là dụng cụ chống thủng thông thường nhất được trang bị trên tàu, nó được cấu tạo từ các loại gỗ khác nhau.

Hình dạng nêm và chốt gỗ thông thường: Hình tam giác, hình nón, hình tròn. Công dụng của nêm và chốt gỗ: nêm hình tam giác dùng để bịt những khe hở và vết nứt của vỏ tàu. Chốt hình nón dùng để bịt kín những ống nước và lỗ thủng có dạng hình tròn. Nếu như lỗ thủng lớn ta dùng nút to, trước khi đóng nút ta lấy vải bạt hoặc dây gai ngâm dầu quấn v ào nút làm đệm để đóng được chặt.

Bảo quản: nêm và chốt gỗ thường được để trong thùng đựng trong cabin tàu. Tuy nhiên thực tế thì nêm và chốt gỗ không được bảo quản trên tàu.

Hình 3.16: Nêm chốt gỗ trên tàu câu cá ngừ KH 6452 TS

b. Bộ đồ mộc:

Do đặc thù của các tàu câu của ngư dân chủ yếu làm bằng gỗ nên hầu hết các tàu điều tra đều trang bị một bộ đồ mộc bao gồm: 01 c ưa, 02 đục (01 đục dẹt, 01 đục tròn), 01 búa đinh, dùng để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận l àm bằng gỗ.

Công dụng của bộ đồ mộc là khi có sự cố thủng tàu xảy ra thì sử dụng bộ dồ mộc giúp các dụng cụ khác như bịt lỗ thủng: sử dụng cưa, đục dẹt, búa làm nêm gỗ, dùng búa để đóng và chèn các nêm chốt cho chặt.

Hình 3.17:

c. Bộ đồ nề: là bộ đồ xây dựng và ít được trang bị trên các tàu gỗ hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương.

d. Cát, sỏi, ximăng: 100% các tàu không trang bị e. Dụng cụ hút khô:

Xô, gàu được làm bằng được làm bằng nhựa có quai xách sử dụng để tát nước ra ngoài tàu khi trong tàu có nước hoặc tàu bị thủng nước tràn vào trong. Thường được bố trí trong hầm máy, trên boong tàu.

Ưu điểm của dụng cụ hút khô là có thể sử dụng linh động bất cứ lúc nào và thời điểm nào, giá thành đầu tư không lớn, phù hợp với bản chất của tàu cá cỡ nhỏ.

Nhược điểm lưu lượng hút khô không lớn, phải sử dụng sức ng ười, hay hư hỏng do phải tiếp xúc với nước biển.

f. Keo, hồ (nhựa): Có trang bị, dùng để hàn gắn những vật dụng hoặc những lỗ thủng nhỏ mà dùng keo có thể khắc phục được sự cố này.

3.1.3.3 Đánh giá về trang bị phương tiện cứu thủng trên các tàu điều tra so với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

* Theo định mức về trang bị phương tiện hút khô Chiều dài tàu > 15 m bắt buộc phải trang bị

+ 01 chiếc bơm truyền động từ máy chính. + 01 chiếc bơm tay

+ Dụng cụ hút khô (02 xô, 01 gàu): 01 bộ. Chiều dài tàu < 15 m bắt buộc phải trang bị.

+ 01 chiếc bơm tay

+ Dụng cụ hút khô (02 xô, 01 gàu): 01 bộ.

Kết quả điều tra được so sánh với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91. 100 % các tàu đều trang bị máy bơm truyền động từ máy chính.

71,8 % trong tổng số các tàu điều tra có trang bị dụng cụ hút khô theo đúng tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

93,75 % trong tổng số các tàu điều tra không trang bị bơm tay theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

Bảng 3.13: Định mức về trang bị dụng cụ chống thủng theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91

Chiều dài tàu (m)

STT Tên gọi

L > 15 L < 15

1 Đệm chống va cố định (chiếc) 4 2

2 Đệm chống va di động (chiếc) 1 1

3 Chăn sợi (chiếc) 1 1

4 Giẻ vun, phôi tre (kg) 2 1

5 Nêm gỗ (chiếc) 10 8

6 Cột chống (chiếc) 2 1

7 Bộ đồ mộc (bộ) 1 1

8 Xi măng P 400 (kg) 50 20

9 Cát vàng (kg) 50 20

Kết quả điều tra được so với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91:

100 % các tàu được điều tra đều trang bị đệm chống va cố định tr ên tàu theo đúng tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

21,8 % các tàu được điều tra trang bị đệm chống va di động tr ên tàu theo đúng tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91.

100 % các tàu có trang bị đầy đủ chăn sợi.

93,75 % trong tổng số các tàu điều tra được trang bị đầy đủ nêm gỗ theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91

100 % trong tổng số các tàu được điều tra trang bị đầy đủ bộ đồ mộc

100 % trong tổng số các tàu điều tra không trang bị trên tàu xi măng P400, bộ đồ nề, cát, sỏi.

Nhận xét:

Qua thực trạng trang bị các phương tiện và thiết cứu thủng cho tàu so với tiêu chuẩn ngành 28 TCN 90 – 91 ta nhận thấy việc trang bị của ngư dân chủ yếu

vẫn chỉ mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan quản lý mà chưa thực sự nhận rõ được tầm quan trọng của việc trang bị cứu thủng cho tàu thuyền của mình.

Hầu hết các thuyền viên trên tàu đều không được phổ biến các kiến thức về kỹ thuật cứu thủng trên tàu.

Các phương tiện cứu thủng trên tàu ngư dân đều tự chế và trang bị cho tàu mà chưa được các cơ quan quản lý nào kiểm tra, kiểm định về chất lượng sử dụng.

3.2 Giới thiệu cấu trúc vàng câu trên các tàu điều tra.

Vàng câu là một hệ thống câu bao gồm có: Dây tri ên (dây câu), dây thẻo, lưỡi câu. Ngoài ra vàng câu còn có các bộ phận hỗ trợ liên quan khác như: Dây đầu vàng câu, khóa xoay, kẹp, phao, dây ganh.

3.2.1 Dây triên (Dây câu):

Là dây câu chính của vàng câu. Đây là trục chính của vàng câu vì vậy cần đòi hỏi phải có độ bền cao, độ chống xoắn tốt v ì vậy để kết nối giữa hai đoạn tri ên câu người ta thường dùng khóa xoay để chống xoắn.

Một vàng câu thường có độ dài từ 30-40 hải lý tùy theo từng công suất tàu. Dây triên thường thường được chế tạo bởi vật liệu là PA, PE và kéo thành sợi với đường kính sợi dây triên là từ 2,8 mm – 3mm. Hầu hết các tàu câu được điều tra đều dùng loại dây cước đơn làm dây triên. Dây triên thường dùng loại của Nhật hoặc Đài Loan sản xuất.

3.2.2 Dây thẻo:

Là dây nhánh liên kết từ triên câu đến lưỡi câu. Thẻo câu người ta chia làm hai đoạn liên kết với nhau để dễ dàng hiệu chỉnh về chiều dài của thẻo và hai phần thẻo câu được liên kết với nhau bằng khóa xoay:

+ Thẻo trên là phần được liên kết với dây triên và được giữ cố định về chiều dài người ta không thể hiệu chỉnh được trong khi đánh bắt.

+ Thẻo dưới là phần liên kết với lưỡi câu, thẻo dưới người ta có thể hiệu chỉnh được chiều dài của dây bằng cách kẹp dây lại nếu muốn cho thẻo d ưới ngắn lại và dở ra khi muốn tăng chiều dài của thẻo. Thẻo dưới được gắn với lưỡi câu.

Vật liệu chế tạo thẻo câu thường được làm bằng PA, PE dây cước đơn có khóa kẹp, khóa xoay ở trên và lưỡi câu ở dưới. Khóa kẹp để móc thẻo câu v ào dây triên còn khóa xoay dùng để chống xoắn khi có cá mắc câu sẽ gây xoắn thẻo câu có thể làm đứt thẻo và mất cá. Đường kính của dây thẻo nằm trong khoảng từ 2,0 mm – 2,4 mm. Dây thẻo trên dài khoảng 23 – 25 m, chiều dài của thẻo dưới dài khoảng từ 2,0 – 3,0 m, chiều dài của thẻo câu thường khoảng từ 25 – 30 m. Một vàng câu có khoảng 800 – 1600 thẻo câu. Dây thẻo tàu câu thường dùng là loại của Nhật hoặc Đài Loan sản xuất.

3.2.3 Lưỡi câu:

Là phần trực tiếp tác dụng đến cá, do vậy l ưỡi câu được cấu tạo sao cho khi cá mắc câu thì lưỡi dễ mắc vào miệng cá mà không bị tuột ra ngoài. Nên khi trang bị lưỡi câu cần phải đảm bảo lưỡi câu sắc và có ngạnh cứng và kích thước phù hợp với từng đối tượng khai thác.

Cấu tạo: Lưỡi câu làm bằng inox hoặc thép không gỉ. + Đường kính d = 4 mm. + Góc kẹp : 80.

+ Chiều cao h = 40 mm. + Chiều dài thân lưỡi câu: 22 mm. + Độ rộng b = 30 mm

Mỗi tàu thường trang bị từ 1500 – 2000 lưỡi câu trên tàu.

3.2.4 Khóa xoay:

Khóa xoay có tác dụng tháo xoắn cho vàng câu để vàng câu được kết nối với nhau một cách dễ dàng. Khóa xoay được chế tạo bằng thép nên cứng và chắc chắn, khóa xoay có chiều dài 46 mm. Mỗi tàu trang bị khoảng 2500 – 3000 khóa xoay.

3.2.5 Kẹp:

Là bộ phận kết nối giữa thẻo câu với dây tri ên, nó có tác dụng khi tháo và mắc giữa thẻo câu và vàng câu được một cách dễ dàng hơn. Khóa kẹp cũng được làm bằng thép, inox có chiều dài khoảng 140 mm và đường kính 3 mm. Mỗi thường trang bị từ 2000 – 2500 kẹp trên tàu.

3.2.6 Phao ganh:

Là phao nổi trên mặt nước có dạng hình tròn, ở giữa có lỗ xuyên qua. Phao ganh có có tác dụng để hiệu chỉnh độ sâu của v àng câu theo vùng ngư trường đánh bắt. Đường kính của phao khoảng 300 – 360 mm, được làm bằng nhựa cứng. Mỗi tàu thường trang bị từ 50 – 100 phao.

3.2.7 Dây phao ganh:

Là được nối giữa triên câu và phao ganh giúp cho vàng câu đư ợc giữ trong nước ở độ sâu phù hợp với từng loại cá ngừ mà tàu dự định khai thác. Một đầu được nối với phao ganh, đầu còn lại liên kết với dây triên bằng khóa kẹp. Dây phao ganh có chiều dài từ 10 – 25 m, đường kính từ 7 – 10 mm. Được làm bằng vật liệu PP, mỗi tàu thường trang bị từ 50 – 100 dây phao ganh tùy theo loại và công suất tàu.

3.3 Ngư trường hoạt động của các tàu câu cá ngừ được điều tra. 3.3.1 Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương.

Nước ta có vị trí thuận lợi cho việc phát triển các nghề khai thác thủy sản xa bờ. Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương thường nằm ở những khu vực có nhiều đảo, đá ngầm, có nhiều đường đẳng sâu lớn và đặc biệt là nơi có hai dòng hải lưu nóng và lạnh chảy qua. Đây là điều kiện để cho loài cá ngừ sinh sống và phát triển, là nơi có cá vùng nước trồi nên nguồn thức ăn ở đây rất dồi dào thuận lợi cho các loài cá nổi nhỏ sinh sống phát triển đó chính l à nguồn thức ăn chính cho cá loài cá nổi đại dương. Vùng Biển Đông của nước ta lại nằm ở vị trí Trung và Tây Thái

Bình Dương nên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới do đó mà nhiệt dộ tương đối ổn định phù hợp cho loài Cá Ngừ đại dương sinh sống, độ mặn của vùng biển nơi đây cũng là một yếu tố góp phần làm cho phong phú về trữ lượng cá ngừ ở nước ta.

Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương (120 00N đến 160 00N và 1100 00 E đến 1170 00E) và (06000 N đến 11000 N và 1100 00E đến 1150 00 E). Độ sâu của

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng tàu thuyền, máy động lực, thiết bị tàu, trang bị cứu thủng cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 cv – 90 cv của phường xương huân – tp nha trang – khánh hòa (Trang 70 - 101)