Nguyên lý hoạt động:

Một phần của tài liệu Nhà máy bột mì bình an (Trang 31 - 32)

Trong quy trình sản xuất bột mì, các thiết bị hầu hết được nhập liệu từ phía trên. Do đó để tận dụng thế năng, nguyên liệu được đưa lên cao rồi đổ xuống để đi vào các quá trình xử lý tiếp theo hoặc chuyển lúa, bột vào hầm chứa. Để thực hiện mục đích này, người ta thường sử dụng gầu tải.

liệu được gầu múc đưa lên cao và bị lật ngược lại. Dưới tác dụng của lực ly tâm và trọng lực, nguyên liệu đổ qua miệng xả vào thiết bị chứa. Gầu chứa đầy vật liệu khi đi vào phần bán kính cong của puly trên sẽ xuất hiện lực ly tâm, có phương thay đổi liên tục theo vị trí của gầu. Hợp lực của trọng lực và lực ly tâm làm cho vật liệu văng ra khỏi gầu và rơi xuống đúng vào miệng ống dẫn vật liệu ra. Lực ly tâm sinh ra phụ thuộc vào vận tốc quay của puly, nếu số vòng quay của puly lớn, lực ly tâm lớn làm vật liệu văng ra ngoài sớm hơn, rơi trở lại chân gầu. Nếu quay chậm, lực ly tâm nhỏ vật liệu ra khỏi gầu chậm và khơng văng xa được, do đó vật liệu khơng rơi đúng vào miệng ống dẫn vật liệu. Số vòng quay của puly phải phù hợp mới có thể đổ vật liệu đúng vào miệng ống dẫn vật liệu ra. Lưỡi gà được điều chỉnh thích hợp để lúa khơng bị hồi trả về qua thân gầu tải. Nếu lượng hồi về nhiều sẽ làm giảm năng suất và gây vỡ nát nguyên liệu.

Thông thường ở bộ phận puly chủ động có gắn bộ phận chống quay ngược nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng khi thao tác giải quyết sự cố nghẹt. Cửa xả liệu 9 dùng để lấy nguyên liệu ra khỏi khoang chân gầu tải khi có sự cố nghẹt gầu tải. Dây gầu tải được căng chỉnh nhờ bộ phận tăng dây 6. Trên thân gầu tải thường có các cửa kính quan sát để kiểm tra hoạt động của gầu.

Một phần của tài liệu Nhà máy bột mì bình an (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w