a) Sơ đồ cấu tạo:
4.3.4. Sàng liên hợp
a) Sơ đồ cấu tạo:
Hình 4.10. Sơ đồ cấu tạo sàng liên hợp
1. Hộp chứa liệu vào
2. Điều chỉnh lượng liệu vào sàng 3. Khung lưới sàng tách tạp chất lớn 4. Đường máng phân loại tạp chất lớn 6,9. Các miệng lấy tạp chất
7. Cửa trượt đưa liệu vào khung lưới sàng cát
8. Khung lưới sàng tách cát
10,11. Khung lưới sàng phân loại lúa theo tỉ trọng
12. Khung lưới sàng tách đá 13. Kênh hút rớt
14. Cửa trượt điều chỉnh lượng lúa phân loại
15. Tay vặn điều chỉnh gió
16. Của trượt điều chỉnh lúa phân loại 17. Máng hứng liệu đưa vào khung lưới sàng tách đá
18. Gờ cản liệu 19. Miệng lấy đá ra 20. Miệng lấy lúa ra
21. Tấm vách điều chỉnh gió
Hình 4.12. Khung lưới sàng tách đá
b) Nguyên lý hoạt động:
Sàng liên hợp được sử dụng để tách các tạp chất lớn, đá sạn, đất cát và tạp chất nhẹ. Nguyên liệu từ hộp chứa liệu 1 qua cửa điều chỉnh lưu lượng 2 vào lớp lưới sàng thứ nhất để tách các tạp chất lớn. Các tạp chất sẽ được giữ lại trên sàng, phần lúa lọt qua sàng sẽ qua cửa trượt 7 đi xuống hai lớp mặt sàng tiếp theo để tách cát sạn. Cát sạn, các tạp chất nhỏ lọt qua lỗ lưới sàng, đi theo kênh số 4 và được lấy ra ngồi qua các miệng thốt nằm ở phía dưới mặt máy sàng. Lúa khơng lọt sàng sẽ được đưa vào sàng phân loại lúa.
Mặt sàng này lắp 2 loại lưới sàng có kích thước lỗ sàng khác nhau. Phần đầu lắp lưới sàng có kích thước lỗ nhỏ chỉ cho khơng khí đi qua để tạo phân lớp hỗn hợp lúa nhẹ ở trên, lúa nặng ở phía dưới. Phần mặt sàng 11 kế tiếp phía sau có kích thước lỗ sàng lớn cho phép lúa mì và các hạt đá sạn lọt qua. Trên mặt sàng 11 có một gờ cản
trọng cao và lúa hỗn hợp. Tỷ lệ giữa 2 loại lúa này được quyết định bằng cách điều chỉnh cửa 14.
Lúa có tỷ trọng cao sẽ lọt sàng 11 và 12 xuống dưới máng hứng đi ra ngoài theo miệng 20. Lúa hỗn hợp nằm trên mặt sàng 11 rơi xuống kênh hút bụi để tách các tạp chất nhẹ còn lại. Phần lúa hỗn hợp đã được tách bụi sẽ rớt xuống máng hứng lúa. Trên sàng đá 12, nhờ sự kết hợp giữa chuyển động rung của sàng, cấu tạo của mặt lưới sàng và luồng khí đi qua lưới sàng bên dưới, đá sạn sẽ được đẩy dần lên phía trên và được lấy ra ngoài qua miệng 19.
Lúa sạch đá sạn sẽ theo chiều nghiêng của sàng xuống phía dưới qua miệng ống 20 đi ra ngoài. Độ nghiêng của sàng được điều chỉnh bằng tay quay. Và biên độ rung của sàng được kiểm tra bằng cách nhìn vào độ chập của 2 đường xéo in trên đĩa trịn bên hơng sàng. Điểm chập của 2 đường không được vượt quá giá trị max. Thang đo 2 được dùng để đo biên độ rung theo phương ngang, thang đo 3 sẽ đo biên độ rung theo phương thẳng đứng.
Hình 4.13. Vịng kiểm tra biên độ rung của sàng
c) Quy tắc vận hành: Trước khi mở máy
- Kiểm tra hệ thống điện điều khiển sàng, motor rung, ngăn gió sàng tạp chất, quạt hút lầu 5.
Gầu tải số 3 và hệ thống đưa lúa đi ủ ẩm phải mở cho hoạt động trước.
Vận hành máy
- Nhấn nút khởi động, cho máy chạy không tải 2 phút, kiểm tra độ rung của sàng và hoạt động của sàng lúc khơng tải.
- Mở điện ngăn gió lầu 3 và quạt hút lầu 5.
- Mở liệu vào máy, năng suất tối đa 15 tấn/h.
- Điều chỉnh van gió thích hợp, áp suất làm việc trong khoảng 7 – 9 milibar.
- Điều chỉnh độ nghiêng của sàng trong khoảng 7 – 9o đảm bảo về năng suất và khả năng tách đá sạn.
- Điểu chỉnh lượng lúa rớt xuống lưới tách đá cho phù hợp (khoảng 60%).
- Kiểm tra biên độ rung của sàng trong quá trình làm việc trong khoảng 3,5 – 4 cm bằng cách nhìn vào độ chập của 2 đường xéo in trên đĩa trịn gắn bên hơng sàng. Nếu trị số này vượt quá 4,5 phải kiểm tra lại sàng.
- Điều chỉnh kênh hút gió phù hợp với yêu cầu tách tạp chất nhẹ.
- Định kỳ khoảng 0,5 giờ mở 2 tấm cao su cho tạp chất lớn chảy xuống máng.
- Thường xuyên theo dõi hoạt động của sàng để phát hiện sự cố và giải quyết kịp thời.
- Chỉ tiến hành xử lý sự cố khi máy đã ngắt điện và các bộ phận chuyển động dừng lại hoàn toàn.
Ngưng hoạt động
- Khi không làm việc nữa cắt liệu vào, tắt motor sàng, quạt và ngăn gió khi đã hết liệu trên sàng.