Tai nạn người rơi xuống nước

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng thuyền vi ên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 cv phường vĩnh phước – tp nha trang – khánh hòa (Trang 88 - 104)

Qua phỏng vấn thuyền trưởng Lê Văn Lững, là thuyền trưởng đồng thời là chủ tàu có số đăng ký KH-96191-TS cho biết:

Sơ lược về tàu: tàu KH-96191-TS đăng ký tại chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa, chủ tàu Lê Văn Lững. Thuyền trưởng: Lê Văn Lững, bằng thuyền trưởng tàu cá hạng 5. Máy trưởng: Nguyễn Văn Nhân.

Sơ lược về người bị nạn: Võ Tư, sinh năm 1980, địa chỉ: Cam Ranh – Khánh Hòa. Trình độ học vấn: 3/12, chức danh trên tàu: thủy thủ.

Diễn biến tai nạn: Tai nạn xảy ra vào tháng 10 (âm lịch) năm 2004, trong lúc thả câu khoảng 5h sáng, thời tiết vẫn bình thường, thủy thủ Võ Tư làm nhiệm vụ móc mồi. Do chủ quan nên thủy thủ Võ Tư ngồi trên mạn tàu (mạn phải) để tiến hành công việc, vừa làm việc vừa nói chuyện với các thủy thủ khác thì bỗng dưng có đợt sống lớn làm tàu lắc mạnh và làm cho thủy thủ Võ Tư bị rơi xuống biển. Tuy nhiên, do đang tiến hành thả câu, tàu hành trình chậm, đồng thời thời tiết cũng không phải là xấu, khi thủy thủ Võ Tư rơi xuống nước thì các thủy thủ khác làm việc cùng phát hiện ra ngày và quăng dây thừng xuống cho thủy thủ Võ Tư bầm vào và tiến hành kéo thủy thủ Võ Tư lên tàu. Không có thương tích gì xảy ra đối với thủy thủ Võ Tư.

Phân tích nguyên nhân tai nạn: Với tai nạn nêu trên thì nguyên nhân là xuất phát từ ý thức chủ quan của thủy thủ làm việc trên tàu, đồng thời thuyền trưởng thì

lại thiếu nhắc nhở, cảnh báo. Mặc dù không gây hậu quả lớn nhưng mà đây cũng là một loại tai nạn thường xảy ra với các thủy thủ làm việc trên tàu cá. Điều này cho thấy ý thức của ngư dân làm việc trên tàu cá còn hạn chế. Do đó, việc nâng cao ý thức, cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cho các thuyền viên là một việc cần thiết mà các cơ quan quản lý chức năng cần phải tiến hành.

10.3 Mô hình cho nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hòa:

10.3.1 Mô hình về thuyền viên:

Qua các tiêu chí về thuyền viên đã xây dựng (mục 3.4.1), vậy mô hình thuyền viên cho nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hòa như sau:

1. Số lượng thuyền viên:Qua kết quả điều tra cho thấy số thuyền viên trung bình mỗi chuyến biển là 09 thuyền viên, với số lượng đó là đảm bào đủ cho việc phân công thực hiện các công việc trên tàu. Tuy nhiên, tất cả các tàu thuyền đều chưa chú trọng đến việc cần thiết phải bố trí thêm thuyền viên thực hiện công việc cảnh giới, đây là công việc hết sức quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khi tham gia hoạt động sản xuất trên biển. Do đó, mô hình đưa ra về số lượng thuyền viên trên tàu câu cá ngừ đại dương là phải 10 thuyền viên. Bên cạnh công việc cảnh giới thì thuyền viên này cũng có thể coi là thuyền viên dự bị để thay thế trong trường hợp có thuyền viên vì lý do nào đó không thể tiếp tục làm việc.

2. Sức khỏe: Bão, áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện đúng vào mùa vụ và ngư trường đánh bắt cá ngừ đại dương, thời tiết xấu đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thuyền viên, do đó tất cả thuyền viên phải đảm bảo tốt về sức khỏe, phải chịu được sóng gió cấp 8 trở lên, bên cạnh các yêu cầu như mắt sáng, tai thính, đầy đủ tay chân thì thuyền viên cần đảm bảo không bị các bệnh nguy hiểm như các bệnh về tim, dạ dày, ruột thừa và một số bệnh nguy hiểm khác.

3. Phân công công việc, trình độ chuyên môn cho từng công việc:

Để phát triển nghề câu cá ngừ đại dương trước hết cần phải chuyên môn hóa công việc cho từng thuyền viên tham gia lao động trên tàu. Yêu cầu trước hết là trình độ văn hóa của thuyền viên phải trên cấp 2 và độ tuổi phải trên 18 tuổi (đúng độ tuổi lao động) và phải qua các lớp đào tạo, huấn luyện nghề do các cơ quan có

thẩm quyền tổ chức. Sau đó dựa vào mức độ của công việc, kinh nghiệm của thuyền viên để phân công thuyền viên làm các công việc phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của thuyền viên để đạt hiệu quả sản xuất cao. Vậy mô hình phân công từng công việc, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của thuyền viên tham gia lao động trên tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương như sau:

Bảng 10.2 Mô hình phân công công việc, trình độ, độ tuổi và mức thu nhập

Trình độ chuyên môn Trình độ văn hóa Tuổi nghề (năm) Tuổi đời (năm) Mức thu nhập Thuyền trưởng Bằng thuyền

trưởng hạng 5 Cấp 3 trở lên > 10 > 28 > 5 triệu

Máy trưởng

Bằng máy

trưởng tàu cá Cấp 3 trở lên > 5 > 23 > 3 triệu

Thủy thủ 1 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 2 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 3 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 4 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 3 > 21 > 2 triệu

Thủy thủ 5 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 3 > 21 > 2 triệu

Thủy thủ 6 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 7 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 8 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 1 > 19 > 2 triệu

Chú thích:

Thủy thủ 1: Thực hiện công việc móc cá mồi. Thủy thủ 2: Thực hiện công việc thả, thu dây triên.

Thủy thủ 3: Thực hiện công việc móc khóa chống xoắn, móc cá kéo lên. Thủy thủ 4: Thực hiện công việc thả, thu thẻo câu

Thủy thủ 5: Thực hiện công việc buộc, tháo phao ganh. Thủy thủ 6,7: Thực hiện công việc xử lý và bảo quản cá . Thủy thủ 8: Thực hiện công việc cảnh giới.

10.3.2 Mô hình về trang bị an toàn:

a. Về trang bị hàng hải: Tàu câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV là các tàu hoạt động ở tuyến khơi nên các trang bị hàng hải phải đảm bảo:

- La bàn từ lái: trên tàu phải trang bị 01 la bàn từ lái đảm bảo đạt chất lượng, lắp đặt trước vô lăng. Việc trang bị la bàn lái sẽ giúp cho thuyền trưởng định hướng để điều động tàu, lắp đặt trước vô lăng sẽ giúp cho thuyền trưởng dễ dàng quan sát.

- Máy đo sâu dò cá: trên tàu phải trang bị 01 máy đo sâu dò cá, lắp đặt trên trần cabin, phía trước, bên phải vô lăng. Máy đo sâu dò cá sẽ giúp cho thuyền trưởng xác định được độ sâu khi điều động tàu và dò cá để xác định vị trí thả vàng câu thích hợp đạt hiệu quả.

- Máy thu định vị vệ tinh GPS: trang bị 01 máy, lắp đặt phía trước, bên trái vô lăng sẽ giúp cho thuyền trưởng dễ dàng quan sát và sử dụng để xác định vị trí, kết hợp với thời gian có thể suy ra vận tốc và hướng chuyển động của tàu.

- Ngoài 03 loại trang bị đã nêu trên, tàu thuyền phải trang bị các loại trang bị hàng hải bao gồm: hải đồ, bảng thủy triều phù hợp với vùng biển hoạt động; ống nhòm, đồng hồ đo thời gian; nhật ký hàng hải, nhật ký đánh cá theo với số lượng mỗi loại trang bị 01 cái đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn.

b. Về trang bị phương tiện vô tuyến điện:

- Máy thu phát vô tuyến điện thoại tầm xa: trang bị 01 máy, có công suất lớn hơn 100W, máy phải đảm bảo hoạt động tốt, vị trí lắp đặt máy trên thành cabin phía tay trái của thuyền trưởng để thuận lợi cho thuyền trưởng sử dụng trong trường hợp vừa phải điều động tàu vừa sử dụng được.

- Máy thu phát vô tuyến điện tầm gần: trang bị 01 máy, có công suất 25W, lắp đặt phía trên trần cabin, bên phải trước vô lăng để cho thuyền trưởng sử dụng dễ dàng và nhanh chóng.

- Radar: trang bị 01 máy, lắp đặt trước, bên phải vô lăng để thuyền trưởng quan sát, sử dụng hiệu quả. Radar giúp cho thuyền truởng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn, đặc biệt là trong điều kiện tầm nhìn hạn chế như mưa, sương mù, đêm tối để thuyền trưởng điều động tàu an toàn.

- Ngoài ra trên tàu cần phải trang bị radio trực canh thông báo thời tiết để luôn luôn theo dõi các bản tin thời tiết, các máy vô tuyến tầm phương, máy thu tần số 2182 KHz để sử dụng trong các trường hợp cần thiết.

c. Về trang bị phương tiện tín hiệu, đèn hiệu:

Mô hình các trang bị phương tiện tín hiệu, đèn hiệu ngoài việc yêu cầu đủ số lượng các trang bị thì phải đảm bảo các yêu cầu vị trí lắp đặt, màu sắc, góc chiếu.

Bảng 10.3 Mô hình trang bị phương tiện tín hiệu, đèn hiệu

Tên trang bị lượngSố Màusắc chiếuGóc Vị trí lắp đặt

Phải 1 Xanh 112,50 Trên nóc cabin mạn phải Đèn mạn

Trái 1 Đỏ 112,50 Trên nóc cabin mạn trái Đèn cột 1 Trắng 222,50 Trên mặt phẳng trục dọc tàu,

cao nhất.

Đèn lái 1 Trắng 1350 Trên mặt phẳng trục dọc tàu, gần lái.

Đèn đánh cá 3 Trắng,

đỏ, xanh 3600 Phía mạn thả câu, thu câu Hình

nón 2 Đen 3600 Phía mạn thả câu, thu câu Vật hiệu

đánh cá

Cờ 3 2 trắng,1 đỏ 3600 Phía mạn thả câu, thu câu

d. Về trang bị phương tiện cứu sinh:

- Phao tròn, phao áo cá nhân: Trang bị với số lượng sao cho đảm bảo rằng mỗi thuyền viên 01 chiếc, với mô hình thuyền viên đã nêu trên thì cụ thể mỗi loại phải trang bị 10 chiếc. Phao tròn phải bố trí 2 bên nóc cabin, phao áo cá nhân bố trí ở cabin (buồng ngủ, buồng lái).

- Thúng chai: trang bị 01 chiếc, thúng chai là phương tiện cứu sinh thay thế bè cứu sinh nên phải đảm bảo sức chở đủ cho 100% thuyền viên trên tàu. Thúng chai bố trí ở boong khai thác hoặc cột sau lái.

10.3.3 Mô hình về trang bị cứu hỏa:

Thông qua phân tích các nguyên nhân có thể gây ra cháy trên tàu thuyền (mục 3.4.3), vậy mô hình các trang bị cứu hỏa phải đảm bảo theo định mức sau:

- Máy bơm: trang bị 02 máy bơm, bố trí ở hầm máy, trong đó 01 máy bơm hoạt động trích lực từ máy chính và 01 máy bơm là bơm điện, để đảm bảo trong trường hợp có máy bơm gặp sự cố thì vẫn có bơm còn lại để cứu hỏa. Gắn liền với máy bơm là ống vải chữa cháy dài 10 m, có thể thay thế ống vải bằng các vòi nhựa phải đảm bảo có chiều dài lớn hơn 10 m, đường kính 27 mm.

- Bình cứu hỏa: trang bị 02 bình cứu hỏa, trong đó 01 bình bọt, 01 bình CO2. + Bình CO2: bố trí ở cabin dùng để cứu hỏa trong các trường hợp cháy do điện (lửa loại C), bình CO2 phải đảm bảo dung tích không ít hơn 4kg.

+ Bình bọt: bố trí ở lối vào hầm máy dùng để chữa cháy trong các trường hợp cháy do xăng, dầu…(lửa loại B), bình bọt phải đảm bảo có dung tích không nhỏ hơn 7 lít.

- Bạt cứu hỏa: trang bị 01 chiếc, bạt phải đảm bảo cấu tạo bằng nỉ có chất chống cháy với kích thước 1,5 x 2 m, được đạt trong hộp kín lắp đặt ở hầm máy hoặc bếp.

- Thùng cát (30 kg cát khô): trang bị 02 bộ, trong đó 01 bộ bố trí ở hầm máy, 01 bộ bố trí ở trên boong. Thùng cát làm bằng thùng phi 200 lít, dung tích của thùng 0,15 – 0,25 m3, mỗi thùng có 02 xẻng xúc, có nắp đậy và có thiết bị giữ nắp khi mở, thùng sơn màu đỏ, dùng để chữa cháy lửa loại B trong phạm vị nhỏ hoặc ngăn không cho lửa cháy lan rộng.

- Bộ dụng cụ chữa cháy: trang bị 01 bộ bao gồm các dụng cụ: 01 câu liêm; 01 xà beng, 01 rìu cứu hỏa, 01 gàu và 02 xô đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định.

Bên cạnh việc trang bị đầy đủ các trang bị cứu hỏa theo mô hình trên thì thuyền viên tham gia sản xuất trên tàu cần phải được đào tạo qua các lớp huấn luyện cứu hỏa để biết rõ công dụng từng trang bị và sử dụng đúng trang bị trong từng trường hợp cứu hỏa cụ thể.

ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

1. Về thuyền viên:

Khai thác hải sản nói chung và câu cá ngừ đại dương nói riêng tạo khá nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi trên địa phương. Thuyền viên hoạt động trên tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước có khá nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít nhược điểm:

Ưu điểm: Các thuyền viên phần lớn làm việc theo truyền thống cha truyền con nối nên kinh nghiệm có sẵn, đây là yếu tố rất quan trọng trong nghề cá nhân dân. Bên cạnh đó, sức khỏe đảm bảo cũng là ưu điểm khá rõ của các thuyền viên khi tham gia sản xuất trên các tàu câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước. Về chuyên môn thì các tàu đều có chức danh thuyền trưởng, máy trưởng có bằng cấp đạt tiêu chuẩn.

Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của thuyền viên đó là không qua một lớp đào tạo, huấn luyện nghề nào do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức (trừ thuyền trưởng, máy trưởng) nên việc sử dụng các trang bị an toàn, trang bị cứu hỏa rất hạn chế. Bên cạnh đó, cũng do nhược điểm này nên việc xử lý các sự cố xảy ra với thuyền viên trên biển gặp rất nhiều khó khăn.

Với các ưu nhược điểm của thuyền viên nêu trên, vậy tôi xin đề xuất ý kiến về việc sử dụng thuyền viên làm việc trên tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hòa như sau:

- Số lượng thuyền viên, phân công công việc chuyên môn hóa phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm của từng thuyền viên như đã trình bày ở mục 10.4.1. Mô hình trên chỉ đề cập công việc chính của từng thuyền viên, ngoài ra các thuyền viên cần phải thay nhau thực hiện các công việc khác như khai thác mồi câu, vệ sinh tàu.

- Để nghề câu cá ngừ đại dương phát triển, chúng ta cần phải chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, các thuyền viên muốn tham gia làm việc trên tàu thuyền hoạt động nghề câu phải qua các lớp đào tạo, huấn luyện không chỉ về việc sử dụng các máy hàng hải, các trang bị trên tàu mà còn phải đào tạo, huấn luyện các quy trình thả câu, thu câu, ngâm câu như thế nào, việc xử lý các sự cố như thế nào. Sở dĩ phải

như vậy là vì tàu thuyền nghề câu cá ngừ tỷ lệ các sự cố xảy ra do quá trình tổ chức khai thác là rất lớn.

- Với đặc điểm hiện nay là các thuyền viên tham gia sản xuất trên tàu theo từng chuyến, do đó tính ổn định không cao. Cần phải chấm dứt tình trạng này bằng việc thuyền viên phải được biên chế trên từng tàu với các hợp đồng dài hạn. Khi đó sự hiểu biết của thuyền viên về tàu mình tham gia làm việc sẽ tốt hơn, các sự cố nếu có xảy ra thì cũng được xử lý nhanh hơn.

2. Về trang bị an toàn:

Việc trang bị các trang bị an toàn đầy đủ theo quy định là việc bắt buộc đối vời tàu thuyền khi tham gia hoạt động sản xuất trên biển. Ưu điểm, sự cần thiết của việc trang bị an toàn thì có lẽ là điều không phải bàn cải. Sự cố xảy ra trên biển thì rất nhiều, nguy cơ có thể đến bất cứ một tàu thuyền nào. Do đó, có rất nhiều quy định khá chặt chẽ về việc cần thiết phải trang bị các trang bị an toàn.

Nói nhược điểm thì cũng không hoàn toàn đúng, nhưng việc các trang bị an

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng thuyền vi ên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 cv phường vĩnh phước – tp nha trang – khánh hòa (Trang 88 - 104)