0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Mô hình về thuyền viên

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG THUYỀN VI ÊN; TRANG BỊ AN TOÀN; CỨU HỎA CHO NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG NHÓM CÔNG SUẤT 90 – 400 CV PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC – TP NHA TRANG – KHÁNH HÒA (Trang 89 -91 )

Qua các tiêu chí về thuyền viên đã xây dựng (mục 3.4.1), vậy mô hình thuyền viên cho nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hòa như sau:

1. Số lượng thuyền viên:Qua kết quả điều tra cho thấy số thuyền viên trung bình mỗi chuyến biển là 09 thuyền viên, với số lượng đó là đảm bào đủ cho việc phân công thực hiện các công việc trên tàu. Tuy nhiên, tất cả các tàu thuyền đều chưa chú trọng đến việc cần thiết phải bố trí thêm thuyền viên thực hiện công việc cảnh giới, đây là công việc hết sức quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khi tham gia hoạt động sản xuất trên biển. Do đó, mô hình đưa ra về số lượng thuyền viên trên tàu câu cá ngừ đại dương là phải 10 thuyền viên. Bên cạnh công việc cảnh giới thì thuyền viên này cũng có thể coi là thuyền viên dự bị để thay thế trong trường hợp có thuyền viên vì lý do nào đó không thể tiếp tục làm việc.

2. Sức khỏe: Bão, áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện đúng vào mùa vụ và ngư trường đánh bắt cá ngừ đại dương, thời tiết xấu đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thuyền viên, do đó tất cả thuyền viên phải đảm bảo tốt về sức khỏe, phải chịu được sóng gió cấp 8 trở lên, bên cạnh các yêu cầu như mắt sáng, tai thính, đầy đủ tay chân thì thuyền viên cần đảm bảo không bị các bệnh nguy hiểm như các bệnh về tim, dạ dày, ruột thừa và một số bệnh nguy hiểm khác.

3. Phân công công việc, trình độ chuyên môn cho từng công việc:

Để phát triển nghề câu cá ngừ đại dương trước hết cần phải chuyên môn hóa công việc cho từng thuyền viên tham gia lao động trên tàu. Yêu cầu trước hết là trình độ văn hóa của thuyền viên phải trên cấp 2 và độ tuổi phải trên 18 tuổi (đúng độ tuổi lao động) và phải qua các lớp đào tạo, huấn luyện nghề do các cơ quan có

thẩm quyền tổ chức. Sau đó dựa vào mức độ của công việc, kinh nghiệm của thuyền viên để phân công thuyền viên làm các công việc phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của thuyền viên để đạt hiệu quả sản xuất cao. Vậy mô hình phân công từng công việc, yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của thuyền viên tham gia lao động trên tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương như sau:

Bảng 10.2 Mô hình phân công công việc, trình độ, độ tuổi và mức thu nhập

Trình độ chuyên môn Trình độ văn hóa Tuổi nghề (năm) Tuổi đời (năm) Mức thu nhập Thuyền trưởng Bằng thuyền

trưởng hạng 5 Cấp 3 trở lên > 10 > 28 > 5 triệu

Máy trưởng

Bằng máy

trưởng tàu cá Cấp 3 trở lên > 5 > 23 > 3 triệu

Thủy thủ 1 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 2 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 3 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 4 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 3 > 21 > 2 triệu

Thủy thủ 5 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 3 > 21 > 2 triệu

Thủy thủ 6 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 7 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 5 > 23 > 2 triệu

Thủy thủ 8 Qua huấn luyện Cấp 2 trở lên > 1 > 19 > 2 triệu

Chú thích:

Thủy thủ 1: Thực hiện công việc móc cá mồi. Thủy thủ 2: Thực hiện công việc thả, thu dây triên.

Thủy thủ 3: Thực hiện công việc móc khóa chống xoắn, móc cá kéo lên. Thủy thủ 4: Thực hiện công việc thả, thu thẻo câu

Thủy thủ 5: Thực hiện công việc buộc, tháo phao ganh. Thủy thủ 6,7: Thực hiện công việc xử lý và bảo quản cá . Thủy thủ 8: Thực hiện công việc cảnh giới.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG THUYỀN VI ÊN; TRANG BỊ AN TOÀN; CỨU HỎA CHO NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG NHÓM CÔNG SUẤT 90 – 400 CV PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC – TP NHA TRANG – KHÁNH HÒA (Trang 89 -91 )

×