Thông qua phân tích các nguyên nhân có thể gây ra cháy trên tàu thuyền (mục 3.4.3), vậy mô hình các trang bị cứu hỏa phải đảm bảo theo định mức sau:
- Máy bơm: trang bị 02 máy bơm, bố trí ở hầm máy, trong đó 01 máy bơm hoạt động trích lực từ máy chính và 01 máy bơm là bơm điện, để đảm bảo trong trường hợp có máy bơm gặp sự cố thì vẫn có bơm còn lại để cứu hỏa. Gắn liền với máy bơm là ống vải chữa cháy dài 10 m, có thể thay thế ống vải bằng các vòi nhựa phải đảm bảo có chiều dài lớn hơn 10 m, đường kính 27 mm.
- Bình cứu hỏa: trang bị 02 bình cứu hỏa, trong đó 01 bình bọt, 01 bình CO2. + Bình CO2: bố trí ở cabin dùng để cứu hỏa trong các trường hợp cháy do điện (lửa loại C), bình CO2 phải đảm bảo dung tích không ít hơn 4kg.
+ Bình bọt: bố trí ở lối vào hầm máy dùng để chữa cháy trong các trường hợp cháy do xăng, dầu…(lửa loại B), bình bọt phải đảm bảo có dung tích không nhỏ hơn 7 lít.
- Bạt cứu hỏa: trang bị 01 chiếc, bạt phải đảm bảo cấu tạo bằng nỉ có chất chống cháy với kích thước 1,5 x 2 m, được đạt trong hộp kín lắp đặt ở hầm máy hoặc bếp.
- Thùng cát (30 kg cát khô): trang bị 02 bộ, trong đó 01 bộ bố trí ở hầm máy, 01 bộ bố trí ở trên boong. Thùng cát làm bằng thùng phi 200 lít, dung tích của thùng 0,15 – 0,25 m3, mỗi thùng có 02 xẻng xúc, có nắp đậy và có thiết bị giữ nắp khi mở, thùng sơn màu đỏ, dùng để chữa cháy lửa loại B trong phạm vị nhỏ hoặc ngăn không cho lửa cháy lan rộng.
- Bộ dụng cụ chữa cháy: trang bị 01 bộ bao gồm các dụng cụ: 01 câu liêm; 01 xà beng, 01 rìu cứu hỏa, 01 gàu và 02 xô đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định.
Bên cạnh việc trang bị đầy đủ các trang bị cứu hỏa theo mô hình trên thì thuyền viên tham gia sản xuất trên tàu cần phải được đào tạo qua các lớp huấn luyện cứu hỏa để biết rõ công dụng từng trang bị và sử dụng đúng trang bị trong từng trường hợp cứu hỏa cụ thể.
ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. Về thuyền viên:
Khai thác hải sản nói chung và câu cá ngừ đại dương nói riêng tạo khá nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi trên địa phương. Thuyền viên hoạt động trên tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước có khá nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít nhược điểm:
Ưu điểm: Các thuyền viên phần lớn làm việc theo truyền thống cha truyền con nối nên kinh nghiệm có sẵn, đây là yếu tố rất quan trọng trong nghề cá nhân dân. Bên cạnh đó, sức khỏe đảm bảo cũng là ưu điểm khá rõ của các thuyền viên khi tham gia sản xuất trên các tàu câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước. Về chuyên môn thì các tàu đều có chức danh thuyền trưởng, máy trưởng có bằng cấp đạt tiêu chuẩn.
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của thuyền viên đó là không qua một lớp đào tạo, huấn luyện nghề nào do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức (trừ thuyền trưởng, máy trưởng) nên việc sử dụng các trang bị an toàn, trang bị cứu hỏa rất hạn chế. Bên cạnh đó, cũng do nhược điểm này nên việc xử lý các sự cố xảy ra với thuyền viên trên biển gặp rất nhiều khó khăn.
Với các ưu nhược điểm của thuyền viên nêu trên, vậy tôi xin đề xuất ý kiến về việc sử dụng thuyền viên làm việc trên tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương Khánh Hòa như sau:
- Số lượng thuyền viên, phân công công việc chuyên môn hóa phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm của từng thuyền viên như đã trình bày ở mục 10.4.1. Mô hình trên chỉ đề cập công việc chính của từng thuyền viên, ngoài ra các thuyền viên cần phải thay nhau thực hiện các công việc khác như khai thác mồi câu, vệ sinh tàu.
- Để nghề câu cá ngừ đại dương phát triển, chúng ta cần phải chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, các thuyền viên muốn tham gia làm việc trên tàu thuyền hoạt động nghề câu phải qua các lớp đào tạo, huấn luyện không chỉ về việc sử dụng các máy hàng hải, các trang bị trên tàu mà còn phải đào tạo, huấn luyện các quy trình thả câu, thu câu, ngâm câu như thế nào, việc xử lý các sự cố như thế nào. Sở dĩ phải
như vậy là vì tàu thuyền nghề câu cá ngừ tỷ lệ các sự cố xảy ra do quá trình tổ chức khai thác là rất lớn.
- Với đặc điểm hiện nay là các thuyền viên tham gia sản xuất trên tàu theo từng chuyến, do đó tính ổn định không cao. Cần phải chấm dứt tình trạng này bằng việc thuyền viên phải được biên chế trên từng tàu với các hợp đồng dài hạn. Khi đó sự hiểu biết của thuyền viên về tàu mình tham gia làm việc sẽ tốt hơn, các sự cố nếu có xảy ra thì cũng được xử lý nhanh hơn.
2. Về trang bị an toàn:
Việc trang bị các trang bị an toàn đầy đủ theo quy định là việc bắt buộc đối vời tàu thuyền khi tham gia hoạt động sản xuất trên biển. Ưu điểm, sự cần thiết của việc trang bị an toàn thì có lẽ là điều không phải bàn cải. Sự cố xảy ra trên biển thì rất nhiều, nguy cơ có thể đến bất cứ một tàu thuyền nào. Do đó, có rất nhiều quy định khá chặt chẽ về việc cần thiết phải trang bị các trang bị an toàn.
Nói nhược điểm thì cũng không hoàn toàn đúng, nhưng việc các trang bị an toàn không phát huy hết các công dụng của nó đều có nguyên nhân xuất phát từ sự hiểu biết, ý thức và tập quán của ngư dân. Đối với các máy móc hàng hải, phương tiện vô tuyến điện thì ngư dân không sử dụng hết các chức năng của nó, với các phương tiện tín hiệu, đèn hiệu thì ngư dân trang bị sai so với quy định (đặc biệt là góc chiếu của phương tiện tín hiệu), với các phương tiện cứu sinh, bảo vệ cá nhân thì do sự chủ quan cũng như ít quan tâm đến độ nguy hiểm, độc hại khi sản xuất trên biển nên trang bị rất thiếu hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn.
Ngư trường đánh bắt của nghề câu cá ngừ đại dương không chỉ nằm trong hải phận Việt Nam mà còn thuộc phần hải phận quốc tế. Do đó, tôi xin đề xuất mô hình trang bị an toàn cho tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV như đã trình bày ở mục 10.4.2. Bên cạnh việc trang bị đầy đủ các trang bị an toàn theo mô hình trên thì các thuyền viên phải sử dụng được để phát huy hết công dụng của các trang bị, do đó việc đào tạo, huấn luyện cấp chứng chỉ công nhận cho từng thuyền viên là việc rất cần thiết mà các cơ quan quản lý nghề cá phải thực hiện và kiểm tra chặt chẽ.
3. Về trang bị cứu hỏa:
Tương tự như trang bị an toàn, việc trang bị cứu hỏa của tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước thông thường là sử dụng với nhiều mục đích nên tính chuyên dụng không cao.
Để trong trường hợp xảy ra sự cố, các trang bị cứu hoả hoạt động hiệu quả thì bên cạnh việc yêu cầu trang bị các trang bị cứu hỏa không chỉ đảm bảo về loại trang bị mà còn phải đảm bảo về số lượng từng loại trang bị.
Khi xảy ra sự cố cháy nổ, tốc độ là yếu tố rất lớn quyết định đến việc giảm thiểu thiệt hại cho tàu thuyền. Do đó, vị trí bố trí cũng là yếu tố rất quan trọng tuy nhiên ngư dân rất ít để ý đến dẫn đến việc bố trí các trang bị cứu hỏa thiếu hợp lý.
Thông qua kết quả điều tra thực tế, đánh giá những thiếu sót, những điều chưa hợp lý trong việc trang bị cứu hỏa của tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước, kết hợp với những tiêu chuẩn của nước ta về trang bị cứu hỏa cho tàu cá và công ước SOLAS – 74. Tôi xin đề xuất mô hình về trang bị cứu hỏa cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV như đã trình bày ở mục 10.4.3.
4. Đối với các cơ quan quản lý nghề cá địa phương:
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo có chất lượng cho thuyền viên hiểu biết hơn các quy định cũng như việc sử dụng các máy móc hàng hải, các phương tiện vô tuyến điện, cứu sinh, cứu thủng, cứu hỏa, xử lý các sự cố hay gặp và quy trình đánh bắt đạt hiệu quả. Qua đó nâng cao nhận thức cho thuyền viên khi lao động trên tàu thuyền hoạt động nghề cá nói chung và nghề câu cá ngừ nói riêng.
- Các cơ quan quản lý cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường kiểm tra công tác trang bị an toàn đảm bảo đầy đủ và đúng theo quy định.
KẾT LUẬN
Qua số liệu thu thập từ các cơ quan quản lý nghề cá: Sở Thủy Sản, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ban hải sản Phường Vĩnh Phước kết hợp với việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các thuyền trưởng, chủ tàu, thủy thủ, quan sát trực tiếp trên tàu hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước và tổng kết thực hiện đồ án, tôi rút ra kết luận như sau:
1. Toàn phường Vĩnh Phước hiện tại có 09 tàu có công suất 90 – 400 CV đang hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương, chiếm 12% số lượng tàu thuyền đang hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương cùng nhóm công suất toàn tỉnh.
2. Về thuyền viên: Ngoài thuyền trưởng, máy trưởng, các thuyền viên còn lại tham gia hoạt động trên tàu đều chưa qua lớp tập huấn, đào tạo nào của các cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Các thuyền viên đều đảm bảo yêu cầu về độ tuổi và sức khỏe theo yêu cầu của “quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên”.
- Trung bình trên mỗi chuyến biển thì một tàu có 09 thuyền viên. - Trình độ học vấn của các thuyền viên tương đối thấp, phần lớn chỉ dùng lại ở cấp 1, cấp 2.
- Độ tuổi của các thuyền viên thì trải dài từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi. Tuy nhiên độ tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất và theo đánh giá là độ tuổi tham gia lao động trên tàu đạt hiệu quả nhất là độ tuổi 18 – 30 (chiếm 44%) và độ tuổi 31 – 40 (chiếm 34%).
3. Về trang bị an toàn: so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002 thì tỷ lệ trang bị các loại trang bị an toàn đạt như sau:
- Trang bị hàng hải:
+ La bàn, máy định vị vệ tinh, hải đồ, đồng hồ đo thời gian đạt 100%. + Dụng cụ đo sâu bằng tay (dây, sào) đạt 89%.
+ Ống nhòm hàng hải đạt 55%.
+ Không có tàu nào trang bị máy đo sâu dò cá, bảng thủy triều. - Trang bị phương tiện vô tuyến điện:
+ Máy thu phát vô tuyến điện tầm xa, tầm gần đạt 100%. + Radio trực canh thông báo thời tiết đạt 55%.
+ Máy thu tần số 2182 KHz, máy vô tuyến tầm phương không có tàu nào trang bị.
- Trang bị phương tiện tín hiệu, đèn hiệu:
+ Các loại phương tiện tín hiệu, đèn hiệu bao gồm đèn cột, đèn lái, đèn đánh cá và vật hiệu đánh cá đạt 100%.
+ Tỷ lệ trang bị đèn mạn đạt 67%.
- Trang bị phương tiện cứu sinh: 100% các tàu điều tra đều trang bị các phương tiện cứu sinh bao gồm: phao tròn, phao áo cá nhân, thúng chai, can nhựa, thùng phi 200 lít.
4. Trang bị cứu hỏa:
+ Các loại trang bị cứu hỏa bao gồm: máy bơm, bình cứu hỏa, xô, gàu, rìu chặt cáp, vòi nhựa tỷ lệ tàu trang bị đạt 100%.
+ Bạt cứu hỏa có 01 tàu trang bị đạt tỷ lệ 11%.
+ Các loại trang bị cứu hỏa khác bao gồm: bơm tay, thùng cát không có tàu nào trang bị.
5. Về tai nạn, nguy cơ tiềm ẩn:
- Các nguy cơ tai nạn về hàng hải bao gồm: đâm va, cháy, nổ, lật tàu, chìm tàu, cướp biển luôn luôn tiềm ẩn do việc trang bị các trang bị an toàn của các tàu chưa tốt, bên cạnh đó việc hạn chế trong sử dụng các trang bị an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến các tai nạn hàng hải luôn tiềm ẩn. Tuy nhiên, các tàu câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước chưa xảy ra các tai nạn hàng hải nêu trên.
- Các tai nạn, sự cố xảy ra trong quá trình tổ chức sản xuất thì xảy ra với tỷ lệ khá lớn. 100% các tàu đang hoạt động đều xảy ra các sự cố trong quá trình tổ chức sản xuất (thống kê bảng 10.1).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Huyến (2002),Bài giảng điều động tàu, Đại học Nha Trang. 2. Phan Trọng Huyến (2000),Bài giảng pháp luật hàng hải,, Đại học Nha Trang 3. Phan Trọng Huyến (2007),Bài giảng quản lý tàu cá, Đại học Nha Trang. 4. Trần Tiến Phức (2003), Bài giảng máy điện hàng hải, Đại học Nha Trang. 5. Nguyễn Đức Sỹ (2003),Bài giảng an toàn lao động, Đại học Nha Trang.
6. Nguyễn Trọng Thảo (2001), Giáo trình đại cương về ngư cụ và công nghệ khai thác thủy sản, Đại học Nha Trang.
7. Báo cáo tổng kết tình hình tàu thuyền Khánh Hòa năm 2006. 8.Http://www.khanhhoaprovice.vnn.vn
9.Http://www.baokhanhhoa.com
10.Http://www.fistenet.gov.vn
11.Http://www.ficen.org.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Bảng thống kê thuyền viên tàu có số đăng ký KH – 96405 – TS
Người được phỏng vấn: Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hạn Ngày thực hiện phỏng vấn: 24 – 08 – 2007 T T Họ tên TV Tuổi Học vấn Địa chỉ Chức danh trên tàu
1 Nguyễn Văn Hạn 43 Cấp 1 Phước Đồng – Nha Trang Thuyền trưởng 2 Phạm Quốc Hùng 29 Cấp 2 Phước Đồng – Nha Trang Thuyền viên 3 Đỗ Văn Ca 32 Cấp 1 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền viên
4 Nguyễn Tài Bằng 24 Cấp 2 Vạn Ninh Thuyền viên
5 Đinh Xuân Lập 25 Cấp 3 Ninh Hòa Thuyền viên
6 Phùng Quang Thanh 28 Cấp 2 Cam Ranh Máy trưởng
7 Phan Ngọc Tuấn 35 Cấp 1 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền viên 8 Phan Văn Tý 40 Cấp 1 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền viên 9 Đỗ Mạnh Cường 29 Cấp 2 Phước Đồng – Nha Trang Thuyền viên
Bảng thống kê thuyền viên tàu có số đăng ký KH – 92575 – TS
Người được phỏng vấn: Thuyền trưởng Nguyễn Xuân Giang Ngày thực hiện phỏng vấn: 11 – 08 – 2007 T T Họ tên TV Tuổi Học vấn Địa chỉ Chức danh trên tàu
1 Nguyễn Xuân Giang 45 Cấp 1 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền trưởng 2 Nguyễn Đức Minh 23 Cấp 2 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền viên 3 Nguyễn Thành Tâm 21 Cấp 2 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền viên
4 Nguyễn Thanh Nam 21 Cấp 2 Bình Định Thuyền viên
5 Nguyễn Thanh Đà 39 Cấp 1 Bình Định Thuyền viên
6 Nguyễn Văn Hòa 29 Cấp 1 Vĩnh Phước – Nha Trang Máy trưởng
7 Đỗ Trò 41 Cấp 1 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền viên
8 Lê Lý 31 Cấp 1 Xương Huân – Nha Trang Thuyền viên
9 Lê Văn Nghĩa 22 Cấp 2 Xương Huân – Nha Trang Thuyền viên 10 Nguyễn Thế Phùng 23 Cấp 2 Xương Huân – Nha Trang Thuyền viên
Phụ lục 2
Bảng thống kê thuyền viên tàu có số đăng ký KH – 96191 – TS
Người được phỏng vấn: Thuyền trưởng Lê Văn Lững Ngày thực hiện phỏng vấn: 11 – 08 – 2007 T T Họ tên TV Tuổi Học vấn Địa chỉ Chức danh trên tàu
1 Lê Văn Lững 45 Cấp 1 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền trưởng 2 Lê Văn Nam 23 Cấp 2 Vĩnh Phước – Nha Trang Thuyền viên