Trang bị vô tuyến điện

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng thuyền vi ên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 cv phường vĩnh phước – tp nha trang – khánh hòa (Trang 77 - 79)

9.2.2.1 Định mức trang bị vô tuyến điện cho tàu đánh cá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002:

Bảng 9.4 Định mức trang bị vô tuyến điện theo TCVN 7111:2002

Số lượng trang bị theo vùng hoạt động (cái) T

T Tên thiết bị

Hạn chế 1 Hạn chế 2 Hạn chế 3

1 Máy thu phát Vô tuyến điện thoại

tầm xa 1

2 Máy thu phát vô tuyến điện thoại

tầm gần 1 1

3 Radio trực canh thông báo thời tiết 1 1 1

4 Máy thu tần số 2182KHz 1

5 Máy vô tuyến tầm phương 1 1

9.2.2.2 Kết quả điều tra thực tế trang bị so với định mức theo ti êu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002:

a. Kết quả điều tra thực tế trang bị các trang bị vô tuyến điện nh ư sau:

Bảng 9.5 Thống kê tình hình trang bị vô tuyến điện

STT Tên thiết bị Số lượng Tỷ lệ %

tàu trang bị

1 Máy thu phát Vô tuyến điện thoại tầm xa 9 100 2 Máy thu phát vô tuyến điện thoại tầm gần 9 100

3 Radio trực canh thông báo thời tiết 5 55

4 Máy thu tần số 2182KHz 0 0

b. Kết quả điều tra so với tiêu chuẩn Việt Nam 7111:200:2

Bảng 9.6 Kết quả điều tra so với tiêu chuẩn Việt Nam 7111:2002

S T T Tên thiết bị Tổng số lượng trang bị Tổng số trang bị theo TCVN 7111:2002 Tỷ lệ % trang bị

1 Máy Vô tuyến điện thoại tầm xa 9 9 100

2 Máy vô tuyến điện thoại tầm gần 9 9 100

3 Radio trực canh thông báo thời tiết 5 9 55

4 Máy thu tần số 2182KHz 0 9 0

5 Máy vô tuyến tầm phương 0 9 0

Nhận xét:Qua kết quả điều tra thực tế và bảng so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam trên ta có nhận xét sau:

+ Tầm quan trọng của thông tin liên lạc đã được ngư dân nhân thức rõ và tất cả các tàu đều đã trang bị máy vô tuyến điện thoại tầm xa, tầm gần để luôn luôn giữ thông tin liên lac giữa tàu với đất liền, giữa các tàu với nhau.

+ Tỷ lệ trang bị radio trực canh thông báo thời tiết mới chỉ đạt 50% so với tiêu chuẩn Việt Nam 7111:2002 yêu cầu. Sở dĩ tỷ lệ trang bị đạt tỷ lệ tương đối thấp như vậy là do một số tàu sử dụng radio có sẵn trong máy vô tuyến điện thoại tầm xa để làm radio nghe các bản tin dự báo thời tiết. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đảm bảo do sử dụng kết hợp như vậy thì thông tin cập nhật không được thường xuyên, trong một số trường hợp khẩn cấp thì vẫn nguy hiểm.

+ Trong các tàu cá nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước không có tàu nào trang bị máy thu tần số 2182 KHz và máy vô tuyến tầm phương. Giải thích cho sự không trang bị này, một số ngư dân nói rằng: trong trường hợp gặp trở ngại trên biển thì dùng máy vô tuyến điện thoại tầm gần để liên lạc nhờ các tàu đang hoạt động gần giúp đỡ nên đã không trang bị 2 loại máy

trên. Tuy nhiên, sự chủ quan của ngư dân trong việc trang bị phương tiện vô tuyến điện dẫn đến rất dễ xảy ra các sự cố mà hậu quả của nó khôn lường.

+ Ngày nay, khi thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp đòi hỏi các tàu khi hoạt động trên biển cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện vô tuyến điện theo đúng quy định của tiêu chuẩn Việt Nam. Bên cạnh đó ngư trường câu cá ngừ đại dương là một ngư trường gần với hải phận của các quốc gia khác nên rất nhạy cảm trong vấn đề xảy ra cướp biển, tranh chấp. Việc trang bị các phương tiện vô tuyến điện đầy đủ sẽ giúp cho việc thông tin liên lạc dễ dàng hơn, từ đó các tàu hỗ trợ cho nhau trong sản xuất tốt hơn đồng thời giúp đỡc nhau khi xảy ra sự cố.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng thuyền vi ên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 cv phường vĩnh phước – tp nha trang – khánh hòa (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)