Trang bị động lực

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng thuyền vi ên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 cv phường vĩnh phước – tp nha trang – khánh hòa (Trang 69 - 104)

8.2.1 Máy chính:

Máy chính trang bị trên tàu với mục đích chính là đẩy tàu. Ngư dân hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương sử dụng rất nhiều loại máy tàu của nhiều hãng sản xuất, nhiều nước khác nhau với công suất phần lớn dao động trên dưới 100CV. Qua tổng hợp các phiếu điều tra chúng ta có bảng thống kê về máy chính tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước như sau:

Bảng 8.2 Thống kê máy chính trang bị trên tàu

TT Số đăng ký

KH-…… Máy chính Công suất (CV)

1 9163-TS YANMAR 160 2 96405-TS YANMAR 300 3 94806-TS ISUZU 120 4 95517-TS YANMAR 105 5 95959-TS MITSUBISHI 120 6 96191-TS YANMAR 160 7 96454-TS YANMAR 150 8 91169-TS RM3 180 9 92575-TS YANMAR 90 6 1 1 1 0 1 2 3 4 5 6 7

YANMAR MITSUBISHI RM3 ISUZU

Hiệu máy

Số

ợn

g

Nhận xét:

Qua bảng thống kê 8.2 cho ta nhận xét sau:

- Trong tổng số 09 tàu đang hoạt động có 06 tàu trang bị máy do hãng YANMAR (Nhật Bản) sản xuất, chiếm 67%. Còn lại là trang bị các loại máy khác cũng do Nhật Bản sản xuất như ISUZU; MITSUBISHI, RM3, mỗi loại có 01 tàu trang bị (mỗi loại chiếm 11%).

- Tuy rằng so với máy do các nước khác sản xuất, máy do Nhật Bản sản xuất có giá thành cao nhưng với chất lượng tốt, tuổi thọ cao, hoạt động ổn định, ít xảy ra sự cố nên ngư dân Vĩnh Phước đều trang bị các máy chính do Nhạt Bản sản xuất.

Hình 8.5 Máy chính trang bị trên tàu

Máy Mitsubishi công suất 120 CV trang bị trên tàu KH-95959-TS

8.2.2 Máy phụ:

Tất cả các tàu thuyền đang hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước đều không trang bị máy phụ. Qua phỏng vấn ngư dân đang hoạt động nghề, sở dĩ các tàu nghề câu cá ngừ đại dương không lắp đặt thêm máy phụ là do đặc điểm nghề câu động cơ chính ít khi phải hoạt động quá tải như các nghề vây, rê, cản, kéo…

8.2.3 Dinamô:

Dinamô được dùng với mục đích chính là khởi động máy và phát điện. Hầu hết các tàu đều trang bị dinamô do Trung Quốc sản xuất. Qua tổng hợp các phiếu điều tra chúng ta có bảng thống kê về dinamô trang bị trên tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước:

Bảng 8.3 Thống kê Dinamô trang bị trên tàu

TT Số đăng ký KH-… Hãng (nước) sản xuất Công suất

1 9163-TS Trung Quốc 12V – 5A 2 96405-TS Trung Quốc 15V – 8A 3 94806-TS Trung Quốc 15V – 8A 4 95517-TS Trung Quốc 12V – 5A 5 95959-TS Trung Quốc 15V – 8A 6 96191-TS Trung Quốc 12V – 5A 7 96454-TS Trung Quốc 12V – 5A 8 91169-TS Trung Quốc 15V – 8A 9 92575-TS Trung Quốc 15V – 8A Nhận xét:

- Dinamô trang bị trên tàu với mục đích chính là khởi động máy chính, sau khi khởi động máy chính thì tác dụng của diamô là phát điện cung cấp cho tàu.

- 100% tàu thuyền trang bị dinamô do Trung Quốc sản xuất. Các loại dinamô do Trung Quốc sản xuất mặc dù chất lượng không cao, tuổi thọ không bằng các loại dinamô do Nhật Bản hay một số nước khác sản xuất nhưng mà giá thành rẻ nên ngư dân vẫn ưa chuộng và trang bị nhiều.

8.3 Giới thiệu vàng câu trên tàu câu cá ngừ đại dương:

Vàng câu là ngư cụ chính trang bị trên tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương, cấu tạo của vàng câu bao gồm các bộ phận sau: Dây triên, dây thẻo, lưỡi câu và trang bị phụ tùng (phao ganh, khóa xoay, kẹp, dây phao ganh).

8.3.1 Dây triên:

Hệ thống dây triên là trục chính của vàng câu liên kết các sợi dây câu với nhau, dây triên đòi hỏi có độ bền cao, độ chống xoắn tốt. Thông số kỹ thuật của dây triên trang bị trên các tàu điều tra:

- Vật liệu chế tạo: dây thừng nilon hoặc các loại cước PA, PE. - Đường kính dây triên: 2,8 mm – 3 mm.

- Chiều dài: 30 – 40 hải lý.

8.3.2 Dây thẻo:

Hệ thống thẻo câu là những dây câu ngắn liên liến giữa lưỡi câu và triên câu. Thẻo câu được chia làm hai đoạn liên kết với nhau bằng khóa xoay để thuân lợi trong việc hiệu chỉnh độ sâu thả câu. Thông số kỹ thuật của dây thẻo trang bị trên các tàu điều tra:

- Vật liệu chế tạo: các loại cước PA, PE. - Đường kính dây thẻo: 2,0 mm – 2,4 mm.

- Chiều dài: 30 – 70 m (có thể điều chỉnh chiều dài). - Số lượng thẻo câu: 800 – 1600 thẻo.

8.3.3 Lưỡi câu:

Lưỡi câu là bộ phận trực tiếp tác dụng đến cá, cấu tạo gồm 03 phần: đốc câu, thân lưỡi câu, múi và gạnh. Thông số kỹ thuật lưỡi câu trang bị trên các tàu điều tra:

- Vật liệu chế tạo: Inox hoặc thép không gỉ. - Đường kính dây triên: 3.5 mm – 4 mm.

- Chiều dài thân lưỡi: 20 mm; Chiều cao: 40 mm; Độ rộng: 30 mm. - Góc kẹp: 80

8.3.4 Trang bị phụ tùng:

Cấu trúc vàng câu ngoài 03 bộ phận chính nêu trên thì còn có trang bị phụ tùng bao gồm các bộ phận: khóa xoay, kẹp, phao ganh và dây phao ganh.

a. Khóa xoay: có tác dụng chống xoắn cho vàng câu. Khóa xoay được chế tạo bằng thép cứng, có chiều dài 46 mm, số lượng khoảng 2.500 – 3.000 khóa.

b. Kẹp: là bộ phận kết nối giữa dây triên và dây thẻo. Kẹp được chế tạo bằng thép hoặc inox, có chiều dài 140 mm, đường kính 3 mm, số lượng trang bị khoảng 2.000 – 2.500 kẹp.

c. Phao ganh: có tác dụng hiệu chỉnh độ sâu thả câu. Phao ganh là các phao có dạng hình tròn lam bằng nhựa cứng, đường kính 300 – 360 mm, số lượng trang bị từ 50 – 100 phao.

d. Dây phao ganh: là bộ phận nối giữa dây triên và phao ganh. Dây phao ganh được làm bằng vật liệu PP, có chiều dài từ 10 – 25 m, đường kính từ 7 – 10 mm, số lượng trang bị từ 50 – 100 dây.

Triên câu Thẻo câu Lưỡi câu Hình 8.7: Một số bộ phận chính của vàng câu

CHƯƠNG 9: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THUYỀN VIÊN, TRANG BỊ VÀ SỬ DỤNG TRANG BỊ AN TOÀN, CỨU HỎA TRÊN TÀU CÂU CÁ NGỪ ĐẠI

DƯƠNG NHÓM CÔNG SUẤT 90 – 400 CV PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC 9.1 Đánh giá hiện trạng thuyền viên:

9.1.1 Quy định về điều kiện thuyền viên:

Sổ danh bạ thuyền viên là một quy định bắt buộc đối với tàu thuyền có công suất trên 90 CV. Do đó, các tàu thuyền câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước đều có sổ danh bạ thuyền viên, điều kiện đối với thuyền viên muốn đăng ký vào sổ danh bạ thuyền viên phải đảm bảo điều kiện:

+ Đủ 18 tuổi trở lên.

+ Đủ sức khỏe và biết bơi lội: mắt sáng, tai thính, đầy đủ tay chân. + Trình độ chuyên môn:

Thuyền viên nói chung: được tập huấn về những kiến thức cơ bản khi hành nghề trên biển do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

Nếu là thuyền trưởng, máy trưởng thì phải có bằng cấp tương ứng: Hạng nhỏ: với tàu lắp máy 45 CV đến dưới 140 CV

Hạng 5: với tàu lắp máy 140 CV đến dưới 400 CV

9.1.2 Kết quả điều tra thực tế so với“quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên”:

Về điều kiện thuyền viên: Mặc dù trong thực tế thì có tàu sử dụng thuyền viên dưới 18 tuổi nhưng mà trong sổ danh bạ thuyền viên thì vẫn đảm bảo điều kiện các thuyền viên trên 18 tuổi. Điều này là một vấn đề đặt ra đòi hòi các cơ quan quản lý chuyên môn cần phải kịp thời xử lý.

Về sức khỏe: qua kết quả điều tra thực tế thì tất cả các thuyền viên đều đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, biết bơi lội, mắt sáng, tai thính, đầy đủ tay chân.

Về trình độ chuyên môn: tất cả các tàu đang hoạt động đều có thuyền trưởng tàu cá hạng 5, bằng máy trưởng cũng đầy đủ theo quy chế. Tuy nhiên, ngoài thuyền trưởng, máy trưởng có tham gia các lớp tập huấn về những kiến thức cơ bản khi hành nghề trên biển do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Còn lại các thuyền viên khác thì hầu hết chưa qua các lớp này.

9.2 Đánh giá trang bị và sử dụng trang bị an toàn so với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002

9.2.1 Trang bị hàng hải:

9.2.1.1 Định mức trang bị hàng hải cho tàu đánh cá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002:

Bảng 9.1 Định mức trang bị hàng hải theo TCVN 7111:2002

Số lượng trang bị theo vùng hoạt động T

T

Tên thiết bị

Hạn chế 1 Hạn chế 2 Hạn chế 3

1 La bàn từ lái 1 cái 1 cái 1 cái

2 Máy đo sâu dò cá 1 cái 1 cái Khuyến khích

3 Máy thu định vị vệ tinh GPS 1 cái 1 cái Khuyến khích 4 Hải đồ vùng biển Việt Nam 1 bộ 1 bộ Khuyến khích 5 Bảng thủy triều vùng hoạt động 1 quyển 1 quyển Khuyến khích

6 Ống nhòm hàng hải 1 cái 1 cái Khuyến khích

7 Dụng cụ đo sâu bằng tay (dây, sào) 1 cái 1 cái 1 cái

8 Đồng hồ thời gian 1 cái 1 cái 1 cái

9.2.1.2 Kết quả điều tra thực tế trang bị so với định mức theo TCVN 7111:2002 :

a. Kết quả điều tra thực tế số tàu có trang bị các trang bị hàng hải như sau:

Bảng 9.2 Thống kê tình hình trang bị hàng hải

STT Tên thiết bị Số lượng Tỷ lệ % tàu trang bị

1 La bàn từ lái 9 100

2 Máy đo sâu dò cá 0 0

3 Máy thu định vị vệ tinh GPS 9 100

4 Hải đồ vùng biển Việt Nam 9 100

5 Bảng thủy triều vùng hoạt động 0 0

6 Ống nhòm hàng hải 5 55

7 Dụng cụ đo sâu bằng tay (dây, sào) 8 89

b. Kết quả điều tra so với tiêu chuẩn Việt Nam 7111:2002:

Bảng 9.3 Kết quả điều tra so với TCVN 7111:2002

S T T Tên thiết bị Tổng số lượng trang bị Tổng sô trang bị theo TCVN 7111:2002 Tỷ lệ % trang bị 1 La bàn từ lái 9 9 100

2 Máy đo sâu dò cá 0 9 0

3 Máy thu định vị vệ tinh GPS 9 9 100

4 Hải đồ vùng biển Việt Nam 9 9 100

5 Bảng thủy triều vùng hoạt động 0 9 0

6 Ống nhòm hàng hải 5 9 55

7 Dụng cụ đo sâu bằng tay (dây, sào) 8 9 89

8 Đồng hồ thời gian 9 9 100

Nhận xét:

Qua quá trình khảo sát thực tế và bảng so sánh trên cho thấy trang bị hàng hải trên tàu câu cá ngừ đại dương phường Vĩnh Phước khá đầy đủ so với tiêu chuẩn Việt Nam đề ra.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số trang bị hàng hải đang còn thiếu: Ngư dân hoạt động nghề cá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đánh cá lâu năm cho nên đã nắm rõ được đặc điểm vùng biển đánh bắt: chế độ thủy triều, vùng nào vào mùa nào có cá hay không đều dựa vào kinh nghiệm nên theo một số ngư dân cho biết một số trang bị hàng hải như: máy đo sâu dò cá, bảng thủy triều thực sự không cần thiết, dù có trang bị thì ngư dân cũng ít sử dụng đến.

Dù biết rằng, kinh nghiệm đánh cá của ngư dân rất tốt nhưng mà đặc điểm của các vùng biển thay đổi theo từng năm, đặc biệt là trong thời điểm mà thời tiết có những thay đổi rõ rệt như ngày nay thì việc trang bị thiếu những trang bị hàng hải trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn hàng hải, năng suất, sản lượng đánh bắt.

9.2.2 Trang bị Vô tuyến điện:

9.2.2.1 Định mức trang bị vô tuyến điện cho tàu đánh cá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002:

Bảng 9.4 Định mức trang bị vô tuyến điện theo TCVN 7111:2002

Số lượng trang bị theo vùng hoạt động (cái) T

T Tên thiết bị

Hạn chế 1 Hạn chế 2 Hạn chế 3

1 Máy thu phát Vô tuyến điện thoại

tầm xa 1

2 Máy thu phát vô tuyến điện thoại

tầm gần 1 1

3 Radio trực canh thông báo thời tiết 1 1 1

4 Máy thu tần số 2182KHz 1

5 Máy vô tuyến tầm phương 1 1

9.2.2.2 Kết quả điều tra thực tế trang bị so với định mức theo ti êu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002:

a. Kết quả điều tra thực tế trang bị các trang bị vô tuyến điện nh ư sau:

Bảng 9.5 Thống kê tình hình trang bị vô tuyến điện

STT Tên thiết bị Số lượng Tỷ lệ %

tàu trang bị

1 Máy thu phát Vô tuyến điện thoại tầm xa 9 100 2 Máy thu phát vô tuyến điện thoại tầm gần 9 100

3 Radio trực canh thông báo thời tiết 5 55

4 Máy thu tần số 2182KHz 0 0

b. Kết quả điều tra so với tiêu chuẩn Việt Nam 7111:200:2

Bảng 9.6 Kết quả điều tra so với tiêu chuẩn Việt Nam 7111:2002

S T T Tên thiết bị Tổng số lượng trang bị Tổng số trang bị theo TCVN 7111:2002 Tỷ lệ % trang bị

1 Máy Vô tuyến điện thoại tầm xa 9 9 100

2 Máy vô tuyến điện thoại tầm gần 9 9 100

3 Radio trực canh thông báo thời tiết 5 9 55

4 Máy thu tần số 2182KHz 0 9 0

5 Máy vô tuyến tầm phương 0 9 0

Nhận xét:Qua kết quả điều tra thực tế và bảng so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam trên ta có nhận xét sau:

+ Tầm quan trọng của thông tin liên lạc đã được ngư dân nhân thức rõ và tất cả các tàu đều đã trang bị máy vô tuyến điện thoại tầm xa, tầm gần để luôn luôn giữ thông tin liên lac giữa tàu với đất liền, giữa các tàu với nhau.

+ Tỷ lệ trang bị radio trực canh thông báo thời tiết mới chỉ đạt 50% so với tiêu chuẩn Việt Nam 7111:2002 yêu cầu. Sở dĩ tỷ lệ trang bị đạt tỷ lệ tương đối thấp như vậy là do một số tàu sử dụng radio có sẵn trong máy vô tuyến điện thoại tầm xa để làm radio nghe các bản tin dự báo thời tiết. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đảm bảo do sử dụng kết hợp như vậy thì thông tin cập nhật không được thường xuyên, trong một số trường hợp khẩn cấp thì vẫn nguy hiểm.

+ Trong các tàu cá nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước không có tàu nào trang bị máy thu tần số 2182 KHz và máy vô tuyến tầm phương. Giải thích cho sự không trang bị này, một số ngư dân nói rằng: trong trường hợp gặp trở ngại trên biển thì dùng máy vô tuyến điện thoại tầm gần để liên lạc nhờ các tàu đang hoạt động gần giúp đỡ nên đã không trang bị 2 loại máy

trên. Tuy nhiên, sự chủ quan của ngư dân trong việc trang bị phương tiện vô tuyến điện dẫn đến rất dễ xảy ra các sự cố mà hậu quả của nó khôn lường.

+ Ngày nay, khi thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp đòi hỏi các tàu khi hoạt động trên biển cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện vô tuyến điện theo đúng quy định của tiêu chuẩn Việt Nam. Bên cạnh đó ngư trường câu cá ngừ đại dương là một ngư trường gần với hải phận của các quốc gia khác nên rất nhạy cảm trong vấn đề xảy ra cướp biển, tranh chấp. Việc trang bị các phương tiện vô tuyến điện đầy đủ sẽ giúp cho việc thông tin liên lạc dễ dàng hơn, từ đó các tàu hỗ trợ cho nhau trong sản xuất tốt hơn đồng thời giúp đỡc nhau khi xảy ra sự cố.

9.2.3 Trang bị phương tiện tín hiệu:

9.2.3.1 Định mức trang bị phương tiện tín hiệu cho tàu đánh cá theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002:

Bảng 9.7 Định mức trang bị phương tiện tín hiệu theo TCVN 7111:2002

Số lượng trang bị theo chiều dài tàu (cái) Tên trang bị

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng thuyền vi ên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 cv phường vĩnh phước – tp nha trang – khánh hòa (Trang 69 - 104)