Vấn đề trang bị an toàn rất quan trọng và bắt buộc đối với tàu thuyền hoạt động trên biển nói chung và tàu cá nói riêng. Tùy thuộc vào vùng hoạt động mà tàu thuyền hoạt động nghề cá có những quy định về định mức trang bị an toàn khác nhau, nhưng tất cả các quy định trang bị an toàn đều đảm bảo cho tàu thuyền nghề cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn. Do đó, cần phải có các tiêu chí, đưa ra các mô hình chuẩn về trang bị an toàn cho tàu cá nói chung và tàu câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400CV nói riêng. Đối với tàu thuyền câu cá ngừ công suất trên 90 CV (hoạt động xa bờ) thì cần phải trang bị đầy đủ các trang bị an toàn sau:
- Trang bị hàng hải bao gồm: la bàn, định vị vệ tinh, đo sâu dò cá, hải đồ, bảng thủy triều, ống nhòm, dây sào đo sâu và đồng hồ đo giờ.
- Trang bị phương tiện vô tuyến điện bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại tầm xa, tầm gần; Radio trực canh thông báo thời tiết; Máy thu tần số 2182 KHz; Máy vô tuyến tầm phương; phao vô tuyến và đèn hàng hải.
- Trang bị tín hiệu, đèn hiệu bao gồm: đèn mạn (trái, phải); đèn lái; đèn cột; đèn đánh cá; vật hiệu đánh cá; còi phát âm hiệu và pháo hiệu theo đúng màu sắc, góc chiếu, vị trí lắp đặt theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002.
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: mũ, ủng, giày vải, găng tay, quần áo bảo hộ, áo mưa, gương lặn và khẩu trang phòng độc.
- Trang bị cứu sinh bao gồm: Phao tròn (có đèn, không đèn); phao áo cá nhân; can nhựa; thúng chai…
- Trang bị cứu thủng bao gồm: bơm, đệm chống va (cố định, di động), nêm, chốt gỗ, bộ đồ mộc, bộ đồ nề, túi y tế, bạt cứu thủng, vít cứu thủng, xô gàu, xi măng, cát sỏi…
3.4.3 Các tiêu chí đánh giá lựa chọn mô hình về cứu hỏa:
Để xây dựng các tiêu chí đánh giá lựa chọn mô hình về cứu hỏa, xây dựng các quy định về trang bị cứu hỏa bao gồm những trang bị nào, số lượng bao nhiêu trước hết chúng ta cần phân tích các nguy cơ có thể gây cháy trên tàu, khi xảy ra cháy, nổ trên tàu thì đối với trường hợp nào thì dùng trang bị cứu hỏa nào cho hợp lý và hiệu quả. Vậy trên tàu nếu xảy ra cháy thì sẽ xuất hiện các loại lửa sau:
- Lửa loại A: phát sinh từ các vật dễ cháy như gỗ, ngư cụ, quần áo. Loại lửa này vừa cháy trên bề mặt, vừa cháy sâu vào bên trong vật cháy. Để dập tắt loại lửa này phải xịt nước làm lạnh để không cho đám cháy tiếp tục. Như vậy, trang bị cứu hỏa cần thiết cần phải trang bị để cứu hỏa trong trường hợp xảy ra cháy lửa loại A là máy bơm, vòi nhựa trong trường hợp các đám cháy lớn, hoặc nếu đám cháy nhỏ, cục bộ thì có thể dùng xô gàu múc nước chữa cháy.
- Lửa loại B: là các loại lửa do cháy các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu… Loại lửa này chỉ giới hạn trên bề mặt của chất cháy và có nguy cơ nổ do quá trình cháy có sự bốc hơi và tạo sản phẩm hơi cháy rất mạnh, gây nổ. Muốn dập loại lửa này thì phải ngăn cách bề mặt chất cháy với không khí bằng cách dùng hệ thống hóa học để dập lửa. Như vậy, tàu thuyền cần phải trang bị bình bọt, bình khí CO2.
- Lửa loại C: là loại lửa do điện bị chập mạch gây nên. Để chữa loại lửa này thì trước hết phải ngắt điện và dùng bình CO2, hoặc cát để dập lửa, do đó trên tàu cần trang bị bình CO2, cát khô.
- Ngoài ra, các dụng cụ cứu hỏa khác cũng rất cần thiết dùng để ngăn cách không khí với đám cháy đó là chăn mền, bạt cứu hỏa nên tàu thuyền cũng cần trang bị dụng cụ cứu hỏa này.
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TÀU THUYỀN NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG NHÓM CÔNG SUẤT 90 – 400 CV
PHƯỜNG VĨNH PHƯỚC – TP NHA TRANG – KHÁNH HÒA
4.1 Cơ cấu tàu thuyền:
Cũng như các phường khác trong Thành phố Nha Trang, tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Phước được học tập từ tỉnh Phú Yên. Đến thời điểm hiện nay phường Vĩnh Phước có 13 chiếc tàu thuyền nhóm công suất 90 – 400 CV đã từng tham gia và đang còn tham gia khai thác cá ngừ đại dương chiếm 12% tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại d ương cùng nhóm công suất của toàn tỉnh. Tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 - 400 CV phường Vĩnh Phước chủ yếu là tàu vỏ gỗ, đóng theo dạng dân gian Khánh Hòa. Các tàu được trang bị các thiết bị như định vị vệ tinh, máy thông tin li ên lạc tầm gần, máy thông tin liên lạc tầm xa, radio…Ngư dân Vĩnh Phước chủ yếu sử dụng máy tời thủy lực để thu câu (trích lực từ máy chính); số l ượng lưỡi câu của mỗi vàng câu từ 800 – 1600 lưỡi câu tương ứng chiều dài của dây triên khoảng 40 - 60 km, thẻo câu có chiều dài khoảng 25 m được liên kết với dây triên, khoảng cách giữa các thẻo là 50 m, ngoài ra còn có các ma ní, dây giáp, dây ganh, phao ganh; độ sâu của vàng câu từ 80 – 100 m; thời gian ngâm câu là 4 – 5 giờ, thời gian thích hợp thả câu là 8 giờ sáng. Do tàu vỏ gỗ nên việc bảo quản bằng đá xay là chủ yếu.
4.2 Phân bố lao động:
Phường Vĩnh Phước có 14.347 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động làm nghề khai thác hải sản là 1.526 người (chiếm 10,6% số người trong độ tuổi lao động toàn phường).
Số lượng lao động ở trên tàu thường xuyên thay đổi. Trình độ chuyên môn cũng như trình độ văn hóa chưa cao, hầu hết mới chỉ dừng lại cấp 1, cấp 2. Thuyền viên phần lớn chưa qua bất cứ một chương trình đào tạo, huấn luyện nào, chỉ làm theo kinh nghiệm. Trung bình mỗi chuyến biển tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương có khoảng 09 lao động.
4.3 Kết quả điều tra số lượng tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhómcông suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước: công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước:
Bảng 4.1 Thống kê thông số kỹ thuật của tàu thuyền theo đăng ký
TT Chủ Tàu Số đăng ký KH-…… LxBxD Tổng dung tích Máy chính Công suất (CV)
1 Nguyễn Tấn Lầu 94429-TS 15.4x4.4x2 28.5 6HINO 220
2 Trần Sương 96482-TS 17.6x5x2.5 50.5 6KEK-DT 400
3 Mai Xuân Cơ 9055-TS 18.6x5.1x2.5 50.3 MITSUBISHI 140 4 Ngô Ngọc Ẩn 9082-BTS 16.2x4.85x2.4 40 MITSUBISHI 200 5 Phạm Giùm 9107-BTS 19x5.45x2.6 44.3 MITSUBISHI 250 6 Lê Thị Nhị 6128-BTS 15.9x4.25x1.9 27.2 YANMAR 90 7 Huỳnh Phi Hùng 96292-TS 17.2x4.6x2 25.1 6KB-DT 165 8 Huỳnh Thị An 9163-TS 14.8x3.9x1.75 15.8 YANMAR 160 9 Hồ Văn An 96390-TS 15.1x4.85x2.2 37.9 6KF-DT 165
10 Phạm Thị Tái Trung 5444-TS 16.4x4.4x1.7 26 ISUZU 100
11 Lê Văn Bé 96455-TS 15.9x4.95x2.4 34.1 8HINO 340
12 Huỳnh Thị An 96405-TS 16.2x4.9x2.3 38.34 6HA-DT 300
13 Trương Ngọc Tuấn 94806-TS 16x4.6x2 31.6 6ISUZU 120
14 Lê Văn Linh 95228-TS 145.x4x4 24.6 6EK 100
15 Nguyễn Tường 95517-TS 15.5x4x1.7 24.2 YANMAR 105
16 Đỗ Văn Chín 95614-TS 13.4x3.65x1.4 14.3 MITSUBISHI 90
17 Bùi Ngọc Dũng 96139-TS 15.4x4.2x2 20.4 6GHI-HT 150
18 Mai Dư 95736-TS 16.2x4.35x1.8 27 6BOMA 150
19 Nguyễn Văn Phải 95959-TS 14.5x4x1.9 17.2 6D-20 120
20 Lê Văn Lững 96191-TS 15.1x4.75x2.2 34.5 YANMAR 160
21 Võ Thị Thừa 96454-TS 15.1x4.5x2.1 30.2 6GH-DT 150
22 Phạm Hát 9053-BTS 15.8x4.92x4 39.4 MITSUBISHI 160
23 Mai Hiền 91169-TS 16.8x4.1x1.65 23.8 RM3 180
24 Trần Kiều 96648-TS 15.8x4.92x4 34.5 YANMAR 120
Nhận xét:
Theo số liệu thu thập từ Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuy sản Khánh Hòa, thì phường Vĩnh Phước có 25 tàu thuyền đăng ký hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV với tổng công suất 4.155 CV.
Tuy nhiên, số lượng này là không chính xác vì trong thực tế điều tra thì có một số tàu mặc dù đăng ký là câu cá ngừ đại dương nhưng thực chất hoạt động nghề khác, một số tàu đã chuyển nghề, bị thu ghe không còn hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương và một số tàu đã chuyển nhà khỏi địa phương.
Bảng 4.2 Thống kê tàu thuyền đang hoạt động nghề câu cá ngừ đại d ương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước
STT Chủ Tàu Số đăng ký KH-……
1 Huỳnh Thị An 9163-TS
2 Huỳnh Thị An 96405-TS
3 Trương Ngọc Tuấn 94806-TS
4 Nguyễn Tường 95517-TS
5 Nguyễn Văn Phải 95959-TS
6 Lê Văn Lững 96191-TS
7 Võ Thị Thừa 96454-TS
8 Mai Hiền 91169-TS
9 Nguyễn Xuân Giang 92575-TS
Nhận xét:
- Hiện tại, toàn phường Vĩnh Phước có 09 tàu câu cá ngừ đại dương công suất 90 - 400 CV đang còn hoạt động, chiếm 40% số lượng tàu thuyền đăng ký nghề hoạt động nghề câu của phường. Với tổng công suất 1.275 CV, chiếm 33% tổng công suất tàu thuyền đăng ký hoạt động nghề câu cùng nhóm công suất của phường Vĩnh Phước.
Bảng 4.3 Thống kê tàu thuyền đăng ký sai
STT Chủ Tàu Số đăng ký KH- … Nghề hoạt động
1 Lê Văn Bé 96455-TS Lưới cản
2 Hồ Văn An 96390-TS Lưới cản
3 Nguyễn Tấn Lầu 94429-TS Lưới cản
4 Lê Văn Linh 95228-TS Lưới cản
5 Đỗ Văn Chín 95614-TS Lưới cản
6 Mai Xuân Cơ 9055-TS Lưới cản
7 Trần Kiều 96648-TS Lưới cản
8 Phạm Giùm 9107-BTS Lưới cản
Nhận xét:
- Trong số 25 tàu đăng ký hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước có 08 tàu là đăng ký sai (chiếm 32%), mặc dù đăng ký là hoạt động nghề câu nhưng mà từ trước đến giờ 08 tàu thuyền này chỉ hoạt động nghề lưới cản.
- Nguyên nhân đăng ký sai: Với việc đăng ký hoạt động nghề câu th ì mức phí, thuế thấp hơn là đăng ký nghề lưới cản nên 08 tàu này đã đăng ký nghè câu nhằm giảm mức phí, giảm thuế.
Bảng 4.4 Thống kê tàu thuyền chuyển nghề, bị thu ghe
Tình trạng STT Chủ Tàu Số đăng ký KH-…
Chuyển nghề Thu ghe
1 Trần Sương 96482-TS X (lưới cản)
2 Mai Dư 95736-TS X (lưới cản)
3 Phạm Hát 9053-BTS X
Nhận xét:
- Trong tổng số 04 tàu thuyền chuyển nghề, thu ghe (chiếm 16% tổng số t àu thuyền đăng ký) thì số lượng mỗi loại là 02 chiếc (mỗi loại chiếm 8%). Nguyên nhân chung là đều do làm ăn thua lỗ.
- 02 chiếc chuyển nghề nguyên nhân là do làm ăn không có hi ệu quả, chủ tàu buộc phải chuyển nghề khác để làm ăn có hiệu quả hơn. 02 chiếc chuyển nghề này đều chuyển sang làm nghề lưới cản.
- 02 chiếc bị thu nguyên nhân là do làm ăn không hiệu quả, 02 tàu này được đóng theo nguồn vốn cho vay của dự án đánh bắt xa bờ. Sau một thời gian hoạt động không trả vốn vay ngân hàng đúng thời hạn nên bị thu ghe. (Đầu tư theo QĐ 393/TTg ngày 09/06/1997)
Bảng 4.5 Thống kê tàu thuyền đã chuyển khỏi địa phương
STT Chủ Tàu Số đăng ký KH - … Nơi chuyển đến
1 Lê Thị Nhị 6128-BTS Lô 8 Hòn Rớ
2 Huỳnh Phi Hùng 96292-TS Không rõ
3 Phạm Thị Tái Trung 5444-BTS Định cư tại Mỹ
Nhận xét chung:
- Theo số liệu đăng ký tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa thì phường Vĩnh Phước có 25 tàu đăng ký hoạt động nghề câu nhóm công suất 90 - 400 CV. Chiếm 32% số tàu hoạt động nghề câu cùng công suất của toàn tỉnh.
- Trong số 25 tàu đăng ký, hiện tại chỉ còn 09 tàu đang hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương (chiếm 36%); 09 tàu đăng ký sai (chiếm 36%); 04 tàu chuyển nghề và bị thu (chiếm 16%); 03 chuyển khỏi địa phương (chiếm 12%) và 01 tàu chỉ là đứng tên giùm cho người khác không ở trên địa bàn phường.
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG THUYỀN VIÊN
5.1. Kết quả điều tra hiện trạng số lượng thuyền viên:
Qua kết quả điều tra thực tế ta được bảng thống kê số lượng thuyền viên: Bảng 5.1 Thống kê số lượng thuyền viên trung bình trên một chuyến biển
STT Chủ tàu Số đăng ký KH - … Công suất (CV) Năm đóng Số thuyền viên TB/ chuyến biển 1 Huỳnh Thị An 9163-TS 160 1997 9 2 Huỳnh Thị An 96405-TS 300 1998 9 3 Trương Ngọc Tuấn 94806-TS 120 1996 10 4 Nguyễn Tường 95517-TS 105 1996 9
5 Nguyễn Văn Phải 95959-TS 120 1998 9
6 Lê Văn Lững 96191-TS 160 2000 9
7 Võ Thị Thừa 96454-TS 150 2003 9
8 Mai Hiền 91169-TS 180 1995 10
9 Nguyễn Xuân Giang 92575-TS 90 1986 10
Nhận xét:
Qua bảng 5.1 ta có thể thấy rằng số thuyền viên trung bình trên một chuyến biển tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 - 400 CV phường Vĩnh Phước là 09 hoặc 10 thuyền viên.
Theo tìm hiều qua việc phỏng vấn ngư dân thì với số lượng thuyền viên trung bình cho mỗi chuyến biển như vậy là đảm bảo số lao động, vừa đủ để phân công công việc trên tàu. Tuy nhiên, đó là số thuyền viên trung bình cho mỗi chuyến biển, còn ngoài ra có một số chuyến biển tàu thuyền hoạt động mà chỉ có 8 thuyền viên (do thuê lao động không có). Hoặc ngược lại cũng có những chuyến biển v à số lượng thuyền viên trên tàu là 11 (đây là trường hợp trúng vụ, tàu thuyền cần nhiều
nhân lực hơn để tăng năng lực đánh bắt). Số lượng thuyền viên trên mỗi chuyến biển dao động theo mùa vụ đánh bắt.
Các thuyền viên là bạn đi theo tàu thì được chủ tàu thuê theo từng chuyến nên trong mỗi chuyến biển khác nhau thì cũng có các thuyền viên khác nhau.
Lấy móc năm 1996 là năm mà Khánh Hòa bắt đầu phát triển nghề câu cá ngừ đại dương thì trong 09 tàu đang hoạt động thì có 02 tàu (chiếm 22.2 %) là đóng trước năm 1996, còn lại 07 tàu (chiếm 77.8 %) đóng từ năm 1996 trở đi. Qua đó cho thấy rằng, việc sớm nhận ra lợi ích kinh tế cao từ nghề câu cá ngừ đại dương nên số lượng tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương phát triển khá mạnh.
5.2 Phân công công việc từng thuyền viên trên tàu:
5.2.1 Phân công công việc trong quá trình thả câu:
Quá trình thả câu của tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương được thực hiện bên mạn trái của tàu, khi thuyền trưởng xác định được vị trí thả câu thì hô cho tất cả các thuyền viên còn lại trên tàu vào các vị trí đã được phân công để thực hiện công việc thả câu, các vị trí của thuyền viên được mô tả cụ thể trong theo sơ đồ hình chiếu đứng sau:
Hình 5.1 Sơ đồ bố trí công việc trong quá trình thả câu
Chú thích:
1: Vị trí thuyền trưởng điều động tàu.
2: Vị trí thủy thủ thực hiện công việc thả dây triên.
3: Vị trí thủy thủ thực hiện công việc nối dây thẻo, dây ganh vào triên câu. 4: Vị trí thủy thủ thực hiện công việc lấy dây thẻo và đưa lưỡi câu.
1 Bế p Ga s 8 2 3 4 5 6 9 7 6 9
5: Vị trí thủy thủ thực hiện công việc móc và thả mồi câu. 6: Vị trí thủy thủ thực hiện công việc thả phao ganh. 7: Vị trí thủy thủ thực hiện công việc thả phao cờ. 8: Vị trí thủy thủ thực hiện công việc sửa thẻo câu.
9: Vị trí thuyền viên tự do, để thực hiện công việc xử lý các sự cố liên quan đến công việc thả câu.
5.2.2 Phân công công việc trong quá trình thu câu:
Tương tự như quá trình thả câu, khi có lệnh của thuyền trưởng thu câu thì các thuyền viên vào vị trí để thực hiện công việc đã được phân công. Quá trình thu câu