Kết quả điều tra phương tiện bảo vệ cá nhân

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng thuyền vi ên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 cv phường vĩnh phước – tp nha trang – khánh hòa (Trang 59 - 104)

6.5.1.Kết quả điều tra thực tế:

Qua kết quả điều tra phương tiện bảo vệ cá nhân ta được bảng thống kê tình hình trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân sau:

Bảng 6.10 Thống kê tình hình trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

Tên phương tiện bảo vệ cá nhân

S T T Số đăng ký KH-…. (cái) Ủng (đôi) Giày vải (đôi) Găng tay (bộ) Quần áo bảo hộ (bộ) Áo mưa (cái) Gương lặn (cái) Khẩu trang 1 9163-TS 0 3 4 10 0 5 2 0 2 96405-TS 0 3 4 10 0 4 2 0 3 94806-TS 0 5 3 20 0 6 2 0 4 95517-TS 0 2 2 20 0 8 2 0 5 95959-TS 0 4 0 10 0 10 2 - 3 0 6 96191-TS 0 4 4 10 0 6 3 0 7 96454-TS 0 2 2 10 0 6 2 0 8 91169-TS 0 4 5 20 0 7 2 0 9 92575-TS 0 5 0 10 0 5 3 0

Nhận xét: Qua bảng thống kê 6.10 cho ta nhận xét sau:

Mặc dù lao động trên biển nguy cơ xảy ra tai nạn đối với thuyền viên là tương đối lớn nhưng mà vấn đề trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho thuyền viên còn nhiều hạn chế, điều này xuất phát từ ý thức của chủ tàu cũng như các thuyền viên khác tham gia hoạt động sản xuất trên tàu.

Trong các phương tiện bảo vệ cá nhân theo bảng thống kê thì mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ, khẩu trang phòng độc thì không có tàu nào trang bị.

Các phương tiện bảo vệ cá nhân khác như: ủng, giày vải, găng tay, áo mưa, gương lặn thì 100% tàu thuyền đều trang bị nhưng mà số lượng thì khác nhau, điều này thùy thuộc vào thuyền viên vì do một số trang bị như áo mưa, giày vải, ủng là

do thuyền viên tự trang bị khi tham gia lao động trên biển. Các phương tiện bảo vệ cá nhân như: gương lặn, găng tay thì chủ tàu phải trang bị nên số lượng trang bị các loại phương tiện này tương đối đồng đều giữa các tàu.

6.5.2. Giới thiệu về một số phương tiện bảo vệ cá nhân:

a. Găng tay:

Mục đích sử dụng: mặc dù đã được cơ giới hóa trong sản xuất nhưng vẫn còn một số công đoạn như móc mồi, kéo dây triên…vẫn còn thực hiện thủ công nên việc trang bị găng tay thực sự cần thiết. Găng tay dùng để bảo vệ cho thủy thủ trực tiếp sản xuất tránh bị các sự cố trong sản xuất như: bỏng tay khi kéo dây

triên, dằm, lưỡi câu đâm vào tay khi móc mồi. Hình 6.13 Găng tay trên tàu

Ngư dân thường sử dụng các găng tay làm bằng len, hoặc bằng cao su do Việt Nam sản xuất. Và thông thường mua theo bộ, mỗi bộ bao gồm 10 đôi.

b. Ủng:

Mục đích sử dụng: ủng dùng để bảo vệ cho đôi chân của thuyền viên hoạt động trên tàu đặc biệt là trong điều kiện trời mưa, hoặc sóng gió lớn nước ngập vào boong tàu.

Ủng mà thuyền viên thường trang bị đó là các loại ủng làm bằng vật liệu cao su do các hãng trong nước sản xuất. Do vật liệu làm bằng cao su nên chất lượng sử dụng của các loại ủng

mà thuyền viên sử dụng tương đối tốt Hình 6.14 Ủng trang bị trên tàu

c. Gương lặn:

Gương lặn là phương tiện giúp cho thuyền viên sử dụng khi xử lý các sự cố xảy ra dưới nước, đặc biệt là trong các trường hợp xảy ra sự cố như gãy chân vịt, lệch bánh lái, lưới quấn chân vịt, hoặc là các trường hợp bịt các lổ thủng nhỏ.

Gương lặn trang bị trên tàu thuyền là

các loại gương lặn do Việt Nam sản xuất có Hình 6.15 Gương lặn trên tàu

chất lượng sử dụng đảm báo, giá thành rẻ.

d. Áo mưa, giày vải:

Các phương tiện bảo vệ cá nhân này khi tham gia sản xuất trên một tàu nào đó thì thuyền viên phải tự trang bị, do đó số lượng trang bị loại phương tiện này còn hạn chế, tùy thuộc vào ý thức của thuyền viên.

Áo mưa dùng để bảo vệ thuyền viên làm việc trong điều kiện trời mưa hoặc sóng to gió lớn nước đập lên tàu, tránh cho thuyền viên tiếp xúc nhiều với nước ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Giày vải với đặc tính ôm gọn bàm chân, độ bám sàn cao nên giúp cho thuyền viên khỏi bị trượt ngã trong khi tham gia sản xuất.

CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG TRANG BỊ CỨU HỎA

7.1 Kết quả điều tra hiện trạng trang bị cứu hỏa:

Qua kết quả điều tra thực tế trang bị cứu hỏa ta được bảng thống kê tình hình trang bị cứu hỏa sau:

Bảng 7.1 Thống kê tình hình trang bị cứu hỏa

Tên phương tiện (số lượng trang bị) STT Số đăng ký KH -… Bình cứu hỏa Bạt cứu hỏa Cát Máy bơm Máy bơm tay

Xô Gàu Phương tiện khác 1 9163-TS 1 0 0 1 0 3 3 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa 2 96405-TS 1 0 0 1 0 3 3 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa 3 94806-TS 1 0 0 1 0 2 2 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa 4 95517-TS 2 1 0 2 0 2 2 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa 5 95959-TS 1 0 0 1 0 2 2 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa 6 96191-TS 2 0 0 1 0 2 2 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa 7 96454-TS 1 0 0 1 0 2 2 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa 8 91169-TS 1 0 0 1 0 2 2 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa 9 92575-TS 2 0 0 1 0 2 2 - Rìu chặt cáp - Vòi nhựa

Nhận xét: Qua bảng thống kê 7.1 ta có nhận xét về trang bị cứu hỏa sau:

- Bình cứu hỏa: 100% tàu thuyền đều có trang bị bình cứu hỏa, trong đó có 03 tàu là trang bị 02 bình (chiếm 33%), 06 tàu trang bị 01 bình (chiếm 67%). Tuy nhiên, về chất lượng thì các bình này không đảm bảo do một số tàu đã trang bị quá lâu, bị han gỉ, bình cứu hỏa không bảo dưỡng thường xuyên, trọng lượng bình, lượng CO2 trong bình không đảm bảo, vòi phun, loa cũng rất cũ nên trường hợp xảy ra sự cố cần dùng đến bình cứu hỏa thì chưa chắc các bình này hoạt động hiệu quả.

- Bạt cứu hỏa: trong số các tàu đang hoạt động thì duy nhất có tàu KH- 95517-TS là có trang bị (chiếm 11%), còn lại 08 tàu không trang bị (chiếm 89%).

- Máy bơm: 100% tàu thuyền đang hoạt động có trang bị máy bơm trích lực từ máy chính. Trong đó, có 08 tàu trang bị 01 máy bơm (chiếm 89%), còn lại 01 tàu trang bị 02 máy bơm (chiếm 11%). Máy bơm các tàu trang bị với mục đích sử dụng chính đó là bơm nước để rửa cá, vệ sinh mặt boong khai thác, bên cạnh đó máy bơm mày cũng dùng để cứu hỏa, cứu thủng trong các trường hợp cần thiết.

- Xô, gàu: 100% tàu thuyền có trang bị xô, gàu vì đây là trang bị không thể thiếu phục vụ cho sinh hoạt của thuyền viên trên tàu, nhưng trong trường hợp cần thiết thì nó cũng là dụng cụ cứu hỏa cần thiết.

- Cát (30 kg cát khô), máy bơm tay thì không có tàu nào trang bị.

Bên cạnh các trang bị cứu hỏa trên, các tàu còn trang bị các trang bị cứu hỏa như rìu chặt cáp (100% trang bị), vòi nhựa (100% trang bị), số lượng chăn mền thì tùy thuộc vào số lượng thuyền viên. Vòi nhựa thường là các ống nhựa dẻo được nối với máy bơm trích lực từ máy chính, với chiều dài khoảng 10m.

7.2 Bình cứu hỏa (bình CO2):

a. Thông số kỹ thuật:

+ Thời gian phun: 50s; tầm phun xa: 2.5m. + Lượng CO2 bên trong: 4kg.

+ Chiều dài vòi phun và loa: 400mm.

Hình 7.1: Bình cứu hỏa bố trí ở cabin

b. Vị trí lắp đặt:

Nếu tàu nào trang bị 01 bình thì thường lắp đặt ở hầm máy; tàu nào trang bị 02 bình thì 01 bình lắp đặt ở hầm máy; 01 bình còn lại thì được bố trí ở cabin.

c. Bảo quản:

Bình cứu hỏa cần phải được lắp đặt những nơi tránh ánh sáng mặt trời, nơi nhiệt độ cao, cách xa nguồn điện. Bình cứu hỏa cần phải được kiểm tra định kỳ thông thường là 03 tháng/ 1 lần, cần phải cân lại trọng lượng bình nếu thấy nhỏ hơn 20% lượng CO2 trong bình thì phải nạp thêm, bên cạnh đó cần kiểm tra sự thông suốt của vòi phun, loa.

d. Nhận xét:

Mặc dù các tàu có trang bị bình cứu hỏa nhưng mà thông thường thì các tàu khi đánh bắt trên biển không mang theo. Giải thích cho điều này một số thuyền trưởng cho biết: Bình cứu hỏa trang bị chỉ phục vụ cho công tác đăng kiểm, sau đó cất ở nhà chứ không mang theo là vì bình cứu hỏa ít sử dụng, thậm chí là không sử dụng mà mang theo tàu sẽ chiếm diện tích tàu, đồng thời khi làm việc trên biển với thời tiết khắc nghiệt sẽ làm bình hư hỏng lần sau đăng kiểm lại phải mua bình khác do bình cũ không còn đảm bảo chất lượng.

7.3 Máy bơm:

a. Phân loại:

Hiện nay, ngư dân Vĩnh Phước chủ yếu sử dụng các loại máy bơn do Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan sản xuất, các máy bơm này hoạt động trích lực từ máy chính.

Qua kết quả điều tra thực tế, lập bảng thống kê về số lượng trang bị máy bơm theo nước sản xuất:

Hình 7.2: Máy bơm trích lực từ máy chính trang bị trên tàu

Bảng 7.2 Thống kê trang bị máy bơm theo nước sản xuất

STT Nước sản xuất Số lượng Tỷ lệ (%) sử dụng

1 Việt Nam 4 44.4 2 Thái Lan 3 33.3 3 Trung Quốc 2 22.3 Tổng cộng 9 100 4 3 2 0 1 2 3 4 5

Việt Nam Thái Lan Trung Quốc

Nước sản xuất

Số

ng

Hình 7.3: Biểu đồ biểu diễn trang bị máy bơm theo nước sản xuất b. Vị trí lắp đặt:Do đặc điểm hoạt động của bơm là trích lực từ máy chính nên bơm được lắp đặt ở hầm máy bên cạnh máy chính.

c. Bảo quản:

Máy bơm là trang bị cần thiết và được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất, vì bên cạnh công dụng là dùng để cứu thủng, cứu hỏa thì máy bơm được sử dụng thường xuyên với mục đích bơm nước để rửa cá, rửa mặt boong khai thác, hút nước lacanh nên việc bảo quản máy bơm hết sức quan trọng. Máy bơm cần được thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ tình trạng hoạt động, bôi trơn các ổ đỡ.

d. Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: bơm truyền động từ máy chính hầu hết là các loại bơm tự mồi, trong lúc máy chính hoạt động thì trích lực từ máy chính thì tiết kiệm được nhiên liệu. Công suất các máy bơm mà ngư dân Vĩnh Phước trang bị vào khoảng 20m3/h.

+ Nhược điểm: do hoạt động của máy bơm là trích lực từ máy chính nên trong trường hợp máy chính không cần thiết hoạt động, muốn sử dụng máy bơm thì cần phải cho máy chính hoạt động nên trong trường hợp này tính kinh tế không cao. Bên cạnh đó, máy bơm thường hoạt động nhiều nên hay bị nóng máy, tiếng ồn lớn.

7.4 Các trang bị cứu hỏa khác:

Bên cạnh trang bị bình CO2, bơm cứu hỏa thì theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002 thì còn có một số dụng cụ cứu hỏa khác mà ngư dân cần phải trang bị như: gàu; xô; chăn mền; rìu chặt cáp; vòi nhựa. Những dụng cụ này ngư dân trang bị đầy đủ 100% theo yêu cầu. Sở dĩ các trang bị trên đạt tỷ lệ cao là vì nó là những trang bị phục vụ cho sinh hoạt của thuyền viên trên tàu. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm là đầy đủ về số loại trang bị và số lượng thì nhược điểm lớn nhất của các trang bị cứu hỏa này là tính chuyên dụng không cao, do không phải là những trang bị cứu hỏa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành.

Vòi nhựa Chăn mền Gàu

Hình 7.4: Một số hình ảnh về các trang bị cứu hỏa khác trên tàu câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước

CHƯƠNG 8: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ CẤU TRÚC T ÀU, TRANG BỊ ĐỘNG LỰC VÀ GIỚI THIỆU VÀNG CÂU

8.1. Tổng quan về cấu trúc tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV:

Cũng như hầu hết tàu cá hoạt động nghề cá nhân dân của Việt Nam. Tất cả các tàu câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước đều được làm từ vật liệu là gỗ, đóng theo dạng dân gian Khánh Hòa. Có các kích thước chính dao động: Lmax: 14 – 18 m; Bmax: 3.5 – 5.5 m; Dmax: 1.7 – 2.5 m.

Bảng 8.1 Bảng thống kê cấu trúc thân tàu

Cấu trúc thân tàu

Số lượng hầm chứa Diện tích buồng (m2)

S T T

Số đăng ký

KH-…. Đá Máy Lưới Neo Cabin Máy Ngủ Bếp

1 9163-TS 04 01 01 01 3.2 6.5 5.5 2.5 2 96405-TS 04 01 01 01 3.5 6.5 6 3 3 94806-TS 04 01 01 01 3.5 7.5 6.2 4 4 95517-TS 04 01 01 01 3.2 7 6 3.5 5 95959-TS 04 01 01 01 3 6 5.5 3 6 96191-TS 04 01 01 01 3.4 6.8 7 3 7 96454-TS 04 01 01 01 4 7 6 3 8 91169-TS 04 01 01 01 3 5.8 6 2.8 9 92575-TS 04 01 01 01 4.5 6.6 7 3

Nhận xét:Qua bảng thống kê 8.1 có nhận xét sau:

Tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước có cấu trúc thân tàu khá giống nhau. Mỗi tàu thông thường chia làm 07 hầm chính. Tuy nhiên do kích thước khác nhau nên diện tích các hần cũng có khác biệt. Diện tích cabin dao động từ 3 m2 đến 4.5 m2; diện tích buồng ngủ nằm trong khoảng 5.5 m2đến 7 m2. Diện tích hầm máy vào khoảng 5.8 m2đến 7.5 m2 và diện tích bếp dao động trong khoảng 2.5 m2đến 4 m2.

Hình 8.1: Sơ đồ cấu trúc thân tàu nhìn theo hình chiếu bằng

Hình 8.2: Sơ đồ cấu trúc thân tàu nhìn theo hình chiếu cạnh

Chú thích: Hầm 1: hầm chứa lĩn neo, lưới rê và các dụng cụ khác.

Hầm 2, 3, 4, 5: hầm chứa đá và bảo quản cá ngừ sau khi đánh bắt. Hầm 6: Hầm máy.

Hầm 7: hầm chứa các két nước ngọt; két dầu và các dụng cụ khác.

Hình 8.3: Mẫu tàu câu cá ngừ đại dương phường Vĩnh Phước

Buồng ngủ Cabin Hầm 7 Hầm6 Hầm 5 Hầm4 Hầm3 Hầm2 Hầm1 Hầm 7 Hầm6 Hầm 5 Hầm4 Hầm3 Hầm2 Hầm1

8.2. Trang bị động lực:8.2.1 Máy chính: 8.2.1 Máy chính:

Máy chính trang bị trên tàu với mục đích chính là đẩy tàu. Ngư dân hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương sử dụng rất nhiều loại máy tàu của nhiều hãng sản xuất, nhiều nước khác nhau với công suất phần lớn dao động trên dưới 100CV. Qua tổng hợp các phiếu điều tra chúng ta có bảng thống kê về máy chính tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 CV phường Vĩnh Phước như sau:

Bảng 8.2 Thống kê máy chính trang bị trên tàu

TT Số đăng ký

KH-…… Máy chính Công suất (CV)

1 9163-TS YANMAR 160 2 96405-TS YANMAR 300 3 94806-TS ISUZU 120 4 95517-TS YANMAR 105 5 95959-TS MITSUBISHI 120 6 96191-TS YANMAR 160 7 96454-TS YANMAR 150 8 91169-TS RM3 180 9 92575-TS YANMAR 90 6 1 1 1 0 1 2 3 4 5 6 7

YANMAR MITSUBISHI RM3 ISUZU

Hiệu máy

Số

ợn

g

Nhận xét:

Qua bảng thống kê 8.2 cho ta nhận xét sau:

- Trong tổng số 09 tàu đang hoạt động có 06 tàu trang bị máy do hãng YANMAR (Nhật Bản) sản xuất, chiếm 67%. Còn lại là trang bị các loại máy khác cũng do Nhật Bản sản xuất như ISUZU; MITSUBISHI, RM3, mỗi loại có 01 tàu trang bị (mỗi loại chiếm 11%).

- Tuy rằng so với máy do các nước khác sản xuất, máy do Nhật Bản sản xuất có giá thành cao nhưng với chất lượng tốt, tuổi thọ cao, hoạt động ổn định, ít xảy ra sự cố nên ngư dân Vĩnh Phước đều trang bị các máy chính do Nhạt Bản sản xuất.

Hình 8.5 Máy chính trang bị trên tàu

Máy Mitsubishi công suất 120 CV trang bị trên tàu KH-95959-TS

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng thuyền vi ên; trang bị an toàn; cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 90 – 400 cv phường vĩnh phước – tp nha trang – khánh hòa (Trang 59 - 104)